Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
XIN CHO CON NHÌN THẤY

QUÀ TẶNG TIN MỪNG:

Chúa Nhật XXX Thường Niên năm B

Gr 31: 7-9; Dt 5: 1-6; Mc 10: 46-52

Bác sĩ NGUYỄN TIẾN CẢNH, MD.

Kính mời theo dõi video tại đây:

https://bit.ly/3G9flaM

 

  

Người mù ở Jericho

      Khi Đức Giêsu cùng các môn đệ và một đám người khá đông vừa ra khỏi thành Jericho, thì có một người hành khất mù tên Bartimaeus, con ông Timaeus, đang ngồi ở vệ đường. Vừa nghe nói đó là Chúa Giêsu thành Nazareth, anh ta liền kêu lên rằng: “Lạy thầy Giêsu, con vua David, xin thương đến tôi!” Nhiều người quát nạt bảo anh ta im đi, nhưng anh càng kêu lớn hơn: “Lạy con vua David, xin rủ lòng thương tôi!” Chúa Giêsu dừng lại và nói: “Bảo anh ta lại đây!” Người ta gọi anh và nói: “Cứ yên tâm, đứng dậy đi, Ngài gọi anh đấy!” Anh ta liền vất áo choàng lại, đứng dậy và đến gần Chúa Giêsu. Ngài hỏi: “Anh muốn tôi làm gì cho anh?” Anh ta đáp: “Thưa Thầy, tôi muốn được nhìn thấy”. Ngài nói: “Lòng tin của anh đã cứu anh!” Tức thì, anh ta nhìn thấy được và đi theo Ngài. (Mc 10:46-52)

                                                       ****

Câu chuyện Chúa Giêsu chữa sáng mắt người mù thành Bethsaida (Mc 8:22-26), và người ăn mày Bartimaeus (Mc 10:46-52) trên đường rời Jericho là những chuyện quá rõ ràng ở thời Giáo Hội sơ khai ai cũng biết. Nhưng trong Giáo Hội ngày nay, câu chuyện lại có những ý nghĩa đặc biệt khác.

Mù bẩm sinh hay vì bệnh tật, chấn thương không cần chữa trị mà người bệnh vẫn có lại được thị giác, nhìn được sự vật một cách bình thường thì đúng là phép lạ, y khoa hiện đại không thể hiểu nổi.

 THEO CHÚA ĐI VÀO JERUSALEM ĐẾN TẬN CHÂN THÁNH GIÁ

 Người ăn mày mù được Chúa Giesu chữa lành mắt (Mc 10:46-52) thực ra tên không phải là Bartimaeus, mà chỉ là ám hiệu anh ta là “con trai ông Timaeus”. Câu chuyện Bartimaeus là trọng điểm Tin Mừng Mac cô (Mc 8:22-10:52). Chúa Giêsu bắt đầu hành động ở thành Bethsaida và chữa sáng mắt một người mù khác (Mc 8:22-26). Cả hai chuyện này cho thấy phép lạ Chúa làm, không chỉ liên quan đến việc phục hồi thị giác mà còn nói lên lý tưởng cao cả của người môn đệ. Bartimaeus đến không phải chỉ để nhìn và tin vào chúa Giêsu, nhưng còn “đi theo Ngài trên đường về Jerusalem, đến tận chân Thập Giá (Mc 10:52).

Câu chuyên Mac Cô kể cũng tương tự như chuyện hai người mù trong Tin Mừng Matthêu (Mt.20:29-34) và Luca (Lc 18:35-43) lúc Chúa Giêsu vào thành Jericho, nhưng hai thánh sử này không nêu tên của người mù.

Qua câu chuyện Mac cô kể, ta thấy Chúa Giêsu đã làm một cuộc hành trình dài và gian khổ từ Bắc Galilée đổ xuống thung lũng phì nhiêu của sa mạc rồi lại trèo lên vùng đồi núi hiểm trở Judea để vào Jerusalem.

