Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CỘNG ĐỒNG NHỮNG VIÊN ĐÁ SỐNG ĐỘNG


CHÚA NHẬT 5A  PHỤC SINH

Cv 6:1-7; Tv 33; 1Pr 2:4-9; Ga 14:1-12

                           Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

Màu nhiệm hiêp nhất với chúa Kito là trung điểm phụng vụ của Chúa Nhật V Phục Sinh này. Bài đọc I sách tông đồ công vụ (cv 6:1-7) cho chúng ta thấy sự khác biệt giữa nhiệm vụ của các tông đồ trong cộng đồng dân chúa tiên khởi tùy theo sinh hoạt. Những người Hellenist không nhất thiết phải là người Do Thái xa quê hương nhớ cố quốc, mà là người Do Thái gốc Palestine nói tiếng Hy Lạp. Người Hebrew là người Do Thái gốc Palestine nói tiếng Do Thái hay tiếng Aramic và có thễ cũng nói cả tiếng Hy Lạp. Cả hai loại người này đều thuộc về cộng đồng Kito giáo Do Thái ở Jerusalem. Sự sung khắc giữa họ đã làm thay đổi diện mạo của cộng đồng hầu giúp cho nhu cầu của cộng đồng được thực hiện một cách linh hoạt hơn. 

 

PHỤC VỤ LỜI CHÚA 

Nhiệm vụ chính của 12 tông đồ (C.2-4) là “phục vụ Lời Chúa” gồm rao truyền Tin Mừng và giảng giải giáo huấn chúa Giesu. Đọc câu 2 lời các tông đồ nói: “Chúng tôi bỏ việc rao giảng Lời Chúa mà lo đi giúp bàn thì không phải lẽ.” Một số nhà chú giải Kinh Thánh nghĩ rằng tiếng ‘giúp bàn’ ở đây không phải là phục vụ bàn ăn mà là giữ sổ sách phân phát thức ăn cho các thành viên của cộng đoàn. Theo yêu cầu của các tông đồ, các đệ tử chọn Stephen là người có nhiều niềm tin và đầy ơn Chúa Thánh Thần cùng với các ông Philip, Prochorus, Nicanor, Timon, Parmenas và Nicolaus” cả thảy là 7 người. Các môn đệ cầu nguyện rồi đặt tay lên họ” (c.5-6). Mục đích chính của  đoạn này là để giới thiêu Stephen, một khuôn mặt nổi bật trong cộng đoàn, người đã giảng một bài dài và rồi chịu tử vì đạo đã được ghi lại ở đoạn 7 sách công vụ tông đồ. Sau khi Stephen và 6 người kia được tuyển chọn thì không thấy giới thiệu họ thi hành công tác như đã chỉ định (c.2-3). Đúng ra là có hai người là Stephen và Philip được giới thiệu là thầy giảng về sứ điệp chúa Kito. Stephen đứng đầu làm đại diện cho 7 đệ tử. Theo truyền thống  thì đây là nguồn gốc công tác mục vụ của chức “phó tế”, dù sự phân biệt đặc biệt này không thấy ghi trong Công vụ tông đồ.

Ngoài công tác bác ái, Stephen còn thi hành nhiệm vụ rao truyền Tin Mừng nơi dân của ông là dân Hellenists. Luca nhấn mạnh Stephen là người “đầy ân sủng và quyền năng”(c.8), đã nhân danh chúa Giesu cắt nghĩa luật Maisen và luật Thiên Chúa. Stephen đọc lại Cựu Ước dưới ánh sáng đức Giesu chịu chết và phục sinh. 

Một trong những bài học đầy uy dũng mà chúng ta học được ở Stephen là công tác bác ái không bao giờ được tách khỏi việc tuyên xưng niềm tin. Rõ ràng Stephen là một trong bảy vị được trao phó thi hành công tác bác ái. Vì bác ái không thể tách khỏi niềm tin, nên cùng với bác ái, Stephen đã tuyên xưng đức Kito chịu đóng đanh trong khi ông chịu tử vì đạo. Bác ái và tuyên xưng niềm tin luôn luôn là một. 

