Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
ÍT SUY TƯ VỀ TÍNH ĐẶC THÙ CỦA CƠ QUAN BÁC ÁI CARITAS CỦA GIÁO HỘI

 

(Dưới ánh sáng Thông Điệp “THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU” của Đức Benedicto XVI) 

Bài này viết không có mục đích bình luận Thông điệp “Thiên Chúa là Tình Yêu / Deus Caritas est” của Đức Benedicto XVI. Việc này chắc phải dành cho các đấng thẩm quyền cao và chính Đức thánh cha cũng đã cắt nghĩa rõ ràng trong thông điệp của ngài. Ở đây, chúng tôi chỉ muốn nêu lên một vài suy tư chính, có tính cách lịch sử mà Đức Thánh Cha đã nói đến trong thông điệp đầu tiên của ngài: Cơ quan Bác Ái CARITAS hoàn vũ.

Đây là một tổ chức công giáo thời đại, trong đó tất cả các hoạt động xã hội và bác ái đều được thực hiện với danh nghĩa Giáo Hội hoàn vũ. Các tổ chức này trải rộng trên một địa bàn từ cấp giáo phận đến giáo xứ, hiện diện trên hơn 200 quốc gia và nhiều nơi khác trên khắp thế giới.

Trong Thông điệp về TÌNH YÊU rất quan trọng này, Đức Benedicto XVI đã cắt nghĩa một cách rất sâu sắc cho chúng ta hiểu thế nào là Tình Yêu đích thực. Chúng ta là người Kito hữu cũng như các tổ chức bác ái phải thi hành các công tác bác ái xã hội để hoàn thành xứ mạng “lan truyền, chia sẻ Tình yêu và Công Lý xã hội trên khắp thế giới”. 

TìNH YÊU KITO GIÁO: Cốt lõi của niềm tin

Đây là thông điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha Benedicto XVI nói về Tình yêu Kitô giáo. Đối với người tín hữu Kito giáo, “Tình yêu là cốt lõi của Niềm Tin”. Nó có tầm quan trọng đặc biệt nên Đức Thánh Cha đã  mở đầu thông điệp của ngài bằng lời thánh Gioan:“Chúa là Tình Yêu, và ai ở trong Tình Yêu, kẻ đó ở trong Chúa, và Chúa ở lại với họ” để rồi cũng trong ý thánh Gioan, ngài nhắc lại cho chúng ta: “Chúng tôi đã nhận ra Tình Yêu Thiên Chúa gởi đến cho chúng tôi và chúng tôi đã tin vào Tình Yêu đó”  Ga 4, 16) (1). Ngài mở ra cho chúng ta một viễn tượng về Giáo Hội, một hành trình công tác mà thánh Phêro xưa kia đã đáp lại lời Chúa gọi “Hãy ra khơi – Duc in altum, mar adentro” mở đầu cho thiên niên kỷ mới này. Ngài cũng cho chúng ta thấy: “Trên thế giới thỉnh thoảng người ta vẫn liên đới tên Chúa với việc trả thù và ngay cả dùng tên Ngài để kêu gào thù hận và bạo lực” và do đó “sứ điệp này thật hợp thời  và thực tế” (1).  Vì vậy ngài đưa ra cho chúng ta một đường hướng, một công thức để chúng ta thi hành: “Tất cả chúng ta đã được Chúa thương yêu một cách nhưng không thì chúng ta cũng phải chia sẻ tình yêu đó cho tha nhân”.

Với một suy tư rất thâm trầm nhưng đơn giản và rõ ràng, rất cơ bản nhưng không cầu kỳ khó hiểu, ngài đã cho chúng ta thấy Tình Yêu Thiên Chúa và Tình yêu loài người là hai thứ tình yêu thánh và trần tục nhưng luôn liên quyện với nhau trong cùng một tư duy và hình thái độc nhất. Từ đó ngài vẽ ra cho chúng ta, cho Giáo Hội một con đường, một công thức cụ thể để chúng ta noi theo. Đó là tác động Thiên Chúa yêu thương ta và chúng ta yêu mến Chúa phải đựợc thể hiện qua hành động rao giảng lời Chúa, cử hành các phép bí tích và thực thi nhiệm vụ bác ái: Bác ái giữa người này với người kia, giữa các bạn hữu với nhau, giữa các hội viên / đoàn viên với nhau cũng như giữa các tổ chức / hội đoàn với nhau, giữa quốc gia này với quốc gia nọ.

