Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
THIÊN CHÚA CÓ THA NHỮNG TỘI MÀ TA PHẠM NHIỀU LẦN KHÔNG?
PHÉP LÀNH TÒA THÁNH NHÂN VỤ CORONAVIRUS (URBI ET ORBI BLESSING) TẠI SAO CÁC ANH SỢ? CÁC ANH KHÔNG CÓ NIỀM TIN SAO?

 

Tại sao các anh sợ? Các anh không có niềm tin sao?

 

Ngày 27 tháng 3 năm 2020 hồi 18:27 Đức Thánh Cha Phanxico đã ban phép lành tòa thánh  Urbi et Orbi (cho thành phố Roma và Thế giới) nhân vụ đại dịch Coronavirus. Bản dịch này có 2 phần: phần tóm tắt và phần toàn bài giảng của ĐTC Phaxico.

 

Bản tóm lược bài giảng của ĐTC

ĐTC đã hỏi toàn thế giới câu hỏi mà Chúa Giesu khi xưa đã hỏi các môn đệ: Tại sao các anh sợ? Các anh không có niềm tin sao?(Mc 4:40)

Nhắc lại câu chuyện gió bão năm xưa làm thuyền của các môn đệ gần đắm ở biển hồ Galilee, chương 4 Tin Mừng thánh Maco, ĐTC muốn nói về gió bão mà thế giới đang phải đương đầu trong lúc này là đại dịch coronavirus đang ảnh hưởng toàn thế giới với hơn nửa triệu người bị nhiễm và kết quả đã làm hơn 25,000 người chết.

“Nhận ra chúng ta thì rất dễ trong câu chuyện này, nhưng điều khó hiểu hơn là thái độ của Chúa Giesu”. ĐTC nói: Trong khi các môn đệ hoàn toàn rối loạn sợ chết thì Chúa đứng ở đầu thuyền chỗ mà thuyền sẽ đắm trước tiên. Nhưng Chúa làm gì lúc đó? Chúa ngủ ngon lành, vì tin vào Chúa Cha. Đây là lúc duy nhất trong Tin Mừng chúng ta thấy Chúa Giesu ngủ. Khi Người thức dậy, sau khi khiến cho sóng gió yên lặng, Chúa quay ra hỏi trách các môn đệ: Tại sao các anh sợ? Các anh không có niềm tin à?” (c. 40).

 

 “Sóng gió tỏ lộ sự bấn loạn của chúng ta và vạch trần những thứ gọi là chắc chắn nhưng thực ra là giả trá và phù phiếm hời hợt trong công việc, dự án và ưu tiên hàng ngày của chúng ta. Nó cho chúng ta thấy chúng ta quả là đần độn ngay trong những chuyện nó giúp ích chúng ta và cộng đồng chúng ta. Sóng gió lột trần tất cả những tư tưởng đã đóng khung từ trước và quên cả những việc đã nuôi dưỡng giúp cho linh hồn mình từ lâu.Tất cả những thứ đó đã làm tê liệt những suy nghĩ và hành động của chúng ta mà chính ra là chúng đã “cứu rỗi” chúng ta, nhưng thay vào đó nó lại chứng tỏ không có khả năng giúp chúng ta tiếp xúc với căn gốc của chúng ta và làm cho chúng ta nhớ lại những người đã đi trước chúng ta. Chúng ta đã tự hủy những kháng thể mà chúng ta cần phải có để chống trả kẻ thù.”

Lời ĐTC nói nằm trong một khung cảnh đặc biệt. Ngài cầu nguyện trước một công trường trống vắng từ mặt phẳng của đền thờ Basilica thánh Phero sau khi bước lên những bậc thang ngay trước mặt tiền đền thờ. Tượng “Salus Populi Roman” và Thánh giá thánh Marcellus được đặt trước cửa chính của thánh đường Phero Basilica.