 TIN THÌ SẼ ĐƯỢC

Khi Chúa Giêsu vừa ra khỏi Jericho, Bartimaeus nghe thấy tiếng xôn xao của đám đông, thì cảm thấy cơ may của mình đã gần. Anh quyết không để mất cơ hội hiếm có này! Từ lề đường, anh kêu lớn tiếng: “Lạy thầy Giêsu, con Vua David, xin thương đến tôi!” Một vài người đang vây quanh Chúa lúc đó cảm thấy bực mình, vì tên ăn mày dơ dáy đã quấy rầy thầy mình, bèn quát nạt, biểu anh ‘câm miệng lại’.

Tên ăn mày này đã quấy rầy, làm bực mình gì nhỉ?  Anh đơn giản chỉ muốn mọi người hiểu là anh ta có quyền được nhìn thấy Chúa và tham gia vào cảnh chung vui cùng Chúa. Nếu những người trong đám đông đó đã nghe tiếng đồn về quyền năng làm phép lạ của Chúa thì tại sao họ lại không muốn cho tên ăn mày kém may mắn này đến gần Chúa để Chúa chữa lành mắt cho anh ta?

Cuối cùng Bartimaeus đã được toại nguyện. Khi nghe thấy lời kêu cầu của tên ăn mày, Chúa Giêsu đã không từ chối lời cầu xin của anh, phá vòng vây các môn đệ và gọi người ăn mày lại, thì anh ta liền vất bỏ mọi sự, bước lại gần Chúa.

 - Anh muốn tôi làm gì cho anh? Chúa hỏi người ăn mày mù.

 - Thưa Thầy, xin Thầy cho tôi được nhìn thấy. Anh ta trả lời.

 Ngay lúc đó anh ta liền nhìn thấy được mọi sự. Cái nhìn của anh lúc này không phải chỉ bằng con mắt trần, nhưng với tất cả tâm hồn. Đây là điều rất quan trọng. Dù Bartimaeus mù, không nhìn thấy nhiều điều, nhưng nay anh đã thấy và đã biết Chúa Giêsu là ai. Việc Nhìn biết chúa Giêsu là ai” chính là chủ đích của niềm tin. Nó dẫn chúng ta đến với Chúa và trở thành tín hữu, môn đệ của Chúa. Kết thúc câu chuyện, Bartimaeus - sau khi có lại thị giác - đã lên đường theo Chúa Giêsu. Thánh Mac cô chỉ kể lại là anh ta theo Chúa đi vào Jerusalem, nhưng chúng ta có thể hiểu chắc chắn là Bartimaeus đã theo Chúa tới tận chân Thánh Giá.

 Ý NGHĨA NGỤ NGÔN NGƯỜI MÙ: THẤY VÀ TIN

Cảm thông nỗi cô đơn của những kẻ bị người đời hất hủi chính là đặc thù của công tác mục vụ của Chúa Giêsu. Những câu chuyện về phép lạ, chữa lành bệnh được kể lại trong Phúc Âm không đơn giản chỉ là lật ngược lại một bất toàn về thể xác. Trong câu chuyện “người mù nhìn được”, chúng ta thấy có một liên đới rõ ràng giữa hai tác động Nhìn Thấy  Tin”.  Phép lạ Chúa làm đã giúp người được khỏi bệnh tăng niềm tin của mình hơn cả mức độ lành bệnh thể xác.

Các môn đệ của Chúa đã không có được một viễn kiến đúng mức. Chúng ta cũng vậy. Qua những câu chuyện ngụ ngôn người mù, chúng ta mới thấy chúng ta thiếu sót trong việc tìm hiểu ý nghĩa những đau khổ mà chúng ta phải chịu. Chúng ta nhìn nhưng như mù không còn khả năng nhận thức sự việc một cách chính xác, giống như nhìn cánh rừng mà không để ý đến cây để hiểu rằng chính cây đã làm nên cánh rừng. Đây chỉ là một cách phân tích đơn giản mà thôi. Sâu xa hơn là chúng ta coi tật mù của chúng ta là tất nhiên, và không cần tìm hiểu gì hơn nữa. Tính kiêu căng, tự cao tự đại chính là nguồn gốc của mọi mù lòa. Chúng ta cần có phép lạ để điều chỉnh lại nhãn quan của chúng ta.

