Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CÂU CHUYỆN NGƯỢC ĐỜI HAY LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

 

 

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

CHÚA NHẬT VII THƯỜNG NIÊN năm C

1Sm 26:2, 7-9, 12-13, 22-25; 1Cr 15:45-49; Lc 6:27-38

Bác sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH, MD.

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3t3o48U

  

Ý chính của lễ Chúa Nhật hôm nay là yêu thương. Hãy yêu thương nhau như Chúa đã yêu thương chúng ta. Đây là điều răn mới mà Chúa Giesu đã ban cho chúng ta trong bữa tiệc ly (Ga 13:34). Bài đọc 1 (1Sm 26:2, 7-9, 12-13, 22-25) cho thấy vua David đã từ chối không giết kẻ thù (Lc 6:27-38). Chúa đã ra lệnh cho chúng ta làm như vậy, vì yêu kẻ thù là hành dộng phù hợp với hình ảnh Thiên Chúa và sống bác ái chính là hoa trái của sự hiệp nhất với kẻ thù như thấy trong bài đọc hai (1Cr 15:45-49).

 YÊU KẺ THÙ

Cứ lẽ bình thường ở đời là khi kẻ thù lâm thế bí thì phải dồn cho nó chết luôn, nghĩa là khi thắng thế thì phải nắm lấy cơ hội ngay. Nhưng ở đây, David đã hành xử khác, ông không để cho bạn mình là Abishai giết Saulo là kẻ đang ngủ. David đã nhìn vấn đề một cách khác. “Có ai giơ tay giết kẻ Chúa đã xức dầu mà vô tội đâu?” (1Sm 26:9). Thực vậy, David đã nhìn vấn đề dưới một góc cạnh tôn giáo: Yêu kẻ thù.

Trong bài Phúc Âm Luca hôm nay (Lc 6:27-28), Chúa dạy phải yêu kẻ thù và kẻ truy nã mình thì sự thôi thúc này chỉ có thể bắt nguồn từ tôn giáo mới đưa tới kết quả như vậy. Ngoài ra, Chúa còn nêu gương của Chúa Cha nhân lành để chúng ta noi theo mà đối xử với anh em mình. “Anh em hãy yêu kẻ thù, hãy làm ơn và cho vay mà không hy vọng được đền trả…” (Lc 6:35).

 LUẬT NGƯỢC ĐỜI

Sống trong xã hội, cộng đoàn, quốc gia, ngay cả trong gia đình, chúng ta thường có luật lệ là những điều ta phải làm và không được làm. Khi còn trẻ cứ la khóc ầm ĩ là thế nào cũng được điều mình muốn. Lớn lên chúng ta biết “chia sẻ” với những người khác, anh chị em trong nhà và bạn bè.

Các bài đọc hôm nay đòi hỏi chúng ta làm điều ngược đời. David đã không giết kẻ thù là Saulo khi có cơ hội chắc ăn. Tại sao? Chúa Giesu đã đưa ra một điều lệ mới ngược lại tính tự nhiên của con người là: Yêu Kẻ Thù.

Đoạn Phúc Âm Luca hôm nay (Lc 6:20-26) đưa ra lời tuyên bố của Chúa Giesu về những Mối Phúc. Ngài yêu cầu chúng ta hành động ngược lại tính tự nhiên của mình. Thay vì ghét kẻ thù thì phải yêu kẻ thù.  Áp dụng theo bài đọc 2 (1Cr 15:48-49), chúng ta hành động cách tự nhiên của con người thì chúng ta sống trong cát bụi tức Adong cũ thì sẽ bị mắc kẹt trong tội lỗi. Ngược lại hành động theo Thần Khí Chúa Kito thì phù hợp với hình ảnh Chúa Giesu, “hình ảnh của Thiên Đàng, tức Adong Mới.

Chúa để chúng ta tự chọn giữa ADong cũ và ADong Mới.  Theo A Dong cũ thì vì ma quỉ thế gian lôi kéo dễ dàng. Theo Adong Mới thì nhờ sự giúp đỡ của Chúa, chúng sẽ làm được điều bất thường, điều ngược đời. Chúng ta có Mối Phúc là Thiên Đàng.