 

 Thánh Thể được đặt trên bàn thờ trong trong phòng chính của thánh đường Basilica.

Nghi lễ gồm các bài đọc thánh kinh, cầu khẩn Thiên Chúa và chầu Mình Thánh. Kết thúc bằng phép lành của ĐTC ban cho thành phố Roma và Thế giới (Urbi et Orbi blessing) với ơn toàn xá cho tất cả mọi người lắng nghe và xưng tội rước lễ theo như điều kiện. Ơn toàn xá này có thể ban cho những người không thể tham dự buổi cầu nguyện này bằng truyền thông vì đau yếu nhưng có thể hiệp thông bằng lời cầu nguyện.

 

Phép lành này cho Rome và thế giới (urbi et orbi blessing) bình thường chỉ ban trong lễ Giáng Sinh và Phục Sinh thôi.

“Chúa hỏi chúng ta và, trong cơn giông bão, kêu gọi chúng ta tỉnh thức và thực hành tình đoàn kết và hy vọng để có thêm sức mạnh trợ lực, và thích ứng với những giây phút mà mọi sự trở nên rối loạn. Chúa thức dậy -ĐTC nhấn mạnh- và vì thế đánh thức chúng ta, và làm sống lại niềm tin phục sinh nơi chúng ta”.

“Chấp nhận Thánh Giá Chúa có nghĩa là tìm lại can đảm để chấp nhận tất cả những khổ cực gian nan khó khăn của thời hiện tại, bỏ quên trong chốc lát sự tham lam quyền lực và của cải để dành chỗ cho sáng tạo mà chỉ có thần khí mới có khả năng linh hứng mà thôi. Nó có nghĩa là tìm lại can đảm để tạo ra không gian mà mọi người có thể nhận ra là họ được kêu gọi hoặc là đề nghị những hình thức mới về cách tiếp đãi khách, về tình huynh đệ hoặc là tình đoàn kết. Nhờ Thánh Giá Chúa, chúng ta được cứu rỗi để có hy vọng và làm cho nó trở nên mạnh mẽ có thể chống đỡ bất cứ khó khăn nào xẩy ra ở bất cứ hoàn cảnh nào hầu giúp chúng ta tự bảo vệ mình và những người khác. Chấp nhận Chúa để mang hy vọng: đó là sức mạnh của niềm tin, nó giải thoát chúng ta khỏi sợ hãi và giúp chúng ta hy vọng.”

 

Dưới đây là toàn bài nói chuyện của ĐTC do Vatican đưa ra.

“Khi chiều xuống…” (Mc 4:36). Đoạn Tin Mừng này mà chúng ta vừa nghe đọc nó  giống như vậy. Từ nhiều tuần nay tất cả đều là buổi chiều. Bóng tối dày đặc đã bao phủ trên các công trường, đường phố và các thị trấn của chúng ta; nó thay thế sức sống của chúng ta, bao chùm mọi sự bằng yên lặng câm điếc và khoảng trống buồn thảm làm ngừng mọi sinh hoạt như là nó vừa qua đi; chúng ta cảm thấy nó ở trên không trung, qua dáng điệu của người dân, cái nhìn lấm lét tỏ vẻ sợ hãi. Chúng ta cảm thấy sợ hãi và mất mát. Giống như các môn đệ trong Tin Mừng, chúng ta gặp phải bão tố bất ngờ. Chúng ta nhận ra chúng ta ở trên cùng một con thuyền, tất cả chúng ta đều yếu đuối và lúng túng mất định hướng nhưng đồng thời lại quan trọng và cần thiết; tất cả chúng ta phải cùng nhau chèo, tất cả chúng ta cần phải an ủi người khác. Trên con thuyền này….là tất cả của chúng ta. Giống như các môn đệ, đều cùng lo lắng và nói: “Chúng ta sắp chết rồi” (c.38). Chúng ta cũng vậy, đã nhận ra là chúng ta không thể tiếp tục chỉ nghĩ về chúng ta mà phải cùng nhau làm thì mới được.

