Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THIÊN CHÚA CÓ THA NHỮNG TỘI MÀ TA PHẠM NHIỀU LẦN KHÔNG?
CÓ TA ĐÂY! ĐỪNG SỢ, HÃY CAN ĐẢM LÊN,


CHÚA NHẬT XIX A THƯỜNG NIÊN

1V 19:9, 11-13; Rm 9:1-5; Mt 14:22-23

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

Trong điểm của các bài Tin Mừng Chúa Nhật hôm nay là NIỀM TIN. Mỗi người đều có cách biểu lộ niềm tin của mình, nhưng điều duy nhất là “Đừng Sợ” thì sẽ đi tới đích bằng an, vì Chúa luôn luôn ở bên cạnh. Chúng ta thử tìm hiểu lòng tin của Elijah, Phaolo và Phero.

 

NIỀM TIN CỦA ELIJAH, PHAOLO VÀ PHERO

Chương 19 sách Các Vua 1 thuật lại việc tiên tri Elijah toàn thắng Jezebel và các tư tế của Baal trên đỉnh núi Carmel. Vừa khải hoàn xong, Elijah liền nhận được tin vua A Kháp dọa sẽ giết chết, ông “sợ quá” bèn trốn đi (1V19:3). Gương sáng tuyệt vời của ông giờ này bị vỡ tan tành, vì ông nghĩ rằng mọi cố gắng của ông đã ra vô ích. Elijah thành công tột bực ở chương 18 thì qua chương 19, thất vọng ê chề. Ông như quả bóng xì hơi.

Ngược lại, Phaolo không buồn nản, niềm tin của ông vững như bàn thạch. Ông sẵn sàng hy sinh cá nhân ông, cả thể xác lẫn tinh thần, để cứu rỗi đồng bào ông đang mất niềm tin, chối bỏ đức Kito. Ông không cần biết ông sẽ ra sao miễn là dân Israel đến được với Chúa ! 

Phero, vì tin tưởng Chúa nên đi được trên mặt nước. Nhưng khi vì sợ quá, mất niềm tin nên bị chìm. Chúa biết con người ông nên đã khuyến khích ông: “Có Ta đây! hãy can đảm lên, đừng sợ.” 

 

ELIJAH CẢM NGHIỆM  VỀ THIÊN CHÚA TRÊN ĐỈNH NÚI 

Elijah đã nhận ra là không thể gặp được Thiên Chúa trong những biến cố huy hoàng (1V 19:9, 11-13). Thiên Chúa sẽ không hòa nhập với những sinh hoạt náo nhiệt và ganh tỵ của ngôn sứ đứng yên lặng và sầu buồn trên đỉnh núi Chúa. Những hiện tượng như gió bão, động đất hay đại hồng thủy (Xh 19:18-19) có thể báo trước sự hiện diện của Thiên Chúa, nhưng không phải là chính Thiên Chúa. Giống như tiếng thì thầm hay yên tịnh tuyệt đối là một huyền diệu cũng không thể làm cho ta thấy được dung nhan hay sự hiên diện của Thiên Chúa nếu không có lòng ước muốn. Maisen và Elijah là hai nhân vật đã cảm nghiệm được sự hiện diện của Thiên Chúa ở trên đỉnh núi này, về sau chuyện đó lại xẩy ra với đức Giesu ở trên một ngọn núi khác khi Thiên Chúa biến hình (Mt 17:1-9; Mc 9:2-9; Lc 9:28-36). Thiên Chúa yên lặng, nhưng không có nghĩa Người không hiện diện. Thiên Chúa của Elijah và của chúng ta là Thiên Chúa của dấu chỉ và ngạc nhiên đồng thời cũng là Thiên Chúa của rì rào và thinh lặng. Chỉ khi nào Elijah cương quyết thay đổi tâm tính và tự thắng mới nhận ra được Thiên Chúa. 

