Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THIÊN CHÚA CÓ THA NHỮNG TỘI MÀ TA PHẠM NHIỀU LẦN KHÔNG?
‘HÃY ĐỂ THÁNH ĐƯỜNG HAGIA SOPHIA NGUYÊN NHƯ VẬY’ - TUYÊN BỐ CỦA HỒNG Y CHARLES BO


 

Nhân việc Thánh Đường HAGIA SOPHIA ở Istanbul thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ bị biến đổi thành một đền thờ Hồi Giáo, Đức Hồng Y Charles Maung Bo của Yagon, Miến Điện là Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Á Châu (HĐGMAC) ngày 24 tháng 7 năm 2020 đã đưa ra tuyên bố: Hãy để nguyên Thánh Đường Hagia Sophia như vậy. Ngài đã đưa ra một Nghị Quyết: Biến đổi như vậy là “đã hủy bỏ Tự Do Tôn Giáo và Tự Do Tín Ngưỡng”. Ngài nói -với tư cách Chủ Tịch HĐGMAC- ngài có trách nhiệm phải tố cáo tất cả những vi phạm tự do tôn giáo đối với mọi tôn giáo đang bị hành hạ và truy nã.

Ngài khẳng định như vậy khi tuyên bố với truyền thông Vatican-Zenit tiếng Anh trong một thông điệp nói về Thánh Đường Hagia Sophia ngày 24-7-2020. Thông điệp này tiếp theo lời kêu gọi của các giới chức Á Châu ngày 1-7-2020 xin mọi người cầu nguyện cho Hong Kong, trong một thông điệp báo động về việc Trung Cộng áp đặt luật mới về An Ninh Quốc Gia lên Hong Kong. Luật này có thể đe dọa trầm trọng tự do con người và nhân quyền. Ngài cho biết là tự do tôn giáo dĩ nhiên sẽ bị lâm nguy.

 

 *******

 

TUYÊN BỐ CỦA ĐỨC HY CHARLES BO VỀ THÁNH ĐƯỜNG HAGIA SOPHIA*

Tự do tôn giáo hay tự do tín ngưỡng là một nhân quyền căn bản của tất cả mọi người có niềm tin hay không có niềm tin. Quyền chọn lựa, quyền thực hành, quyền diễn tả và quyền thay đổi niềm tin của mình -hay quyền không có niềm tin gì hết- là loại tự do căn bản nhất của linh hồn. Đó là  loại tự do mà tôi kiên trì và hăng say bảo vệ cho người Hồi Giáo, người Phật Giáo, Ấn Độ Giáo, Do Thái Giáo và Kito Giáo thuộc mọi truyền thống ở ngay trên quê hương tôi là Miến Điện và khắp Châu Á.

Thật vậy, tôi luôn luôn lên tiếng bảo vệ người dân Hồi Giáo ở Miến Điện, và tôi sẽ tiếp tục làm như vậy không do dự và nghi ngờ. Tự do tôn giáo thực sự đòi hỏi phải kính trọng tự do và tập quán của người khác cũng như thực hành và bảo vệ tự do của chính mình.

Vì lý do đó, Thổ Nhĩ Kỳ quyết định biến một công trình đã có từ cả ngàn năm trước –là Vương Cung Thánh Đường Hagia Sophia lớn nhất thế giới- thành một đền thờ Hồi Giáo đã làm tôi rất đau buồn. Với tư cách là chủ tịch HĐGMAC tôi có bổn phận phải nói lên như vậy.

Tôi đau buồn không phải vì tôi muốn từ chối không cho những người anh chị em Hồi Giáo của tôi có nơi thờ phượng. Trái lại, tôi bảo vệ quyền thờ phượng của họ cũng như của tất cả mọi người. Không có gì tôi nói ở đây lại có thể bị lấy mất bởi những kẻ đang hành hạ người Hồi Giáo -ở Miến Điện hay ở ngoài Miến Điện- để chứng minh cho những hành động của họ. Không bao giờ có thể là như vậy. Sự truy nã hành hạ dưới bất cứ hình thức nào cũng có thể bị phản đối bởi những người có niềm tin, có hy vọng và tình yêu thương cũng như bởi cả nhân loại. Nhưng không có quyết định nào có thể biến đổi Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo mà không do bất cứ một cuộc tấn công không cần thiết nào về tự do tôn giáo hay tự do tín ngưỡng.

