Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
HÃY CAN ĐẢM LÊN VÌ CÓ CHÚA CHE CHỞ


BÀI GIẢNG CHÚA NHẬT LỄ LÁ CỦA ĐTC PHANXICO

Chuyển ngữ: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

 

Trong cơn đại dịch này, chúng ta hãy can đảm lên vì có Chúa che chở và an ủi.

April 05, 2020 12:11

Bắt đầu bước vào Tuần Thánh tại Vatican, dù không có tín hữu hiện diện, ngày nào ĐTC Phanxico cũng đều ca tụng các anh hùng.

Giữa cơn đại dịch này, khi chúng ta cảm thấy cô đơn và xuống tinh thần, thì Chúa Giesu nói với tất cả chúng ta: Hãy can đảm lên vì có Thiên Chúa che chở và an ủi …. Chắc chắn một tuần lễ trước Chúa Nhật Phục Sinh, ĐTC Phanxico đã đưa ra những lời khuyên này, để nhắc nhở mọi tín hữu khi tham dự Thánh Lễ qua via streaming là: Chúa Giesu cũng đã trải qua những cơn đau khổ và cảm thấy mình bị bỏ rơi, hoàn toàn chỉ còn lại có một mình Thiên Chúa Cha.

Trong bài giảng tại đền thánh Basilica Phero, không có một giáo dân nào tham dự vì tình trạng đại dịch Covid-19 nên mọi người phải ở trong nhà, Đức Phanxico đã nhấn mạnh là Chúng ta đừng có sợ mà hãy để ý đến điều chúng ta đáng lẽ phải biết nhưng đã bỏ qua là: Hãy nhận thức rằng Thiên Chúa luôn luôn ở với chúng ta, và với Người thì chúng ta sẽ có mọi sự.

 

Bài giảng của Đức Thánh Cha

Chúa Giesu, “hoàn toàn quên mình và mặc lấy thân hình một người đầy tớ” (Pl 2:7). Chúng ta hãy đi vào Tuần Thánh với những lời này của thánh Phaolo, khi lời Chúa -như một điệp khúc- trình diễn Chúa Giesu qua hình ảnh một người đầy tớ. Vào ngày thứ 5 Tuần Thánh, Người lại hiện thân là người nô lệ quì gối rửa chân cho các môn đệ. Vào ngày thứ 6 tuần thánh, Người lại được trình bày như một tên đầy tớ đau khổ nhưng chiến thắng (Is 52:13). Ngày mai thứ bảy, chúng ta sẽ nghe lời tiên tri Isaia nói về Người: “Hỡi người tôi trung mà Ta nâng đỡ” (Is 42:1). Thiên Chúa cứu rỗi chúng ta bằng cách phục vụ chúng ta. Chúng ta thường nghĩ là chúng ta phục vụ Thiên Chúa. Nhưng không phải, Chúa mới là đấng đã tự mình lựa chọn để phục vụ chúng ta, bởi vì Người yêu chúng ta trước tiên. Yêu thì khó, nhưng được yêu thì không khó. Và phục vụ thì lại càng khó hơn nếu chúng ta không tự để cho Chúa phục vụ chúng ta.

Nhưng Thiên Chúa đã phục vụ chúng ta thế nào? Bằng cách hy sinh mạng sống Người cho chúng ta. Chúng ta được Chúa yêu quí; Chúa rất xứng đáng với chúng ta. Thánh nữ Angela thành Foligno đã nói có lần nghe Chúa Giesu nói: “Tình yêu của ta đối với con thì không phải là chuyện đùa”. Tình yêu của Chúa đối với chúng ta khiến Người phải tự hy sinh gánh lấy tội lỗi của chúng ta. Điều đó đã làm chúng ta kinh ngạc: Thiên Chúa cứu rỗi chúng ta bằng cách gánh lấy tất cả mọi hình phạt của tội lỗi chúng ta. Không than van, nhưng với lòng khiêm tốn, nhẫn nhục và vâng lời của một đầy tớ, hoàn toàn vì  tình yêu. Và Chúa Cha đã gìn giử Người trong khi Người phục vụ, không vất bỏ ác quỉ tội lỗi đã vùi dập Người, nhưng lại thêm sức mạnh cho Người trong lúc đau khổ để vì sự thiện mà Người lướt thắng mọi tội lỗi, vì tình yêu mà yêu cho đến cuối cùng.

 

Chúa phục vụ chúng ta cho đến cực điểm đau khổ của những người bị phản bội và bỏ quên.