Vậy thì, những khía cạnh nào của Giáo Hội, của xã hội và của nền văn hóa trong thời đại chúng ta hiện nay cần phải điều chỉnh, sửa đổi và canh tân? Đâu là điểm mù lòa của chúng ta? Đâu là những bất toàn chính yếu của những cái nhìn thiển cận và xa vời? Chúng ta có ưa độc thoại hơn là đối thoại, thích phản đối hơn học hỏi nơi người khác dù họ đối nghịch hoặc bất đồng với ta? Chúng ta có thích tẩy chay hơn là tham gia vào những sinh hoạt ở chung quanh ta không?  Chúng ta có thường xuyên bực bội, tức giận, ngoan cố và hẹp hòi như hiện nay không? Chúng ta có thường nói chẳng ai có nhận xét, phán đoán và xác định bằng chúng ta? Chỉ có ta là đúng!

Chúng ta có hành xử như những người đã ngăn cản người ăn mày mù không cho anh ta gặp Chúa không? Vì ngạo mạn, hỗn xược, độc tài, thích chỉ trích của chúng ta, chúng ta có dám đem bạn bè, đồng nghiệp và những người chúng ta không ưa hay ghét bỏ đến trước mặt Chúa không? Tại sao chúng ta không làm được như vậy, khi chúng ta biết đời chúng ta sẽ thế nào nếu không có Chúa Kitô?

 LỜI KẾT: HÀN GẮN, SỬA ĐỔI VÀ CÁCH NHÌN

Lấy một thí dụ, phá thai là một vết thương trầm trọng nhất, ảnh hưởng không những cá nhân người phụ nữ / người mẹ và gia đình họ là nguồn cung cấp nơi trú ngụ cho thai nhi, mà còn ảnh hưởng đến cả một xã hội và nền văn hóa họ đang sống, bởi vì chính người dân là những người tạo dựng nên xã hội và bảo vệ xã hội. Đức Thánh Cha Biển Đức XVI, dịp khai mạc Đại Hội Giới Trẻ Thế giới tại Sydney, Úc Châu ngày 17-7-2008 đã nói về việc bảo vệ sự sống như sau:

“…Và vì vậy, chúng ta cần phải suy nghĩ xem những người nghèo người già, người di dân và những người không có tiếng nói, họ đứng ở vị thế nào trong xã hội chúng ta.  Phải chăng là những bạo động trong gia đình đang hành hạ những người vợ, người mẹ và con cái? Phải chăng bụng người mẹ là vùng không gian thánh nhưng đầy kinh dị của con người đã trở thành nơi bạo hành ghê gớm nhất, không giấy mực nào diễn tả hết được?”

Giáo Huấn Công Giáo đã dạy: “Con người và nhân phẩm là thánh thiêng không ai có quyền xâm phạm”. Chúng ta phải có cái nhìn hoàn hảo về điều mà chúng ta phải cố gắng làm hàng ngày nếu chúng ta tuyên nhận chúng ta là người “Phò Sự Sống”.

Chống đối phá thai và rút ống thở cũng như chúng ta không được thờ ơ trước cảnh thống khổ của người nghèo, cảnh bạo động và bất công trong xã hội. Chúng ta phải nhìn tổng quát vấn đề rồi phân tích, không thể hời hợt và khiếm diện được.

Phò sự sống là chống lại bất cứ cái gì đi ngược lại sự sống con người, như giết người, ám sát, hủy diệt sự sống, phá thai, rút ống thở hoặc tự hủy hoại mình… Chúng ta thẳng thắn chống lại bất cứ cái gì gọi là vi phạm phẩm giá con người như phá hủy một phần thân thể, làm tổn thương/hành hạ thể xác hoặc tinh thần, cố tình tuyên truyền ảnh hưởng ý muốn của người khác, bất cứ cái gì xúc phạm đến nhân phẩm, chẳng hạn như  điều kiện sống dưới tiêu chuẩn, bắt bớ giam cầm người trái phép, trục xuất người, bắt làm nô lệ, làm gái mãi dâm, buôn người, buôn phụ nữ và trẻ em, và những điều kiện làm việc ô nhục trong đó con người chỉ là dụng cụ sản xuất, không phải là con người tự do và có trách nhiệm. Tất cả những điều đó và còn nhiều hơn nữa đang hủy hoại sự sống và đầu độc xã hội loài người.