 LÒNG CẢM THƯƠNG LOÀI NGƯỜI

Trong một thế giới mà mọi người “luôn luôn đi tìm kiếm điều tốt nhất” để làm thì quá lý tưởng. Đó là điều quan trong, một thôi thúc cần thiết để sống đức ái và tha thứ. Khi Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đi gặp tên tính ám sát người, Mehmet Ali Agra, với mục đích tha thứ cho hắn thì báo Time, ngay trên trang chính, đặt câu hòi “Tại Sao Lại Tha Thứ?” Câu hỏi này khó có thể trả lời theo nguyên tắc thực dụng ở đời. Nhưng Chúa Giesu muốn chúng ta vượt quá giới hạn con người để có cái nhìn đầy ân phúc như Chúa đã làm. “Anh em hãy có lòng nhân từ như Cha anh em là Đấng Nhân Từ” (Lc 6:36). Hãy cho đi thì sẽ được Thiên Chúa cho lại. Người ta sẽ đong cho anh em đủ đấu, đủ lượng tràn đầy, vì anh em đong bằng đấu nào thì Thiên Chúa sẽ đong lại cho anh em như thế (c.38).

 SỨC MẠNH CỦA ƠN THA THỨ

Ở đời chuyện “đền ân báo oán” là lẽ bình thường. Nhưng lấy ân báo oán” mới là chuyện lạ. Ở một xã hội đầy dẫy hận thù, bạo động và cực đoan, chẳng ai làm vậy, người ta sẽ nói là gàn dở và đạo đức giả. Nhưng nếu cứ đổ thêm dầu vào lửa thì đám cháy chỉ cháy lớn hơn, tình trạng xấu sẽ xấu hơn, không bao giờ kết thúc. Chúa dạy chúng ta phải yêu kẻ thù, tức phải thi hành đức áiNó sẽ phá vỡ cái vòng kim cô lẩn quẩn tiêu cực liên hệ giữa người với người và thay vào đó bằng tình yêu thương của Chúa Giesu với sự hiện diện của Thiên Chúa.

Tha thứ không phải là chuyện dễ. Nó là một tặng phẩm mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Nó là một ân sủng có khả năng biến cải chúng ta từ chỗ ích kỷ đến cởi mở rộng lượng với kẻ thù và mọi người. Nói rõ hơn chúng ta phải cầu xin Thiên Chúa giúp chúng ta sống đức ái và tha thứ khoan dung mới có được. Để vượt qua sự oán thù, thiếu đức ái, chúng ta cần phải nhìn vào chính bản thân chúng ta, đặt chính mình vào vị trí của kẻ thù. Đừng làm cho người ta cái gì mà chúng ta không muốn người ta làm cho mình. Hãy nghĩ rằng, dù là kẻ thù nhưng hắn cũng là con người như ta, là con cùng một Cha chung ở trên Trời. Lẽ nào anh em lại đánh nhau giết nhau!

Nhìn vào tình yêu gia đình, thì ai cũng biết và cảm nghiệm được tình yêu giữa cha mẹ và con cái, một loại tình yêu vô điều kiện, loại tình yêu mà Thiên Chúa đã bẩm sinh một cách cụ thể cho cha mẹ con cái và anh chị em với nhau. Dĩ nhiên, yêu là phải trả giá rất đắt, phải quyết liệt từ bỏ tính ích kỷMà con người thì bản tính là ích kỷ, cái gì cũng muốn cho mình. Nhưng hy sinh càng nhiều thì phần thưởng càng lớn. Đó là niềm vui và hạnh phúc viên mãn thật ở trên trời.

 AI ĐOÁN XÉT AI?

Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giesu nói: Đừng xét đoán thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét đoán. Anh em đừng lên án thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Hãy tha thứ thì anh em sẽ được Chúa tha thứ” (Lc 6::37). Phải chăng sự tha thứ của Thiên Chúa là  điều kiện? Vậy thì Lòng Thương Xót của Chúa có giảm giá trị không?