Bị phản bội. Chúa đau khổ vì bị môn đệ phản bội, bán Chúa và chối Chúa. Bị phản bội bởi những người mới đây hát hosanna tung hô Chúa để rồi lại la lớn: Đóng đanh nó vào thâp giá! (Mt 27:22). Chúa bị phản bội bởi tôn giáo đã kết án Chúa một cách bất công, bởi chính trị đã rửa tay trước mặt Chúa để chối tội. Chúng ta có thể nghĩ đến tất cả những thứ phản bội lớn bé mà chúng ta đã gặp trong đời. Nó rất kinh khủng khi nhận ra người mình tin tưởng nhất lại phản bội mình. Từ thâm sâu dưới đáy lòng, một nỗi thất vọng nổi lên cho thấy cuộc đời chẳng có ý nghĩa gì cả. Nó xẩy ra bởi vì chúng ta sinh ra để được yêu và để yêu; nhưng đau khổ nhất là bị phản bội bởi người đã hứa trung thành và kế gần mình nhất. Chúng ta không thể mường tượng được nổi nỗi đau khổ ấy nó lớn lao thế nào khi mà Chúa là Tình Yêu lại bị phản bội.

Chúng ta hãy nhìn chúng ta từ bên trong. Nếu chúng ta thành thực với chính mình, chúng ta sẽ thấy cái bất trung của chúng ta. Biết bao nhiêu là sai lầm, là đạo đức giả, là hai lòng! Bao nhiêu là ý hướng tốt bị phản bội! Bao nhiêu là lời hứa bị vất bỏ! Bao nhiêu là cam kết bị bỏ qua không thực hiện! Chúa biết lòng chúng ta hơn là chúng ta. Chúa biết chúng ta yếu đuối băn khoăn thế nào, bao nhiêu lần chúng ta sa ngã, khó khăn thế nào để đứng dậy cũng như đương đầu với những vết thương để làm cho chúng lành. Và Chúa đã làm những gì để đến với chúng ta và giúp đỡ, phục vụ chúng ta? Người nói với chúng ta qua tiên tri Hosea: “Ta sẽ chữa chúng khỏi tội bất trung, sẽ yêu thương chúng hết tình” (Hs 14:5). Người chữa lành chúng ta bằng cách gánh hết tội bất trung lên mình và tẩy sạch tội phản bội khỏi chúng ta. Thay vì mất can đảm vì sợ sa ngã, bây giờ chúng ta hãy nhìn lên thánh giá để thấy Chúa chấp nhận, và hãy nói: “Lạy Chúa, con là kẻ bất trung, xin Chúa hãy nhận lấy con. Chúa mở rộng cánh tay ôm con, Chúa phục vụ con với tình yêu thương, Chúa tiếp tục yểm trợ giúp đỡ con…Và vì vậy con sẽ tiếp tục dấn thân.

Kinh truyền Tin Angelus ngày Chúa Nhật Lễ Lá của Đức Thánh Cha: ‘Chúng ta hãy bước vào Tuần Thánh với trọn niềm tin’

Bị bỏ rơi. Trong bài Phúc Âm hôm nay, Chúa Giesu đã nói từ trên Thánh Giá một điều, một điều duy nhất thôi: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Người bỏ rơi con?” (Mt 27:46). Đây là những lời kêu rất mạnh mẽ đầy quyền lực. Chúa Giesu đã chịu đau khổ vì chính mình bị bỏ rơi và nay đã qua đi. Nhưng Thiên Chúa Cha vẫn còn ở với Chúa. Bây giờ, trong vực thẳm của cô đơn, lần đầu tiên Chúa kêu Chúa Cha bằng tên thực là “Thiên Chúa”. Và với “giọng thật lớn” Chúa thảm thiết hỏi “tại sao?”: “Tại sao Chúa cũng lại bỏ con?” Những lời này thực ra là ở trong một thánh vịnh (Tv 22:2). Những lời này cho chúng ta thấy là Chúa Giesu đã mang chính cái kinh nghiệm cô đơn cùng cực của Chúa vào trong lời cầu nguyện của Chúa. Một kinh nghiệm bản thân về nỗi thống khổ cô đơn như bị bỏ rơi hoàn toàn mà Phúc Âm đã trích lại chính những lời này của Chúa: Eli, Eli, lama sabachthami?(Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Người bỏ rơi con?).