 

CHÚA KITO LÀ ĐÁ TẢNG GÓC TƯỜNG 

Bài đọc 2 thư 1 thánh Phero (1Pr 2:4-9) đã trình bày một hình ảnh độc đáo về đức Kito. Người là đá tảng góc tường, là nền móng của lâu đài thiêng liêng của cộng đồng Kito giáo (c.5). Đối với những ai không tin thì đức Kito là một trở ngại, là đá tảng làm người ta vấp ngã (c.8). Đức Kito là “viên đá sống động” của “ngôi nhà thiêng liêng” cũng sẽ biến đổi chúng ta thành những “viên đá sống động” (c.5). Mỗi khi chúng ta tụ họp nhau lại trong Giáo Hội thì chúng ta -như là cộng đồng đức tin, những “viên đá sống động” của tòa nhà Thiên Chúa-  sẽ được gọi là “tòa nhà thiêng liêng” thực sự mà Chúa Giesu Kito là “đá tảng góc tường”, trong đó “những của lễ thiêng liêng của Người dâng lên đã được Thiên Chúa chấp nhận” (c.6). 

 

CỘNG ĐỒNG NHỮNG VIÊN ĐÁ SỐNG ĐỘNG 

Trong một cuộc hành hương đất thánh, tôi được dịp thăm quang cảnh Capernaum nằm ở phía Tây Bắc biển Galilee, với sự hướng dẫn của một linh mục chuyên viên Kinh Thánh. Ngài giảng một bài tuyệt vời về “Bánh Hằng Sống” giữa những đổ nát hoang tàn của hội đường ở thế kỷ 3 tại trung tâm thành phố. Sau đó ngài dẫn chúng tôi qua những khu phố nhỏ hẹp nơi nhà của đức Giesu ở Galilee, chỉ cho chúng tôi cách người ta xây nhà ở trong thành phố bằng những viên đá nhỏ màu hơi đen. Họ không dùng vữa hồ để gắn những viên đá lại với nhau. Ngài nói người ta gọi những viên đá đó là “viên đá sống động”. Người ta sắp xếp, ghép, du di, cọ sát những viên đá đó với nhau làm sao cho thật khít khao một cách hoàn hảo. Đọc bài đọc này chúng tôi mường tượng y chang quang cảnh thực tế đó. Hình ảnh Giáo Hội ngày nay -cộng đồng những viên đá sống động- nhờ sự cọ sát với nhau, trở nên hơp nhất, hữu dụng và tạo thành toàn thể ngôi lầu đài. Chỉ khi chúng ta cọ sát liên hợp với nhau như vậy chúng ta mới học được đức bác ái thực sự và là cộng đồng đích thực. Chỉ khi chúng ta có khả năng lớn lên, phát triển, thay đổi và thích hợp, chúng ta mới thực sự sống  hài hòa với nhau một cách lâu dài bền vững. 

 

ĐỨC GIESU LÀ THẦY KẾ HOẠCH XÂY DỰNG 

Trong bài đọc 2, thánh Phero gợi ý “anh em là những viên đá sống động, hãy để cho Chúa dùng làm ngôi nhà thiêng liêng là những tư tế.” Chúng ta hiến dâng mình cho Thiên Chúa như những viên đá sống động, vậy ngôi nhà thiêng liêng đang được xây dựng là gì? Qua bài Tin Mừng hôm nay (Ga 14:1-12), thánh Gioan trình bày không phải cái nhà mà là lâu đài có nhiều phòng. Có nên nghĩ đó là “Nhà Cha” như thiên đàng và các phòng là nơi chờ đón chúng ta khi lìa trần để về đó ở không?  Có lẽ đó cũng là một cách diễn nghĩa hay và sống động. Chúng ta nên để nó thấm nhập tâm hồn chúng ta, nhất là những lúc cảm thấy cô đơn và giao động như khi mất người mình yêu. Nhưng không nên giới hạn ý nghĩa này vào chuyện mất mát. 

