Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THIÊN CHÚA CÓ THA NHỮNG TỘI MÀ TA PHẠM NHIỀU LẦN KHÔNG?
HOSANNA! VẠN TUẾ! THIÊN CHÚA ĐÃ ĐẾN


CHÚA NHẬT LỄ LÁ, NĂM A

Is 50:4-7; Pl 2:6-11; Mt 26:14-27, 66

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD                                              

 

  Để chuẩn bị Tuần Thánh chúng ta không thể không biết đến cuốn sách của Biển Đức XVI: “Đức Giesu thành Nazareth – Từ lúc đi vào Jerusalem đến lúc Phục Sinh” (Ignatius Press, San Francisco-USA-2011). Thiết tưởng tất cả mọi người công giáo từ giáo sĩ, linh mục, giám mục đến giáo dân nên đọc để có thể gặp được con người Giesu thành Nazareth và thấu hiểu trọng điểm của màu nhiệm niềm tin mà chúng ta sẽ ôn lại trong tuần thánh này. Chuẩn bị Tuần Thánh và đại lễ Phục Sinh, không có cách nào hay hơn là đọc và suy niêm kiệt tác này. Nó sẽ giúp chúng ta hiểu biết hơn về đức Giesu, đồng thời giúp chúng ta cầu nguyện và rao truyền Lời Chúa hiệu quả hơn. 

Hàng năm, vào tuần thánh, chúng ta vẫn theo chúa Giesu đi lên Jerusalem giữa rừng người tung hô vang trời “Hosanna! Hoan hô! Hoan hô đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến!” Quả là một ngày tràn ngập ánh sáng, đầy vui tươi, hớn hở, vang động tiếng nguyện cầu, nhưng ảm đạm ở cuối trời là cả một nguồn sóng ngầm đầy oán ghét hận thù, tang thương và chết chóc. Chúng ta cũng bị cuốn hút vào đám đông tung hô đấng thiên sai là vua khi người từ núi cây dầu đi xuống…không phải rầm rộ với đoàn xe hộ tống, nhưng ngồi trên lưng một con lừa con. 

Quí vị nghĩ sao về quang cảnh tưng bừng, người người tung hô đức Giesu là đấng thiên sai, là vua hòa bình và hy vọng khi Người đi vào Jerusalem để rối 5 ngày sau, những tiếng hoan hô vãy chào biến thành lời chửi rủa, đòi kết án tử hình, đóng đanh Chúa vào thập giá.

Việc âm mưu giết Chúa của một số người và những vị lãnh đạo tôn giáo thời đó là một tội ác tày trời, và chúng ta hôm nay cũng đều là những kẻ đáng trách. Tội của họ và của chúng ta đã làm Chúa phải chết trên thập giá. Chúng ta biết vì đâu mà Chúa phải chết như vậy. Dĩ nhiên không phải vì bản tính thâm độc của những kẻ chủ trương giết Chúa hơn 2000 năm trước, mà cả một vòng tròn tội ác lẩn quẩn đủ thứ như ganh ghét, hận thù, ác độc, gian dối, bạo động, quỉ quái, lưu manh… từ xưa đến nay vẫn còn tiếp tục đóng đanh Chúa, treo Chúa trên thập giá giữa những người anh chị em huynh đệ của mình. 

 

CÂU CHUYỆN CHÚA KHỔ NẠN THEO MATHIEU 

Khi viết câu chuyện khổ nạn của Chúa (Mt 26:14-27:66), Mathieu đã theo sát chuyện của Mac Co, nhưng bỏ một phần (Mc 14:51-52) và thêm một phần (Mt 27:3-10,19). Phần ông thêm vào, một phần là những tin tức mà ông biết được từ đâu đó, một phần là cảm nghiệm thần học của riêng ông (Mt 26:28) “…về sự tha thứ tội lỗi” (Mt 27:52). Ngoài ra, Mathieu cũng thay đổi một ít chi tiết nhỏ của Mac Co. Tuy nhiên cũng không có gì mới lạ hơn câu chuyện của Mac Co. 