Niềm tin là công việc của linh hồn, của trái tim, của trí óc và của thần khí. Những đền thờ của niềm tin thì ở trong con người, không ở những dinh thự. Ngoài ra, những dinh thự thánh thiêng thì là đại diện và là hiện thân của lịch sử, của di sản, của nghệ thuật, của biểu tượng học và của câu chuyện đời sống niềm tin xuyên suốt cả hàng thiên niên kỷ nay. Tuy nhiên, khi bị phá bỏ, chúng lại có thể được dùng như là biểu tượng của quyền lực và áp chế.

Ở đất nước tôi là Miến Điện, các thánh thất Hồi Giáo đã bị san bằng sát mặt đất thì tôi đã luôn luôn lên tiếng phản đối, dù đôi khi gặp nguy hiểm. Ở bên Tàu, những người Hồi Giáo Pháp Luân Công đang phải đối diện với những đàn áp tập thể ác độc nhất của thời đại hiện nay, và tôi đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng thế giới điều tra. Tại Ấn Độ và Sri Lanka, người Hồi giáo cũng đang đứng trước cảnh bạo động rất kinh hãi và tôi cũng đã kết án những hành động vô nhân ấy.

Tương tự như vậy ở Indonesia, đền thờ Hồi Giáo phái Ahmadiyya đã bị những người Hồi Giáo khác phái phá hủy, các giáo đường cũng buộc phải đóng cửa. Tại Iran, phái Baha cũng bị tấn công mãnh liệt và ngăn cản không cho tự do hành đạo. Ở Syria và Iraq các thánh địa cũng bị phá hủy vô cớ trong khi ở gần nhà tôi, tôi đã chứng kiến cùng một hiện tượng như vậy ở bên Tàu các đền thánh bị phá hủy, Thánh Giá bị triệt hạ khỏi những nơi thờ phượng và ngay cả nơi thánh đường, chẳng hạn như Thánh Đường Xiangbaishu ở Yixing đã bị tàn phá.”

Vấn đề biến đổi Hagia Sophia thành một đền thờ Hồi Giáo cũng nói lên một phủ nhận tương tự về tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng, tự do yêu thương và tôn trọng sự khác biệt nhân phẩm.

Trong khi thế giới đang phải gánh chịu nạn dịch kinh hoàng thì lý ra chúng ta cần phải xích lại gần nhau chứ không thể chia rẽ làm cho các cộng đồng xa cách nhau hơn. Chúng ta cần để qua một bên sự khác biệt chính trị, quên đi trò chơi quyền lực, tránh những xung đột nhân chủng và tôn giáo, làm tăng giá trị sự khác biệt nhân phẩm của mỗi người. Chúng ta phải ca tụng vinh danh  vẻ đa dạng mà hiệp nhất ở nơi con người.

Làm sao khi biến đổi một công trình đã có thời là một Vương Cung Thánh Đường đồ sộ nhất thế giới thành một đền thờ Hồi Giáo mà không gây ảnh hưởng gì cả ngoài việc tạo căng thẳng, gây chia rẽ trong dân chúng và làm con người đau khổ sao? Làm sao khi trao Hagia Sophia vào tay những người không có một cảm quan gì về lịch sử và di sản của nó để rồi họ sẽ phá hủy mất cà bản chất Kito giáo đã từng đem con người lại gần nhau hay sao? Làm sao khi chiếm đoạt Hagia Sophia mà có thể nói là ủng hộ điều 18 của bản tuyên ngôn quốc tế nhân quyền được nhỉ? Không thể được. Đơn giản nó chỉ mở rộng thêm những vết thương và đào sâu hố chia rẽ ở thời đại mà chúng ta đang cần phải hàn gắn và lành lại vết thương nhân loại.

Tôi từng làm việc hàng ngày cả đời tôi với những người anh chị em của tôi ở mọi niềm tin truyền thống chính. Tôi sẽ đi đến tận cùng thế giới để bảo vệ những quyền lợi ấy của họ. Tôi sẽ bảo vệ tất cả mọi đền thờ Hồi Giáo, tất cả mọi nhà hội Do Thái Giáo, và tất cả mọi thứ đền thờ nào khác với hết sức có thể của tôi. Và tôi biết những vị lãnh đạo các tôn giáo bạn của tôi đang làm việc hăng say để kiến tạo hòa bình cũng có thể sẽ làm tương tự như vậy cho tôi. Đó là tinh thần mà chúng ta cần phải có – để tôn trọng và bảo vệ tự do thờ phượng của nhau như chúng ta mong ước, để biểu lộ niềm tin theo đúng truyền thống của chúng ta, để tự do chuyển đổi theo lương tâm chúng ta, nhưng không bao giờ để bị trấn áp, không bao giờ áp đặt và không bao giờ chiếm đoạt hay cướp giật.