 

ELIJAH PHẤN ĐẤU VỚI NỖI TRẦM CẢM 

Núi Horeb luôn luôn có liên hệ với niềm tin Israel. Elijah đến núi thánh sau khi ông đã nghỉ đêm ở trong một cái động. Hang động tối tăm và đêm tối dày đặc là phản ánh “tâm hồn u ám của ông”. Câu chuyện Elijah ở trong động trên núi Horeb là một hình ảnh cổ điển về sự phấn đấu chống lại buồn phiền. Buồn phiền ảnh hưởng tất cả mọi người, ngay cả những tiên trị nhiệt tình, những vị lãnh đạo, các tông đồ và mộn đệ Chúa.

Elijah bị trầm cảm không phải vì một nguyên cớ duy nhất, mà là kết quả của nhiều yếu tố. Căn cớ của nó là Sợ. Một tiên tri vĩ đại đầy nhiệt tình của Israel mà lại sợ chết chỉ vì hoàng hậu Jezebel gian hiểm dọa sẽ giết mà sợ phải chạy trốn. Chúng ta có giống Elijah không? Sợ vì cô đơn, vì thất bại, vì không hoàn thành nhiệm vụ trao phó và mất hy vọng? 

Yếu tố thứ hai là thất bại. Elijah thiếu tự tin, ông ở trong giòng ngôn sứ lâu đời, đã nói về sự thiếu niềm tin và bỏ đạo của dân Israel, nhưng ông không thành công hơn tổ tiên của ông. Chúng ta sẽ làm gì khi cố gắng của mình coi như vô ích? Phải chăng chúng ta không làm được gì khác với những người đi trước chúng ta? Chúng ta nghĩ sao khi chúng ta chỉ có đóng góp mà không tham dự  công tác để giải quyết vấn đề? Chúng ta có cảm thấy thất bại khi kết quả công việc của chúng ta không được như ý: Tình liên đới bạn bè, gia đình, hôn nhân đổ vỡ? Sự thất bại của chúng ta khiến chúng ta mất hết bạn bè và những gì chúng ta có? 

Yếu tố thứ ba là mệt mỏi, kiệt sức…Elijah đã kiệt lực thể xác, cạn hết tình cảm. Đây là một nguy hiểm đáng sợ. Nó rất nguy hiểm cho những ai lạc hướng trong việc làm và sứ mệnh, những ai bị mê hoặc bởi chính nhiệt tình của mình để rồi trở thành điên khùng, mù quáng không như những môn đệ khiêm nhường, những mục tử/thừa tác viên là những đầy tớ chỉ biết làm tròn nghĩa vụ khiêm tốn của mình. Elijah đã không dành thời giờ để nghĩ ngơi và suy nghĩ về những việc mà Thiên Chúa đang làm ở chung quanh ông. 

Yếu tố thứ tư là những việc tầm phào, không đáng kể. Elijah cảm thấy mình cô đơn, tuyệt vọng, chẳng còn thiết gì về tương lai. Ông tự làm khổ mình vì đa nghi, nghĩ rằng ai cũng ghét bỏ mình. Ông nhìn thế giới toàn là màu đen, không có gì khác. Bao nhiêu người trong chúng ta cảm thấy sợ hãi, cô đơn, mất sức kiệt lực, hết hy vọng? Bao nhiêu người trong chúng ta đã buông suôi mọi sự, trở thành bi quan, coi đời là vô nghĩa, mọi người đều ích kỷ và nhỏ mọn? Bao nhiêu người trong chúng ta đã mất niềm tin vào Chúa, đấng có thể biến người phụ nữ hiếm muộn sinh con, làm cho kẻ chết sống lại? (Lc 1:36-37;Kn 21:1-3; Lc 7:14-16; Ga1:43-44) 

 