Tại sao tất cả những sự việc này lại xẩy ra? Lại một lần nữa, nó đã được thực thi vì chúng ta và để phục vụ chúng ta. Vì thế, khi chúng ta bị xô vào đường cùng không còn lối nào để thoát, ngay cả Thiên Chúa hình như cũng không thấy đáp ứng. Nhưng hãy nhớ rằng chúng ta không cô đơn đâu. Chúa Giesu đã có kinh nghiệm về việc bị bỏ rơi hoàn toàn trong một tình trạng mà Người chưa bao giờ có. Nhưng bây giờ Chúa đã có nó rồi thay cho tôi, cho các anh các chị, các ông bà, cho tất cả chúng ta. Vậy thì  “Đừng có sợ, các con không cô đơn đâu. Ta đã lãnh mọi kinh nghiệm về cô đơn để luôn luôn ở gần bên các con.” Đó là khoảng đường nối dài, cách mà Chúa Giesu phục vụ chúng ta: Người xuống tận cùng đáy vực thẳm của mọi đau khổ đắng cay đi tới phản bội và bỏ rơi. Hiện nay, trong thảm cảnh của đại dịch, trước những an toàn giả tạo đang rối mù, trước rất nhiều hy vọng  bị phản bội trong ý nghĩa bỏ rơi đang đè năng tâm can chúng ta, Chúa Giesu đang nói với mỗi một người chúng ta: “Hãy can đảm lên, hãy mở lòng ra với tình yêu của ta. Con sẽ cảm thấy được Thiên Chúa an ủi và che chở giúp đỡ”.

Anh chị em thân mến, chúng ta có thể làm gì để so sánh với Thiên Chúa là đấng đã phục vụ chúng ta đến độ bị phản bội và bị bỏ quên? Chúng ta có thể từ chối không phản bội Người là đấng đã tạo ra chúng ta, không bỏ rơi những điều thực sự cần thiết trong cuộc sống của chúng ta. Chúng ta được sinh ra trong thế giới này là để yêu Chúa và thương người. Mọi sự rồi sẽ qua đi, chỉ có việc đó còn lại. Thảm kịch mà chúng ta đang cảm nghiệm tóm lại cho chúng ta thấy là phải coi trọng cái gì nó quan trọng, và đừng để bị cuốn hút vào những điều không quan trọng. cũng nên nhận chân là đời chẳng có công dụng gì cả nếu nó không được dùng để phụng sự tha nhân. Vì đời được đo lường bằng tình yêu. Vậy trong tuần thánh này, ở trong nhà, chúng ta hãy đứng trước Thánh Giá Chúa là thước đo tình yêu Chúa đổ ra cho chúng ta đầy đủ nhất, và trước mặt Thiên Chúa là đấng đã phục vụ chúng ta đến độ đã hy sinh mạng sống của Người; chúng ta hãy cầu xin hồng ân Chúa để sống để phụng sự. Chớ gì chúng ta giang tay ra vươn tới những người đang đau khổ và những người cần được giúp đỡ nhất. Đừng quá quan tâm đến những gì chúng ta thiếu hay không có nhưng là những gì tốt mà chúng ta có thể giúp cho tha nhân.

Hỡi người tôi trung của ta mà ta nâng đỡ. Thiên Chúa Cha, người nâng đỡ chúa Giesu trong cơn khổ nạn cũng nâng đỡ chúng ta trong những cố gắng phục vụ. Yêu thương, cầu nguyện, tha thứ, săn sóc tha nhân, trong gia đình và ngoài xã hội: tất cả những việc này chắc chắn là khó khăn. Nó có thể giống như Đường Thánh Giá. Nhưng con đường phục vụ thì là con đường chiến thắng và hy sinh mạng sống, nhờ đó chúng ta mới được cứu rỗi. Tôi muốn nói điều này, đặc biệt với những bạn trẻ, vào ngày này là ngày được đề tặng cho các bạn từ 35 năm nay.

Các bạn thân mến,  hãy nhìn vào những anh hùng thực sự, họ đang đi vào ánh sáng của những ngày này: Họ không phải là những người nổi danh, giầu có và thành công, họ chỉ là những người dám hy sinh để phục vụ tha nhân. Hãy xung phong đặt mạng sống của mình trên đường phục vụ. Đừng sợ hiến dâng đời mình cho Thiên Chúa và tha nhân. Các bạn sẽ được trả công! Vì sự sống là một tặng phẩm mà chúng ta nhận được chỉ khi nào chúng ta dám hy sinh, và niềm vui thâm sâu tuyệt vời nhất chỉ đến khi chúng ta nói Vâng Tôi Yêu, mà không có chữ nếu hay nhưng. Như Chúa Giesu đã từng làm như vậy cho chúng ta.

+FRANCIS

Vatican  April 5, 2020 - 12:11

Chuyển dịch: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Theo Zenitz; Bản anh ngữ của Deborah Castellano Lubov/Bản gốc tiếng Ý

Nguồn: Zenizt.org/articles/pope-on-palm-sunday-in-midst-of-pandemic-courageously-be-certain-god-who-sustains-you-will-console-you-full-text/

 

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!