Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
SỨC MẠNH THỨC ĂN THỂ XÁC


CHÚA NHẬT 19 B THƯỜNG NIÊN

1V 19:4-8; Ep 4:30-5:2; Ga 6:41-51

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

Sách Các Vua 1 chương 18 mô tả Elijah như một tiên tri chẳng biết sợ ai, ngay cả khi đứng trước các vua quan và những ngôn sứ khác. Nhưng có lúc ông lại tỏ ra rất “người”, cũng yếu đuối sợ sệt như ai! Bài đọc 1 hôm nay (1V 19:4-8) lại cho chúng ta thấy một Elijah quá yếu đuối, sợ sệt và buồn nản đến thảm hại, muốn chết.

Sau một trận thư hùng với Jezebel và các tư tế của thần Baal ở trên núi Carmel, dù thắng trận vinh quang, nhưng Elijah lại sợ hãi quá sức khi nghe tin Jezebel sẽ giết ông (c.3). Elijah bị truy nã vì ông nhất quyết trung thành và vâng lời Chúa đến cùng. Chính sự trung thành đó là mối đe dọa cho quyền lực của những ai có tư tưởng muốn tôn thờ những gì khác với Thiên Chúa.

Tiên tri của Israel khi nổi nóng hay hoảng sợ thì chạy về Nam và trốn vào hoang địa Negev. Thái độ đó biểu lộ sự sợ hãi và cô đơn. Sau cùng ông đã hành động ví Chúa của Israel, nhưng thắng lợi của ông xem ra có vẻ mong manh. Ông không được Thiên Chúa bảo vệ như đã hứa? Ông chỉ muốn chết. “Đã đủ rồi, Chúa ơi! Xin Chúa lấy mạng sống con đi, vì con không hơn gì các tổ phụ của con” (c.4). Elijah nằm dưới gốc cây kim tước ở trong sa mạc và thiếp đi lúc nào không biết. Ông mất hết nghị lực, thất vọng, bèn than với Chúa ông không còn đủ can đảm để khuyên dân Israel trung thành với Chúa nữa.

THỨC ĂN THỂ XÁC GIÚP CHO TINH THẦN

Bất ngờ sứ thần Thiên Chúa đánh thức ông dậy, biểu ông ăn và uống. Mụ Jezebel loan báo tử thần cho Elijah, Thiên Chúa của Israel gửi sứ điệp sự sống đến cho ông là đồ ăn thức uống, những thứ cần thiết cho người ở trong hoang địa điêu tàn tang thương đầy chết tróc. 

Elijah thức dậy ăn và uống rồi lại lăn ra ngủ chứng tỏ bệnh ông chưa khỏi. Hoảng sợ và ưu phiền chưa hết. Sứ giả lại đánh thức ông dây và biểu ông ăn và uống. Lần này sứ thần còn biểu ông phải ăn nữa đi vì“đường đi còn dài, đích còn xa lắm” (c.7).

Chúng ta có thể học được những gì ở Elijah? Ông là người cả một đời hy sinh để trung thành với Thiên Chúa của Israel. Ông hoàn toàn sống chết cho Chúa. Nhưng ông than “Tôi không khá hơn các tổ phụ của tôi” chứng tỏ ông không còn tin tưởng vào chính ông nữa. Ông đã từng là đầy tớ gương mẫu tuyệt vời của Chúa, không ai có thể so sánh và làm được như ông. Nhưng bây giờ ông lại nghĩ ông vô dụng, chẳng làm được gì cả (c.4)!

 

CANH TÂN TÁI LẬP LỜI HỨA BAN ĐẦU.

Thiên Chúa của Israel không bao giờ bỏ Elijah. Những lời giãng dạy của Chúa bắt đầu xuất hiện thì tài soay sở hiếm có của Elijah cũng bùng phát. Ông cần có Chúa nuôi dưỡng khi ông yếu đuối. Thiên Chúa đã dẫn dắt chỉ bảo ông trong suốt thời gian ông chiêm nghiệm trong hoang địa.

Hành trình chiêm nghiệm của ông kéo dài 40 ngày đêm. Như dân Do Thái (Hebrews) xưa kia đi lang thang trong hoang địa để tìm kiếm Chúa, ông cũng là đầy tớ nhiệt tình nhất của Chúa đã được dẫn dắt trên một hành trình giống như vậy. Cuối cùng Elijah đã lên tới đỉnh núi thánh Horeb và ông trốn vào trong một cái hang. Cái hang âm u không ánh sáng và đêm tối dày đặc này là phản ảnh một “tâm hồn đen tối”.

Núi Horeb, trong một số bản Cựu Ước, còn gọi là Núi Sinai, nơi Thiên Chúa đã từng hiện ra. Núi Sinai với 40 đêm ngày nhắc chúng ta nhớ đến ông Mai Sen đã từng lưu lại Sinai 40 ngày đêm (Xh 24:18; 34:28). 

Điểm chính của câu chuyện này không phải chỉ nói đến việc ông Elijah đi lên núi Horeb (hay núi Sinai), nhưng còn có một ý nghĩa xâu xa hơn. Qua tác động của ơn thánh, Thiên Chúa đã can thiệp và ban cho vị tiên tri này của ăn và nước uống hằng sống để ông hành hương lên núi thánh là nguồn mạch đời đời và niềm tin sắt son của dân Israel.