CÁCH TRỊ LIỆU CHO ELIJAH 

Để lấy lại nghị lực, Elijah cần phải ra khỏi tình trạng hiện có của mình. Đời sống tinh thần, tình cảm và thể xác của ông cần phải được đổi mới. Trước kia ông quá lo lắng chuyện quốc sự mà quên những nhu cầu và ưu tư của đồng hương ông là dân Tishbite. Elijah tỏ ra tiêu cực, thất vọng, ưu phiền lo lắng về chính mình lúc ông ở trong hang trên đỉnh núi, Chúa đã hỏi ông: “Elijah, ông ở đây làm gì vậy?” Chúa thừa biết ông làm gì ở đó. Thực ra Chúa đã xui khiến ông đến đó, lắng nghe ông mà không trách móc ông khi ông thốt ra những lời cay đắng, giận hờn và tuyệt vọng. Chúa sẽ không nói với ông: “Elijah, các tiên tri của ta đâu có nói năng như vậy!” Thiên Chúa đã không làm cho Elijah cảm thấy mình nhu nhược, trái lại Người chấp nhận tính tình ôngvà lắng nghe ông than thở. 

Điều xẩy ra với Elijah cũng có thể xẩy ra cho chúng ta, nhất là khi chúng ta chỉ để ý đến những điều tiêu cực mà không nhìn thấy những điều tích cực, những điều tốt đang xẩy ra chung quanh chúng ta. Nó xẩy ra khi chúng ta quá khó khăn với chính mình, để ý đến chúng ta quá tỷ mỷ nhưng lại không để ý đến Thiên Chúa. Thiên Chúa đã can thiệp vào tình trạng sầu buồn của Elijah và nhắc nhở ông là quan niệm của ông về cuộc sống và nhận thức về sự vật, hoàn cảnh và về Thiên Chúa đã bị lệch lạc rồi. 

Elijah cần biết rằng Thiên Chúa đã hiện diện nơi ông và, ngoài ra còn nhiều người khác cũng đâu có chịu cúi đầu thần phục Baal. Elijah nghĩ rằng ông là người duy nhất còn trung thành với Chúa. Thiên Chúa đã không để cho Elijah ngồi tự trách mình lâu ngày trong hang tăm tối. Israel đã có một  vua mới và một tiên tri mới được xức dầu phong chức rồi. Thời kỳ than oán và tự trách mình đã qua rồi nên Elijah cần trở lại làm việc. Chúng ta có thể học được gì ở câu chuyện trên đỉnh núi này? Đừng tự kỷ ám thị oán trách mình nữa mà hãy nghĩ đến tha nhân với lòng trắc ẩn thương mến. 

 

HÃY NGHĨ ĐẾN THA NHÂN 

Bài đọc 2 (Rm 9:1-5) cho chúng ta thấy Phaolo muốn hy sinh tuyệt đối cho dân tộc ông. Ông muốn mọi người kinh tởm, ghét bỏ ông, thậm chí để ông xa rời cả Thiên Chúa, nếu dân tộc ông được cứu rỗi. Ông muốn hoán chuyển phần rỗi của ông cho dân tộc ông. Phaolo đã có một rung cảm xâu rộng, một tình yêu sắt son và một ưu tư vô bờ bến đối với đồng bào ông. Phaolo đã tự hy sinh bản thân mình để cho dân Israel hiểu biết về kế hoạch cứu chuộc của Thiên Chúa mà lòng hết chai đá. 

    Phaolo quá buồn phiền vì lòng trai đá của đồng bào ông. Họ không chấp nhận đức Kito là đấng cứu chuộc họ đã làm lung lạc và chao đảo các Kito hữu khác. Đó là một trở ngại lớn cho dân Israel để chấp nhận một vị Thiên Sai mà Thiên Chúa đang chuẩn bị cho họ. Phaolo còn muốn họ nhận biết chúa Kito rồi nguyền rủa ông cũng được (Rm 9:3; Lv 27:28-29). Ông yêu mến dân tộc ông là do ân huệ Thiên Chúa tuôn đổ ra cho dân Israel và do  Thiên Chúa đã phải hạ mình xuống ban ơn cho họ để tất cả nhân loại cùng được hưởng (Rm 9:4-5). Quan điểm của thánh Phaolo quá rõ ràng là Thiên Chúa ước ao dùng Israel -một dân tộc đã được ủy thác với nhiều đặc ân- để đạt tới toàn thể nhân loại qua đấng Thiên Sai là đức Kito.