Rõ ràng đức thánh cha đã muốn mọi ngừơi ôn lại lời hứa và quyết tâm đáp trả lại tình yêu Thiên Chúa đã được Chúa ban cho loài người một cách bí nhiệm và nhưng không qua Đức Kito.  Yêu Chúa và thương người là hai thứ tình yêu có liên hệ mật thiết không thể tách rời, bởi lẽ nó liên đới với chính Chúa Kito là Thiên Chúa thực và là người thực sự. Thực vậy “ Nếu nói rằng tôi yêu Chúa nhưng tôi ngoảnh mặt đi hoặc ghét bỏ tha nhân hay không nhận ra “bạn mình / tha nhân” nơi những người anh em khác là tôi nói dối” (Ga 4, 20). Do đó, chúng ta phải luôn luôn đối sử và làm tất cả mọi điều tốt lành cho tha nhân, cho mọi người gần cũng như xa với con mắt và tấm lòng người Samaritano nhân hậu qua biểu tượng Đức Kito là đấng đã xuống trần, thương yêu đến chết trên Thập Giá để cứu chuộc chính chúng ta.

Tình yêu Thiên Chúa và yêu Chúa phải được thể hiện qua hành động yêu mến tha nhân. Đây là căn bản cốt lõi của giáo lý Giáo Hội, là viễn tượng và hướng dẫn duy nhất cho toàn thể cộng đoàn Giáo Hội. Nó cũng là bổn phận của mỗi một tín hữu Kito giáo, có nhiệm vụ thực thi bác ái biểu hiện qua tình yêu Chúa ba ngôi để Chúa kết hợp chúng ta lại với Chúa cho đến khi Chúa ớ trong tất cả chúng ta. Không thể có Giáo Hội thực sự nếu không có loan truyền lời Chúa, cử hành bí tích và chứng nhân bác ái qua các cơ quan / hội đoàn. Những nhiệm vụ này luôn luôn đi song hành, không thể tách biệt. Có vậy mới tạo được cộng đoàn Giáo Hội tình yêu, một dấu chỉ rõ ràng Thiên Chúa yêu thương nhân loại.

Thực hành sứ vụ bác ái theo như thông điệp của Đức Benedicto XVI là chúng ta đã làm sống lại cơ chế của Giáo Hội sơ khai mà các thánh tông đồ đã ý thức được và thực hiện:  “.…Tất cả những ai đã trở thành tín hữu hợp thành một cộng đoàn và cùng có chung mọi thứ. Họ bán của cải tài sản và chia cho mỗi người tùy theo nhu cầu cá nhân” (Cv2,44-45) (20). Cộng đoàn như vậy không còn cách biệt kẻ giàu ngừơi nghèo vì tất cả mọi người đều có chung của cải.  Họ sống chung với nhau, “tuân giữ lời các tông đồ dạy”,  xây dựng “cộng đoàn” (koinonia), giữ việc “bẻ bánh”  và “cầu nguyện” (Cv 2, 42). Ngày nay với đà phát triển và biến đổi của thế giới, Giáo Hội không thể là những cộng đoàn được thực hành một cách sát nghĩa như vậy được . Nhưng Giáo Hội vẫn phải giữ tinh thần của một Giáo Hội cộng đồng như xưa. “Tất cả các tổ chức bác ái của giáo Hội, từ cấp nhỏ bé nhất ở cấp giáo xứ đến giáo phận, quốc gia cho đến hoàn vũ đều phải làm tất cả mọi sự trong khả năng của mình hầu cung ứng những nhu cầu thiết yếu trong những trường hợp cấp bách đặc biệt cho những người cùng khổ theo gương người Samaritano nhân hậu và tinh thần bác ái Kitođể không thể để xẩy ra tình trạng nghèo đói đến nỗi có người không sống được đúng phẩm giá vì quá thiếu thốn”.