Đức Hồng Y Tổng Giám mục Boston Sean O’Malley mới đây đã viết: “Khả năng thay đổi lòng người của chúng ta và giúp cho họ hiểu biết phẩm giá mạng sống con người từ lúc mới thụ thai cho đến lúc chết có liên hệ trực tiếp đến khả năng thăng tiến tình yêu và hiệp nhất trong Giáo Hội, bởi vì việc tuyên xưng Sự Thật của chúng ta bị cản trở khi mà chúng ta chia rẽ và đánh phá lẫn nhau.”

Phò sự sống là một trong những phương cách biểu lộ sâu đậm nhất của Bí Tích Thanh Tẩy: Chúng ta dám đứng lên vì chúng ta là con cái sự sáng, chúng ta có lòng bác ái, lại khiêm nhường và đầy xác tín, dám nói sự thật một cách mạnh mẽ và cương quyết trước cường quyền mà không bao giờ để mất niềm vui và hy vọng.

Phò sự sống không phải là hoạt động vì đảng phái chính trị hay một khía cạnh đặc biệt nào đó của một trào lưu. Nó là bổn phận của tất cả mọi người, dù ở bên tả, hay bên hữu hoặc trung lập. Nếu chúng ta phò sự sống, chúng ta phải tham gia tích cực vào nền văn hóa sự sống ở chung quanh ta, không nên coi thường và chê bai nó. Chúng ta nhìn tha nhân như Chúa Giêsu nhìn và, chúng ta phải yêu mến sự sống của mọi người, ngay cả sự sống của những người đối nghịch với ta.

Khi chúng ta ý thức được những vấn đề làm cho ta bị mù quáng, không nhận biết ra Chúa, đồng thời làm tê liệt khả năng hành động hữu hiệu của chúng ta, thì hãy cầu khẩn Chúa xin Ngài chữa lành chúng ta!  - “Lạy Chúa, xin cho con được nhìn thấy.” Và, khi thị giác của chúng ta đã được điều chỉnh, chúng ta hãy đứng dậy và vui vẻ bước theo Chúa trên bước đường hướng về Vương Quốc Nước Trời.

KINH CẦU CHO ĐƯỢC SÁNG MẮT

Origen (185-253)* NTC chuyển ngữ.

 

Lạy Chúa Giêsu,

Xin hãy chạm mắt tôi tớ Chúa,

Như Chúa đụng mắt người mù.

Chúng con sẽ thấy tỏ rõ…

  … mọi sự hữu hình và vô hình.

Xin Chúa hãy mở rộng mắt tôi tớ Chúa,

Để chúng con ngắm nhìn…

…Không phải thực tế bây giờ,

Nhưng là ơn phúc Chúa ban sắp tới.

Xin Chúa hãy mở mắt tâm hồn tôi tớ Chúa

Để chúng con chiêm ngưỡng Chúa…

Trong Chúa Thánh Linh,

Qua Chúa Giêsu Kitô là Thiên Chúa

Đầy quyền năng và vinh hiển muôn đời. Amen.

 __________________
       *A Prayer for Sight

      Origen (182-253)

       May the Lord Jesus touch our eyes,

       As he did those of the blind.

       Then we shall begin to see in visible things

       Those which are invisible

       May he open our eyes to gaze not on present realities,

       But on the blessings to come.

       May he open the eyes of our heart

               To contemplate God in Spirit,

       Through Jesus Christ the Lord,

       To whom belong power and glory

               Through all eternity. Amen.

 

Fleming Island, Florida

Oct. 2021

NTC - Hẹn gặp lại

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!