Đọc Mathieu, chúng ta có cảm tưởng cuộc khổ nạn của chúa Giesu là một định mệnh vì Chúa đã chấp nhận nó như là bổn phận của mình do Thiên Chúa Cha sắp đặt và sự chống trả mãnh liệt với tử thần chỉ là tự nhiên. Trong chương đầu sách “Giesu thành Nazareth” phần “Đi vào Jerusalem”, Biển Đức muốn chúng ta coi Zachariah 9:9, bản văn mà Mathieu và Gioan đã trích dẫn với mục đích làm nổi bật ngày “Chúa Nhật Lễ Lá”: “Hãy nói với thiếu nữ Zion, kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi, hiền hậu ngồi trên lưng lừa con, một con vật chở đồ”(Mt 21:5; Zech 9:8; Ga 12:15). Biển Đức viết: “Chúa Giesu là vua phá hủy mọi khí cụ chiến tranh, vua hòa bình, vua bình dị, vua nghèo khó. Và sau cùng chúng ta thấy người trị vì một vương quốc trải dài từ biển này tới biển kia, bao trùm toàn thế giới. Chúng ta cũng được nhắc nhở về một tân thế giới bao quanh vương quốc của đức Giesu trải rộng từ biển này đến biển kia trong những cộng đồng bẻ bánh hiệp thông với đức Giesu Kito, như là một vương quốc hòa bình của Chúa. Không một vương quốc nào giống như vậy…”

 

HOSANNA NGHĨA LÀ GÌ

“Hosanna” nguyên thủy là lời các tư tế trong đền thờ chúc lành cho khách hành hương, nhưng khi nó được tiếp nối bởi lời tung hô “đấng nhân danh Thiên Chúa mà đền” thì có nghĩa là đấng Thiên Sai, đấng mà Thiên Chúa Chỉ Định và Hứa Hẹn. Lúc đó nó trở thành lời chào mừng Đức Giesu là đấng mà mọi người mong đợi, một người nhân danh Thiên Chúa mà đến.

Có người hỏi tại sao lại dùng từ “Hosanna” là tiếng Do Thái / Hebrew mà không chuyển dịch qua tiếng Hy Lạp? Từ Hosanna theo nghĩa Hy Lạp là “Lạy Con vua David, xin hãy cứu giúp. Chúc phúc đấng nhân danh Thiên Chúa mà đến. Lạy đấng tối cao, xin hãy cứu giúp chúng tôi.” Đám đông tung hô chào mừng chúa Giesu trong khi hô to Hosanna, xin cứu giúp, tay cầm cành lá vạn tuế vẫy chào theo nghi thức phụng vụ lễ sukkot đã bị chính trị hóa thành lễ độc lập, lễ Hanukkah đầu tiên của dân Do Thái. Dùng nghi thức phụng vụ để chào mừng đức Giesu hẳn có một mục đích. Tiếp theo cuộc khải hoàn của đức Giesu đi vào Jerusalem là việc Chúa thanh tẩy đền thánh (Mt 21:14-16). Đây là khung cảnh tranh đua giải phóng của anh em nhà Maccabe đã được tính toán trước hầu nung nấu hy vọng về một đấng thiên sai. Khi dân chúng tay cầm cành lá vạn tuế vẫy chào, miệng hô to Hosanna hẳn họ đã biết điều họ làm. 

Cảm xúc họ biểu lộ khá phức tạp: Vui mừng ca ngợi Thiên Chúa lúc đi vào thành, hy vong giờ điểm của đấng thiên sai đã đến, đồng thời cầu xin cho vương quyền David tức vương quyền Thiên Chúa ngự trị trên Israel sẽ được tái lập (Jesus of Nazareth, tr.8-10). Tiếng kêu cứu xin giúp đỡ khẩn cấp “Hosanna” có một giá trị phổ quát, nó luôn luôn thích ứng với mọi hoàn cảnh của con người, nó là lời kinh độc ngữ có tác động ảnh hưởng chính trị lật đổ những kẻ áp bức ở bất cứ nơi nào, hiện tại cũng như thời thượng cổ, vì vậy nó phải được thay  đổi và tìm hiểu. 