Ở những kỷ nguyên trước của lịch sử, chúng ta biết rằng cướp giật của nhau một trong những địa danh và dinh thự thánh thiêng nào đều tạo cảnh buồn phiền và cay đắng mà chẳng ai nói ra. Nhưng ở thế hệ chúng ta ngày nay chẳng ai lại điên rồ mà đi lặp lại những lỗi lầm ấy của lịch sử.

 

Ăn miếng trả miếng vẫn là đặc tính tự nhiên của con người.

Hãy để nguyên Thánh Đường Hagia Sophia như vậy!

 

+ HY CHARLES BAUNG BO

Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Á Châu

Tổng Giám Mục Yangon, Miến Điện

24-7-2020

 

Chuyển dịch: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Nguyên bản tiếng Anh của HY Bo chuyển cho Zenit’s Deborah Lubov

Nguồn: https://theworldnews.net/va-news/feature-let-hagia...

 

*HAGIA SOPHIA là một kỳ quan vĩ đại của thế giới về kiến trúc ở Istanbul, thủ đo của Thổ Nhĩ Kỳ. Tiên khởi nó được xây để làm Vương Cung Thánh Đường Kito Giáo Orthodox từ gần 1,500 năm trước. Giống như Tháp Eiffel ở Paris hay đền thờ Parthenon ở Athens, thánh đường Hagia Sophia là biểu tượng rất lâu đời của thành phố quốc tế này. Tuy nhiên, ngoài cấu trúc rất đặc thù của nó, Hagia Sophia còn giữ một vị thế lịch sử đặc biệt của Istanbul mang tính chính trị toàn cầu, tôn giáo, nghệ thuật và kiến trúc.

   Hagia Sophia tọa lạc tại thành phố cổ Istanbul và từ nhiều thế kỷ nó được coi là địa danh của cả hai tôn giáo: Kito Giáo Orthodox và Hồi Giáo. Cái đặc biệt này có thể nghiêng về phía nào có tầm ảnh hưởng văn hóa mạnh hơn tại thành phố của dân Thổ Nhĩ Kỳ này.

   Istanbul nằm giữa cửa khẩu Bosporus, một thủy lộ biên giới giữa Âu Châu và Á Châu. Dân số của thánh phố này có chứng 15 triệu dân cư ngụ trên cả hai lục địa Âu và Á.(Chúng tôi sẽ có một bài viết chi tiết hơn về Thánh đường Hagia Sophia lịch sử này)

 

*****************

TUYÊN BỐ VỀ VIỆC ÁP ĐẶT “LUẬT CỦA TRUNG QUỐC THÀNH LUẬT AN NINH QUỐC GIA CỦA HONG KONG”

 

LỜI KÊU GỌI CẦU NGUYỆN CHO HONG KONG CỦA HY CHARLES BO. July 1, 2020

Nhân danh HĐGMAC, tôi kêu gọi tất cả các Kito hữu thuộc mọi truyền thống và tất cả mọi người có niềm tin trên khắp Á Châu và toàn thế giới hãy tích cực cầu nguyện cho Hong Kong và cho cả Trung Quốc cùng nhân dân của họ.

Chính quyền Trung Quốc đêm qua đã áp đặt luật mới về an ninh quốc gia trên Hong Kong. Đây là một quyết định không theo hệ thống tham khảo đại chúng. Luật này đã làm suy giảm tự do của Hong Kong một cách trầm trọng và hủy bỏ tính “tự trị cao độ của Hong Kong” như đã hứa theo nguyên tắc “Một Quốc Gia, Hai Hệ Thống”. Hành động này đã làm thay đổi trầm trong Hiến Pháp của Hong Kong và vi phạm tinh thần văn bản năm 1997  thỏa thuận trao quyền giữa Trung Cộng và Anh Quốc. Hong Kong là một trong những viên kim cương của Châu Á, một “hòn ngọc của Á Châu”, đường giao lưu giữa Đông và Tây, là cổng đi vào Trung Quốc, một tụ điểm của tự do thương mại. Cho đến nay nơi này vẫn thụ hưởng một nền thịnh vượng hỗn hợp giữa tự do và sáng tạo.