Đức Giesu không chỉ quan tâm về đời sau mà còn cả hiện tại. Trong bữa tiệc ly, Người đã nói với các môn đệ về “những chỗ ở” này. Người cũng nói về thời điểm ngay lúc bấy giờ. Các môn đệ và Giáo Hội sơ khai cần biết rõ họ có khả năng thi hành sứ mệnh và mục vụ của mình sau khi đức Giesu về với Cha người. Người nói “Đừng để tâm hồn mình bi giao động…vì trong nhà Cha ta có nhiều phòng ở”. Không phải một phòng mà rất nhiều! Chúa ra đi trước để chuẩn bị nhiều phòng cho chúng ta, cho cả những người “ngoài” cộng đồng Giáo Hội. Vào ngày của Người, Chúa Giesu sẽ xuất hiện theo cách thức của Người để chuẩn bị một phòng cho tất cả mọi người, đặc biệt những ai không chuẩn bị phòng trước. Kế hoạch xây dựng lâu đài của đức Giesu là thiết lập một tòa nhà vĩ đại có nhiều phòng cho nhiều loại dân Chúa khác nhau. Các phòng này được xây dựng bằng những viên đá sống động. 

 

TIÊN TRI NGÀY CHÚA RA ĐI 

Trong mùa Phục Sinh, rất nhiều lần chúng ta được nghe lại lời Chúa Giesu nói về sự ra đi của Người: Lên trời về cùng Chúa Cha.  Trước tiên nơi bàn tiệc ly: “Khi đức Giesu biết giờ của người đã đến để rời thế gian về cùng Cha…Người biết rằng Cha người đã đặt tất cả mọi sự trong tay Người, và Người đến từ Thiên Chúa sẽ trở về với Thiên Chúa…” (Ga 13:1-3). Đức Giesu biết cái chết của Người đã gần kề, nhưng Người còn nhìn xa hơn nữa và nói Người lên trời cùng Chúa Cha: “Bây giờ tthầy về với đấng đã sai thầy” (Ga 16:5); “Thầy về với Cha thầy, các con sẽ không nhìn thấy thầy nữa” (Ga 16:10). Lúc bấy giờ các môn đệ hoàn toàn không hiểu Chúa có ý nói gì mà quá huyền bí như vậy: “Thầy ra đi và thầy sẽ trở lại với các con”, rồi người lại thêm: “Nếu các con yêu mến thầy thì các con sẽ vui mừng vì thầy về cùng cha thầy, vì Cha thầy cao trọng hơn thầy” (Ga 14:28). Sau khi Chúa phục sinh, các môn đệ mới vỡ lẽ hiểu ra là Chúa nói tiên tri về  việc Chúa Lên Trời. 

Câu Toma hỏi đức Giesu: “Thưa thầy, chúng con không biết thầy đi đâu thì làm sao mà chuẩn bị đường đi?” diễn tả nỗi ưu tư của mỗi người chúng ta khi ý thức được trách nhiệm của mình về đời sống mà Thiên Chúa đã ban cho, sống làm sao cho phải đạo đẹp lòng Chúa. Khi đức Giesu xác định “Ta là Đường” tức là Người xác định phương hướng của Kito giáo đồng thời của mỗi người chúng ta (Cv 9:2; 19:9,23; 22:4; 24:14,22). Trong Giáo Hội sơ khai, người Kito hữu được gọi là “Người theo Đường”. 

 

NHỮNG THÁCH ĐỐ CỦA VIỆC LOAN TRUYỀN NIỀM TIN 

Dưới ánh sáng những bài đọc hôm nay, chúng ta thử coi lại tài liệu chuẩn bị (Lineamenta) cho thượng hội đồng các Giám Mục họp vào tháng 10 năm 2012 ở Vatican về “Tân Phúc Âm Hóa trong viêc loan truyền Niềm Tin Kito Giáo”,  phần nói về “Những hoa trái của việc loan truyền Niềm Tin (#17)” 