Ngày 18 tháng 1 năm 2006, sau khi tuyên bố tông huấn đầu tiên “Thiên Chúa là Tình yêu / Deus Caritas est”, trong một tóm lược vắn gọn về thông điệp của ngài, Đức Benedicto XVI đã  đề cập đến những tổ chức / hội đoàn bác ái Caritas của Giáo Hội.

“….Riêng tôi, tôi cũng cố gắng chứng tỏ cho anh chị em rằng chính hành động Chúa thương yêu chúng ta là một tác động tình yêu duy nhất. Tình thương này cũng phải đựơc thể hiện như là một sứ vụ của Giáo Hội và của các tổ chức của Giáo Hội. Nếu thực sự Giáo Hội là biểu hiện của tình yêu Thiên Chúa đã ban cho loài người thì đó chính thực là nền tảng của niềm tin đã tạo thành Giáo Hội và liên kết chúng ta lại với Giáo Hội để chúng ta hy vọng có được đời sống vĩnh cửu và sự hiện diện của Thiên Chúa ở trần thế này. Tất cả những tác động đó tạo thành sứ vụ của Giáo hội.”

Trong thực tế, Giáo Hội cũng phải thực hiện tình yêu của mình như là sứ vụ “Tình yêu Giáo Hội”, sứ vụ “Tình yêu cộng đồng và cộng đoàn”. “Khi đã hiểu và ý thức được như vậy về tính đặc thù của Tình yêu bác ái của Giáo Hội, thì cơ quan bác ái Caritas của Giáo Hội không đơn thuần giống như những tổ chức từ thiện thường tình khác. Nó nhất thiết phải là chứng tá tình yêu tinh tuyền, sâu thẳm nhất của Chúa đã tạo dựng nên chúng ta, đánh động tâm can chúng ta và thúc đẩy chúng ta yêu người, phản ảnh Tình yêu Thiên Chúa nơi con người.”

Để biểu lộ tình yêu Thiên Chúa, Giáo Hội -như một tổ chức- có bổn phận yêu thương qua việc “rao giảng lời Chúa”, “cử hành các bí tích” và “thực hành bác ái”.

Do thành tích thực hành bác ái, đức cố giáo hoàng Gioan Phaolo II đã công khai chính thức công nhận cơ quan Caritas hoàn vũ.  Như vậy là với tư cách tổ chức bác ái Caritas hoàn vũ, tất cả các cơ quan dưới danh nghĩa Giáo hội, đã thực hành những công tác bác ái một cách bền bỉ ở khắp mọi nơi cùng với việc thờ phượng và rao truyền Tin Mừng Chúa mà giáo hội tuyên xưng.

Cơ quan Caritas là một tổ chức thời đại, một trong ba nhiệm vụ cơ bản của giáo hội.  Giáo hội không còn một chọn lựa nào khác, bởi lẽ không thể có một cộng đồng hội thánh được tổ chức bằng Lời Chúa và việc phụng thờ Thiên Chúa mà lại không bao hàm chiều kích sứ vụ thứ ba này của Hội Thánh là công tác bác ái, chứng nhân cho Tin Mừng đã được Đức Kitô hoàn thành trong lịch sử và cho đến ngày tận thế. Theo như thông điệp Thiên Chúa là Tình yêu của Đức Benedicto XVI thì cơ quan Caritas là một tổ chức của Giáo Hội hoàn vũ có nhiệm vụ thi hành một trong ba  sứ vụ của Giáo Hội là làm chứng Lời Chúa qua việc làm, tuyên xưng đức tin và cử hành phụng vụ.