Luật an ninh quốc gia tự nó không có gì sai trái. Mỗi quốc gia đều có quyền ra luật để bảo đảm

cho an ninh quốc gia của mình. Tuy nhiên luật lệ như vậy phải được cân bằng hầu bảo vệ nhân quyền, nhân phẩm và những tự do căn bản. Đem luật của quốc hội nhân dân Trung Quốc áp đặt lên Hong Kong đã làm suy yếu hội đồng lập pháp và tính tự trị của Hong Kong. Nó đã thay đội tận gốc rễ căn tính của Hong Kong.

Tôi rất quan ngại là luật này đang đe dọa mọi tự do căn bản cũng như nhân quyền ở Hong Kong. Luật này có khả năng hủy bỏ tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do báo chí, tư do giáo dục và nghiên cứu. Hiển nhiên là tự do tôn giáo và tự do tín ngưỡng sẽ bị đe dọa và lâm nguy.

Theo như nhiều bá cáo thì tự do tôn giáo và tự do tín ngưỡng ở Trung Hoa lục địa hiện đang gặp nguy hiểm vì bị giới hạn, kìm kẹp rất khắt khe từ thời xẩy ra cuộc cách mạng văn hóa. Cho dù việc tự do thờ phượng ở Hong Kong chưa bị ảnh hưởng trực tiếp ngay bây giờ nhưng luật an ninh mới với những áp đặt rộng lớn về tội cố ý lật đổ chính quyền, chia rẽ dân chúng và hợp tác với thù địch chính trị nước ngoài có thể sẽ xẩy ra như trong khi tổ chức thuyết giảng về tôn giáo, những buổi thắp nến cầu nguyện sẽ bị kết tội, bảo vệ và nuôi ăn những người biểu tình ở nơi thờ phượng là chỗ được phép sẽ bị làm khó dễ. Tôi cầu nguyện là xin để luật này đừng cho phép chính phủ can thiệp vào những việc nội bộ của các tổ chức tôn giáo và những công tác mà họ cung ứng cho đại chúng.

Phải có bảo đảm rõ ràng cho những vị giám mục anh em của tôi cũng như những người bạn linh mục của tôi và các giáo sĩ Tin Lành khi họ rao giảng Lời Chúa, và cho những vị lãnh đạo các tôn giáo khác khi họ phải giảng dạy cho các cộng đoàn của họ. Việc tham gia vào các công tác xã hội của những bộ phận tôn giáo không bị quấy nhiễu. Những điều khoản căn bản của bộ luật Hong Kong đều bảo đảm cho tự do tín ngưỡng thì nay những vị lãnh đạo tôn giáo sẽ bị kết tội vì giảng giải về phẩm giá con người, về nhân quyền, về công bằng, tự do và sự thật? Chúng ta đã học được nhiều bài học qua những kinh nghiệm đau thương là khi nào mà tự do (nói một cách tổng quát) bị cấm cản thì tự do tôn giáo và tự do tín ngưỡng, sớm muộn rồi cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Năm ngoái đã xẩy ra nhiều cuộc biểu tình phản đối ở Hong Kong mà phần lớn là ôn hòa. Tuy nhiên, trong khi hơn 9,000 người biểu tình bị bắt giữ thì không một cảnh sát nào của nhà nước bị kết tội vì đã gây bạo động và làm tổn thương một cách bất công. Tất cả chúng ta – cả người biểu tình lẫn cảnh sát -  ai cũng biết là mọi người phải có trách nhiệm đồng đều trước pháp luật. Cùng đối đế lắm không còn cách nào khác thì bạo động mới xẩy ra, lúc đó mới mong đạt được cải thiện sửa đổi và hứa hẹn. Hiện giờ luật an ninh quốc gia này đang đe dọa và gây nhiều căng thẳng trầm trọng mà không có giải pháp cải đổi nào.

Vì những lý do đó và theo tinh thần ngôn sứ, các thánh tử đạo, tôi khẩn khoản mọi người hôm nay hãy cầu nguyện cho Hong Kong, cho những nhà lãnh đạo của Trung Quốc và Hong Kong để họ tôn trọng lời hứa mà họ đã có với Hong Kong là bảo vệ những tự do và những quyền căn bản của con người. Chớ gì lời nguyện cầu của tất cả mọi người chúng ta sẽ tạo được an bình.

 

Hồng Y CHARLES MAUNG BO

Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Á Châu

 

Chuyển dịch: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Nguyên bản tiếng Anh của HY Bo chuyển cho Zenit’s Deborah Lubov

Nguồn: https://theworldnews.net/va-news/feature-let-hagia...

 

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!