Lời Chúa nói có một ý nghĩa rất thâm sâu. Hãy suy nghĩ thật cẩn thận. Chúa Giesu đến trần gian là để tha thứ tội lỗi cho loài người. Chúa đến để kêu gọi kẻ tội lỗi, không phải kẻ công chính. Khi chúng ta mở rộng lòng để đón nhận sự thương xót của Chúa, thì lòng chúng ta đã có một cái gì thay đổi rồi. Chúng ta không còn gắn bó với tham sân si, với tội lỗi xấu xa của con người chúng ta nữa, mà đã nâng lòng hướng lên những điều cao quí hơn, không còn lạnh nhạt, vô cảm trước nỗi đau khổ khó nghèo của mọi người. Khi chúng ta cảm nghiệm, nhận biết được Thiên Chúa tha thứ cho chúng ta thì tự nhiên lòng chúng ta sẽ hướng về sự tha thứ cho người khác. Làm sao chúng ta có thể phán xét bạn bè chúng ta một cách cay nghiệt khi mà Thiên Chúa đã tha thứ cho chúng ta và cả thế giới một cách rộng lượng? Có tha thứ nào bằng cái chết nhục nhã của Chúa Giesu trên thập giá? (Ga 3:17). Nếu chúng ta tin vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa thì làm sao chúng ta lại có thể không thương xót những kẻ đau khổ, không tha thứ cho những kẻ xúc phạm đến chúng ta? Khi chúng ta được tha thứ, thì chúng ta là ai mà dám kết án kẻ khác…?

ĐÔI LỜI KẾT: Misericordiae Vultus/Diện Mạo Lòng Chúa Thương Xót 

Để kết thúc chúng ta thử suy ngẫm những lời dưới đây trong sắc chỉ Misericordiae vultus (Diện Mạo Lòng Chúa Thương Xót) của Đức Phan Sinh: (Misericordiae Vultus - Diện Mạo Lòng Chúa Thương Xót: Sắc chỉ của Đức Phan Sinh ban ngày 11 tháng 4 năm 2015 tuyên bố năm toàn xá kể từ ngày 8-12-2015 Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội đến ngày 20-11-2016, lễ Chúa Kito Vua).

“Lòng Thương Xót là một trong những cột trụ chính của đời sống Giáo Hội. Tất cả mọi hoạt động tông đồ của Giáo Hội có thể thu gọn lại ở hai tiếng dịu dàng đối với các tín hữu. Không một cử chỉ, hành động cũng như lời ăn tiếng nói nào của những vị đại diện Giáo Hội mà thiếu sót ơn phúc đó. Sự tin cậy của Giáo Hội đã được thể hiện ở tình yêu thương đầy lòng trắc ẩn. Giáo Hội có một ‘ước vọng luôn luôn thương xót không bao giờ ngừng’ (Evangelii Gaudium #24). Có lẽ từ lâu chúng ta đã quên cách thể hiện và  cách sống lòng thương xót. Đằng khác, vì chúng ta thích để ý đến lẽ công bằng một cách sít sao nên chúng ta quên rằng đây chỉ là bước đầu, dù cần thiết. Nhưng Giáo Hội cần đi xa hơn nữa để tiến tới mục đích quan trọng hơn. Đằng khác, dù buồn vẫn phải nói, phải công nhận là việc thực hành lòng thương xót đang ở lúc suy tàn. Trong một số trường hợp từ “thương xót” đã bị rơi rớt ở đâu mất rồi, người ta không còn sử dụng nó nữa. Tuy nhiên, nếu không có ai biết đến nó thì đời sống trở thành vô nghĩa và cằn cỗi như thể bị giam hãm trong sa mạc trơ trụi. Nhưng hiện giờ là thời đang đến với Giáo Hội để vui mừng lấy lại tiếng gọi thực thi lòng thương xót một lần nữa. Đây là lúc trở lại điều căn bản và chấp nhận tính yếu đuối và tranh đấu của những người anh chị em của chúng ta. THƯƠNG XÓT là sức mạnh có khả năng đánh thức chúng ta dậy để tạo dựng một đời sống mới và giúp chúng ta can đảm hướng về tương lai với hy vọng.”

 Fleming Island, Florida

Fev. 172022

NTC - Hẹn gặp lại

 

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!