    Chương 9 thư thánh Phaolo gửi tín hữu Roma nêu ra một số câu hỏi cho chúng ta. Lúc nào là lúc tối hậu chúng ta phải năn nỉ một người đã hư mất chấp nhận chúa Kito? Từ chối trách nhiệm ảnh hưởng thế nào trên cuộc khổ nạn của Chúa Kito khi chúng ta chia sẻ Tin Mừng Phúc Âm? Khi chia sẻ Phúc Âm, chúng ta đã dùng sức mạnh Phúc Âm thế nào để cứu những người đã hư mất, để biến cải những kẻ tội lỗi , giúp họ nhận biết những nhu cầu đích thực trong xã hội hiện nay? Những hy sinh nào chúng ta phải làm để khả dĩ nhìn ra được người trong gia đình, bạn bè, thành viên trong cộng đồng đức tin của chúng ta đã hư mất để họ quay về với đức Kito, và có thể là lần đầu tiên họ nhận biết Thiên Chúa?

 

CÓ TA ĐÂY! HÃY CAN ĐẢM LÊN, ĐỪNG SỢ!

Câu chuyện Phúc Âm hôm nay (Mt 14:22-33) xẩy ra trên biển hồ khi các tông đồ đang làm việc cực nhọc trong gió bão, đã được chúa Giesu cứu giúp. Quyền lực của Chúa thể hiện qua việc Chúa đi trên sóng nước và bão tố (Mt 14:25; Tv 77:20; G 9:8). Chúa đã thách ông Phero đi trên nước, nhưng vì sợ, mất niềm tin nên ông đã chìm. Chúa dương tay nắm lấy Phero là muốn nhắc nhở các môn đệ và Giáo Hội ở mọi thời đại là Thiên Chúa luôn luôn để ý và quan phòng gìn giữ chúng ta. Người cho chúng ta biết là không có gió bão nào có thể lật chìm con thuyền chúng ta, không có đại hồng thủy nào có thể nuốt chửng chúng ta nếu chúng ta nắm vững niềm tin. 

    Trong lịch sử Giáo Hội, có những con thuyền Giáo Hội rách bươm tưởng như sắp chìm, nhưng Giáo Hội vẫn sinh hoạt, cứu các linh hồn và hành trình đi về bến sau cùng. Trong triều đại được chúc phúc ấy, tất cả mọi đe dọa Giáo Hội Chúa đều sẽ qua đi. Những lúc sóng gió bão bùng ấy, chúng ta hãy lắng nghe tiếng Chúa như Phero đã nghe lời Chúa đem thả lưới ở chỗ nước sâu. Đó là lúc Chúa thử niềm tin của chúng ta, không phải để xem chúng ta có tuyên xưng hay không, mà xem chúng ta có sẵn sàng làm theo lời Chúa hay không? 

    Đừng bao giờ quên là chúng ta đang đứng trên mặt nước với Chúa và Người đang ở trên thuyền với chúng ta, lúc sóng to gió lớn cũng như lúc binh an. Thiên Chúa không bao giờ bỏ những ai đến với Chúa và cầu xin lòng thương sót của Chúa. Người bước đi trên mặt nước, làm cho gió yên biển lặng, hướng dẫn con thuyền đi tới bến an toàn, mang theo với Người những mẻ cá lớn, bữa tiệc vĩ đại để tất cả chúng ta cùng hưởng, bữa tiệc Mình và Máu Thánh Chúa, nuôi sống linh hồn chúng ta hàng ngày.  

 

Fleming Island, Florida

August 5, 2020

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!