Quả là rất dễ nhận ra chúng ta trong câu chuyện này. Điều khó hiểu hơn là thái độ của Chúa Giesu. Trong khi các môn đệ thì rối loạn sợ chết, Chúa đứng ở đầu thuyền chỗ có thể bị chìm trước tiên. Nhưng Chúa làm gì lúc đó? Dù cho bão tố, Chúa vẫn ngủ ngon lành vì Chúa tin vào Chúa Cha. Đây là lúc duy nhất trong Thánh Kinh chúng ta thấy Chúa ngủ. Khi Chúa thức dậy, sau khi làm cho sóng gió yên lặng, Chúa quay ra quở trách các môn đệ: “ Tại sao các anh sợ? Các anh không có niềm tin à?” (c. 40)

 

Chúng ta thử hiểu xem sao. Các môn đệ thiếu niềm tin là ở chỗ nào và nó có trái ngược với sự tin tưởng của Chúa không? Họ không ngừng tin vào Chúa. Đúng vậy, họ đã cầu cứu Chúa.. Nhưng chúng ta thấy họ kêu cứu đến Chúa thế nào: “Thưa Thầy, Chúng ta sắp chết rồi, Thầy chẳng lo cho chúng tôi sao?” (c.38). Thầy không lo sao, họ nghĩ là Chúa Giesu không để ý đến họ, không lo săn sóc họ. Một trong những điều làm tổn thương chúng ta và gia đình chúng ta nhất là khi chúng ta nghe nói: “ Anh không thèm để ý lo lắng đến tôi sao?” Đây là câu làm tổn thương và gây bão tố trong lòng chúng ta. Nó cũng làm rung động Chúa Giesu. Bởi vì Người, hơn bất cứ ai, lại để ý đến chúng ta. Thực vậy, một khi các môn đệ kêu cứu đến Người, thì Người ra tay cứu giúp họ và cho họ can đảm.

“Sóng gió tỏ lộ sự bấn loạn của chúng ta và vạch trần những thứ gọi là chắc chắn nhưng giả trá và phù phiếm hời hợt trong công việc, dự án và ưu tiên hàng ngày của chúng ta. Nó cho chúng ta thấy chúng ta quả là ngu si lơi là ngay trong những chuyện nó giúp ích chúng ta và cộng đồng chúng ta. Sóng gió lột trần tất cả những tư tưởng đã đóng khung từ trước và quên cả những việc đã nuôi dưỡng giúp cho linh hồn mình từ lâu.Tất cả những thứ đó đã làm tê liệt những suy nghĩ và hành động của chúng ta mà chính ra là chúng đã “cứu rỗi” chúng ta, nhưng thay vào đó nó lại chứng tỏ không có khả năng giúp chúng ta tiếp xúc với căn gốc của chúng ta và làm cho chúng ta nhớ lại những người đã đi trước chúng ta. Chúng ta đã tự hủy những kháng thể mà chúng ta cần phải có để chống trả lại kẻ thù.”

Trong cơn bão tố này, bộ mặt bề ngoài mà chúng ta dùng để che dấu cái tôi của chúng ta là luôn lo lắng về những hình ảnh của mình, đã bị mất, một lần nữa để lộ những cái bình thường mà chúng ta ai cũng có: những thứ thuộc về chúng ta là những người anh chị em.