Câu chuyện Elijah nhắc nhở chúng ta và những ai kiệt sức, sợ hãi, thất vọng cần phải canh tân tái lập lời hứa ban đầu. Câu chuyện còn gợi cho chúng ta con đường phải đi còn dài đang ở trước mặt. Ăn Uống chất bổ dưỡng tâm hồn, trở về với cội nguồn niềm tin, lắng nghe Tiếng Chúa gọi là phương thế tìm lại nghị lực, viễn ảnh mới và ý nghĩa mới của mục đích cuộc đời của chúng ta. Elijah phải biết Thiên Chúa không thể gặp được ở nơi ồn ào với khung cảnh giận dữ hung bạo. Thiên Chúa không thể xuất hiện với một tiên tri đã từng ồn ào náo nhiệt, ăn to nói lớn mà bây giờ lại đứng lặng người như trời trồng, ảo não buồn nản trên đỉnh Núi Chúa.

Elijah đã khám phá ra là chỉ có thể tiếp cận được với Thiên Chúa khi không còn ồn ào náo nhiệt, tiếng nói dữ dằn, con tim buồn phiền và bụng đói. Cuối cùng Elijah hết ngạo mạn, tự cao tự đại. Ông đã nghe thấy tiếng Chúa nói.

 

BÁNH HẰNG SỐNG TỪ TRỜI 

Cơm bánh đối với chúng ta là của ăn để sống thể xác. Trong bải Tin Mừng hôm nay (Ga 6:41-51), Chúa Giesu lại nói: “Ta là bánh hằng sống,”Ta là sự sống.” Ăn thân xác Chúa và uống máu Thánh Chúa thì còn quan trong và có ý nghĩa hơn là tin vào Chúa. “Bánh Hằng Sống” là hình ảnh Chúa Giesu, là trung tâm điểm của việc lặp lại màu nhiệm Chúa Kito.

Khi Chúa nói “Ta Là Bánh Hằng Sống” không phải chỉ nói về cái bánh, mà còn nói về chính Người. Người là của ăn cần thiết để nuôi dưỡng kẻ đói khát. Chúng ta chỉ có thể tìm thấy chính nơi Chúa (6:51). Hơn là bánh nuôi thân xác, Chúa còn là của ăn nuôi linh hồn, là tình yêu có thể an ủi ta lúc buồn phiền, thỏa mãn ta khi khao khát sự thật. Bánh này thỏa mãn hoàn toàn tất cả mọi khao khat cả vật chất lẫn tinh thần

Đối với những ai đã chiụ phép Thanh Tẩy, bí tích Thánh Thể là cách tiên khởi để thờ lạy và hiệp nhất với Thiên Chúa Phục Sinh. Hãy nhìn những cử chỉ tương trưng mà Chúa Giesu làm khi Người ban cho chúng ta bánh hằng sống từ trời. Chúa cầm bánh của đời sống chúng ta và nối kết nó với chính Người là Bánh Thịt Người. Chúa làm phép bánh. Chúa làm phép chúng ta cùng với bánh sự sống của Người. Phép rửa tội là giây phút tiên khởi của phép lành đó. Mỗi khi chúng ta ăn bánh lễ Chúa Kito là chúng ta được lắng chìm sâu vào ơn thánh và phép lành Chúa ban.

Chúa Giesu bẻ bánh. Giống như chúa Giesu, trong cuộc sống chúng ta có những lúc đau khổ, buồn phiền, chán nản, mê hoảng, trống rỗng, hết nghị lực và vô vọng. Chúng ta giống như Elijah chờ chết dưới gốc cây kim tước. Nhưng Chúa vẫn luôn luôn hiện diện với chúng ta.

Chúa Giesu ban bánh. Người ban thì giờ và sự sống của Người. Người ban can đảm, nhưng cũng thách thức. Người ban cả Bánh cả Lời để nuôi dưỡng chúng ta. Người ban trọn vẹn thân xác Người. Người ban cho đến khi không còn gì để cho và tuyên bố “Mọi sự đã hoàn tất” (Ga 19:30). Đoạn Người gục đầu xuống, trút hơi thở cuối cùng, hơi thở thần linh mà Người đã ban cho chúng ta khi Người phục sinh từ cõi chết (Ga20:20-23).

Khi sống, lúc chết và phục sinh, Chúa Giesu đã làm gương cho chúng ta, thúc đẩy chúng ta làm như Chúa. “Hãy đi và làm như vậy” là thúc đẩy và ủy nhiệm. Ủy nhiệm để sống màu nhiệm bánh thánh và chia sẻ cho tha nhân. Khi cuộc sống xem như tan vỡ ra từng mảnh, chúng ta đừng quên bài học bánh được bẻ ra và phân chia cho chúng ta. Bẻ ra nhưng không quên giữ chặt trong hai tay. Bẻ bánh và cuộc sống, cả hai vẫn đòi hỏi chúng ta phải giữ màu nhiệm niềm tin.

Hãy cầu xin Chúa để việc chia sẻ Mình và Máu Thánh Chúa biến đổi chúng ta ngày càng thiết thân thành màu nhiệm mà chúng ta ăn và uống. Chớ gì chúng ta thực sự trở nên bánh hằng sống được bẻ ra và chia sẻ với tất cả mọi người.

Fleming Island, Florida

August 2021

 

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!