 

VỊ NGÔN SỨ TỪ NAZARETH 

Ngay từ khởi đầu khi người ta nghe nói về một ngôn sứ đến từ Nazareth, thì người đó cũng chưa xuất hiện và đối với Jerusalem cũng chẳng có gì là quan trọng, dân địa phương cũng không biết ông ta là ai. Đám đông tôn vinh đức Giesu ở cổng thành lúc đó cũng không phải là đám đông sau này đòi đóng đanh Chúa trên thập giá. Cả hai bộ mặt trong câu chuyện này đều không nhận ra được chúa Giesu vì họ lẫn lộn giữa dửng dưng và sợ hãi. Điều này đã được Biển Đức XVI mô tả như là một cảnh bi thương của thị trấn mà đức Giesu đã nhiều lần nói tới, có khi rất gay gắt khi Người biểu lộ cho biết thời cánh chung. 

 

Ý NGHĨA CỦA KHỔ NẠN THEO MATHIEU

Đối với Mathieu, điểm mốc lịch sử của đức Giesu là cái chết và sự Phục Sinh của Người. Ngay khi Chúa vừa chịu chết, thì một đời sống mới bắt đầu xuất hiện: Đất trời rung động, đá bể làm đôi, mồ mả mở cửa, các thánh đi ra khỏi mồ và khải hoàn đi vào thị trấn của Chúa. Khi viết những lời này, Mathieu đã nêu ra một viễn tượng vĩ đại về những bộ xương khô như nói trong Ezekiel 37. Thiên Chúa thở thần khí vào những bộ xương đó và họ sống lại từ cõi chết rồi trở thành người mới. Mathieu tin rằng một đời sống mới cho toàn thể thế giới xuất hiện từ cái chết của đức Kito; một cộng đồng sơ khai đã xuất hiện từ cuộc sống gần chết vì sứ mệnh của người Kito giáo Do Thái  đối với Israel hầu phát triển một thế giới ở Địa Trung Hải và rèn luyện những người Do Thái và dân ngoại thành những người mới. ‘Chết-Sống Lại’ không phải chỉ là một hình thức định mệnh của đức Giesu mà còn là một hình thức định mệnh cho chính cộng đồng lịch sử.

 

Ý NGHĨA CỦA KHỔ NẠN THEO THỜI NAY 

Cuộc khổ nạn theo Mathieu có ý nghĩa gì đối với chúng ta ngày nay? Nó tùy theo cái nhìn Kinh Thánh của mỗi người về tình trạng hiện tại của Giáo Hội và thế giới. Chúng ta nhận sứ mệnh đi diễn hành và làm mục vụ không phải chỉ từ Giáo Hội mà còn từ thế giới bên ngoài nơi chúng ta  sống. Thảm kịch ghê gớm về cuộc khổ nạn mà Mathieu diễn tả cho thấy những điều mà ta gọi là “biến cố thế tục”, ngay cả những điều bị phá hủy, làm tổn thương và khủng bố hay làm cho mù quáng đã đưa chúng ta về phía trước của tương lai của Chúa và đặt thành giai đoạn để Chúa biểu lộ mình cho chúng ta. 

 

THỜ LẠY CHÚA TRONG THÁNH THỂ 

 

Để kết luận xin lấy những lời Biển Đức XVI suy niệm về bài Tin Mừng Chúa Nhật Lễ Lá:

Giáo Hội thờ lạy Chúa trong phép Thánh Thể như là đấng đang và đã đến giữa Giáo Hội. Giáo Hội cũng đồng thời thờ kính Người là đấng đang tiếp tục đến, là đấng dẫn dắt chúng ta đi về phía Người. Là những khách hành hương, chúng ta đi lên với Người; là một khách hành hương, Người đến với chúng ta và đem chúng ta lên cùng Người khi Người chịu chết trên thập giá và sống lại, để cuối cùng đi về một Jerusalem thực sự đang triển nở giữa thế giới hiệp thông, liên kết chúng ta với thân thể Người.” (Jesus of Nazareth tr.11)

 

NTC 

 

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!