Các nguyên tắc và luật lệ của tổ chức Bác ái đã được Đức thánh cha phê chuẩn với những căn tính của cơ quan khi thi hành công tác sứ vụ “nhân danh Giáo Hội”: Không kỳ thị phân biệt phe phái, không hạn chế, không biên cương. Do đó mỗi khi nhân viên của tổ chức Caritas của Giáo Hội phẩm trật làm công tác thi hành sứ vụ bác ái theo đúng tinh thần của tổ chức là họ đã rao giảng Tin Mừng Chúa.

Tổ chức bác ái Caritas hoàn vũ là dấu hiệu đích thực của Niềm Tin Kito Giáo: Tình yêu Chúa Kito đã kích động Giáo Hội thực hiện tình yêu Thiên Chúa. 

LÀM CÔNG TÁC BÁC ÁI TỨC LÀ RAO TRUYỀN PHÚC ÂM KHÔNG CẦN LỜI NÓI

Căn tính của cơ quan bác ái Caritas chính là tinh thần Chúa Kito, nghĩa là mọi việc làm, cử chỉ, lời nói, hành động đều noi gương ngài. Tận hiến, Phục vụ và cộng đoàn/chia sẻ để thần khí làm sống lại và thúc đẩy việc làm, soi sáng và khuyến khích mọi người thực thi sứ vụ đúng đường lối căn tính đặc thù của tổ chức Caritas trên toàn thế giới.

Để được như vậy, tất cả mọi người khi thi hành nhiệm vụ, không được để tinh thần bác ái Kito giáo giảm mất bản chất của nó mà Đức Benedicto XVI đã vạch ra rõ ràng trong thông điệp TÌNH YÊU của ngài:

·          Ngoài khả năng nghiệp vụ chuyên môn, nhân viên bác ái cần có  “con tim”, “tình người”. Họ phải được dẫn đến gặp Chúa trong Đức Kito để Ngài đánh thức tình yêu trong họ và mở lòng họ ra cho tha nhân.

·          Hành động bác ái phải độc lập với chính đảng và cương lĩnh ý hệ. Cương lĩnh của người Kito hữu  -cương lĩnh ngừơi Samaritano nhân hậu, cương lĩnh của Đức Kito- là “trái tim mở rộng nhìn để thấy đâu cần tình yêu là hành động.

·          Công tác bác ái không được dùng làm phương tiện mà ngày nay người ta gọi là “chủ trương cải tạo”. Tình yêu là “hiến dâng nhưng không”, nó không được dùng để đạt những “hậu ý khác”. Tuy nhiên, như vậy không có nghĩa là ta gạt bỏ Chúa và Đức Kito ra ngoài khi làm việc bác ái…..Cũng không bao giờ nên tìm cách đẩy người khác vào đạo khi làm việc bác ái. Tình yêu tinh tuyền và không hậu ý sẽ là chứng tá hay nhất về Chúa. Người là đấng yêu ta và thúc đẩy ta yêu. Người Kito hữu biết lúc nào nên nói về Chúa, và lúc nào nên im lặng để cho tình yêu nói thay. Họ nhận biết Chúa là Tình Yêu và nơi nào ta thực thi tình yêu tinh tuyền, ở đấy Ngài sẽ xuất hiện.

KẾT LUẬN:

Để kết luận ta nên giữ nằm lòng lời giáo huấn trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình yêu / Deus Caritas est” của Đức Benedicto XVI: Không thể có một cộng đồng giáo hội trong một Giáo Hội phổ quát mà trong đó không có tổ chức để thực hành sứ vụ bác ái. Do đó không một thành viên tín hữu nào lại có thể cảm thấy mình bị lạc lõng trong những tổ chức bác ái của cộng đoàn mà họ là thành phần trong giáo hội hoàn vũ phổ quát và hiệp nhất, một cộng đồng Kito giáo thực sự trong mạng lưới hiệp thông để cùng nhau làm việc thiện.

Pace Island, Florida.  March 2, 2006

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!