Mục đích của toàn thể tiến trình loan truyền niềm tin là biến Giáo Hội thành một cộng đồng chứng nhân của Phúc Âm. Đức Phaolo VI nói: “Giáo Hội là một cộng đồng các tín hữu, cộng đồng hy vọng sống và hiệp thông, công đồng tình yêu huynh đệ; Giáo Hội cần liên tục lắng nghe những điều mà Giáo Hội tin, những lý do để hy vọng, giới răn mới về tình yêu. Giáo Hội là dân Chúa đang ngụp lặn trong thế gian, thường bị lôi cuốn bới những thần tượng. Giáo Hội cần phải luôn luôn lắng nghe lời rao truyền những “công việc đầy quyền năng của Thiên Chúa” đã biến đổi Giáo Hội thành Chúa; Giáo Hội cần phải luôn luôn được Chúa kêu gọi đến với nhau và hiệp nhất. Tóm lại, việc đó có nghĩa là Giáo Hội cần được liên tục phúc âm hóa nếu Giáo Hội muốn giử được sư tươi mát, hăng say và sức mạnh để tuyên xưng Phúc Âm.” 

“Hoa trái của kế hoạch phúc âm hóa đang tiến hành được phổ quát hóa trong Giáo Hội như là dấu chỉ quyền năng ban sự sống của Phúc Âm, tạo một hình thức cụ thể để đáp ứng với những thách đố của thời đại chúng ta. Gia đình cần phải trở thành những dấu chỉ thực sự của tình yêu và chia sẻ, với khả năng để hy vọng theo như sự cởi mở của nó trong cuộc sống. Sức mạnh thì cần thiết để xây dựng cộng đồng có tinh thần toàn cầu thực sự và khả năng đối thoại với những tôn giáo khác. Can đảm cũng cần thiết để giữ vững sáng kiến về công bằng xã hội và tình đoàn kết đặt người nghèo khó vào trung tâm điểm của những ưu tư của Giáo Hội. Niềm vui cũng cần được hiển hiện hơn trong việc dâng hiến đời mình cho ơn gọi làm linh mục hay cuộc đời tận hiến. Giáo Hội chuyển đổi Niềm Tin của mình thành một Giáo Hội của “Tân Phúc Âm hóa” sẽ có khả năng trong mọi tình trạng chứng tỏ rằng Chúa Thánh Thần hướng dẫn Giáo Hội và biến đổi lịch sử của Giáo Hội, của cá nhân người Kito hữu và của toàn thể dân Chúa và nền văn hóa của họ.” 

 

ĐÔI LỜI KẾT: SUY NIỆM TRONG TUẦN 

Bác ái và tuyên xưng niềm tin luôn luôn đi đôi với nhau. Làm sao những cố gắng và hoạt động bác ái cũng như những chương trình công lý xã hội có thể giúp chúng ta cơ hội thực sự để tuyên xưng đức Giesu Kito và sứ điệp của Người cho những người mà chúng ta giúp đỡ? 

Làm sao cộng đồng Kito hữu lại là những “viên đá sống động”, những chỗ ở trong Giáo Hội có thể cung cấp những con người với một cảm nghiệm thiêng liêng được?  Tới mức độ nào thì chương trình niềm tin của chúng ta có được một đối tượng khách quan không chỉ là liên kết thiêng liêng với sự thật chúa Kito mà còn kiến tạo một cảm nghiệm gặp gỡ cá nhân, hiệp thông và “sống” màu nhiệm chúa Kito? 

Làm sao những toán bàn luận và lắng nghe Lời Chúa lại có thể trở thành khí cụ chung cho đời sống Kito hữu trong cộng đồng chúng ta? Làm sao cộng đồng chúng ta có thể biểu hiện được trung tâm điểm của Bí Tích Thánh Thể (tôn kính và thờ lạy), rồi dựa vào đó sắp đặt cuộc sống và sinh hoạt cho cộng đồng? 

Những kết quả/hoa trái chính nào đạt được trong Giáo Hội chúng ta nhờ truyền bá niềm tin? Cá nhân trong cộng đồng Kito giáo đã được chuẩn bị thế nào để nhận biết những hoa trái đó hầu bảo tồn và nuôi dưỡng chúng? Thiếu sót lớn nào mà chúng ta không thu lượm được?

Những trở ngại, gian nan và gương xấu nào cản trở việc loan truyền này? Cộng đồng đã học được gì trong những hoàn cảnh như vậy hầu rút ra những bài học thích hợp cho việc canh tân đời sống tinh thần và sứ mệnh của mình?

 

 NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!