 

“Tại sao các anh lại sợ? Các anh không có niềm tin sao? Lạy Chúa, lời Chúa buổi chiều nay đã đánh động chúng con và đoái hoàn đến chúng con, tất cả chúng con. Trong thế giới này, Chúa yêu thương hơn là chúng con, chúng con đã đi trước với tốc độ thật nhanh và cảm thấy có sức mạnh có thể làm được bất cứ điều gì. Ham muốn lợi lộc, chúng con đã để mình bị lôi cuốn vào mọi sự và bi cuốn hút đi thật nhanh. Chúng con đã không biết dừng lại khi Chúa quở trách chúng con, chúng con đã không bị lay động thức giấc vì chiến tranh hay bất công trên thế giới, cũng chẳng thèm lắng nghe tiếng kêu than của những người nghèo đói hay của cả trái đất khốn khổ của chúng con. Chúng con tiếp tục nghĩ rằng chúng con còn khỏe mạnh trong một thế giới bệnh hoạn. Bây giờ chúng con đang trong biển sóng lớn, chúng con nài xin Chúa: “Lạy Chúa, xin Chúa thức dậy!”

“Tại sao các anh lại sợ? Các anh không có niềm tin sao?” Lạy Chúa, Chúa đang kêu gọi chúng con, kêu gọi hãy có niềm tin. Niềm tin này không phải chỉ để tin rằng Chúa hiện hữu, nhưng để đến với Chúa và tin tưởng vào Chúa. Trong mùa Chay Thánh này, tiếng Chúa kêu gọi vang lên khẩn cấp: “Hãy cải đổi!” . “Hãy trở lại với Ta với tất cả tâm hồn ngươi” (Ge 2:12). Chúa đang kêu gọi chúng con hãy nắm lấy thời gian thử thách này như một thời cơ chọn lựa. Nó không phải thời gian phán xét của Chúa nhưng là của chúng con: một thời gian để chọn điều gì quan trọng và điều gì qua đi, một thời gian để phân chia những điều cần thiết ra khỏi những điều không cần thiết. Nó là thời gian để kéo cuộc sống của chúng con trở lại đúng đường vì Chúa, lạy Chúa, và vì tha nhân. Chúng con nhìn đến rất nhiều bạn đường gương mẫu trên cuộc hành trình, những người bạn, dù sợ hãi nhưng họ dám hy sinh mạng sống. Đây là sức mạnh của Chúa Thánh Thần đổ xuống và biến thành những hy sinh can đảm và quảng đại. Nó là lẽ sống trong Chúa Thánh Thần mà mình có thể lãnh nhận, trân quí và chứng minh cách sống của chúng ta liên kết với nhau, được giúp đỡ bởi những người bình thường -thường là những người bị bỏ quên- không thấy xuất hiện dưới những hàng tít lớn trên báo chí hoặc trên những ‘show’mới nhất, nhưng chắc chắn trong những ngày này họ đang tạo thành những biến cố quyết định của thời đại chúng ta: những bác sĩ, y tá, nhân viên siêu thị, nhân viên đặc trách vệ sinh lau chùi, nhân viên chăm lo, người cung cấp dịch vụ chuyên chở, nhân viên công lực, thiện nguyện viên, các linh mục, các tu sĩ nam nữ và nhiều người khác nữa là những người mà họ nghĩ rằng không ai có thể cứu người được ngoài họ. Đối diện với biết bao đau thương mà trong đó chúng ta đã định giá được mức phát triển của các dân tộc, chúng ta mới cảm nghiệm được lời cầu của các linh mục lên Chúa Giesu: “Xin cho tất cả nên một…” (Ga 17:21). Thử hỏi có bao nhiêu người mỗi ngày thực hiện kiên nhẫn và gieo niềm hy vọng, săn sóc không phải để gieo rắc hốt hoảng mà là trách nhiệm. Bao nhiêu người cha, người mẹ, ông bà, cô thầy giáo đã dạy cho con trẻ, qua những cử chỉ nhỏ hàng ngày, biết đương đầu và vượt thắng một khủng khoảng bằng cách điều chỉnh những thói quen thường lệ, ngước mắt lên và cầu nguyện. Bao nhiêu người đang cầu nguyện, trao tặng và can thiệp vì thiện ích của tất cả mọi người. Cầu nguyện và yên lặng phục vụ là vũ khí chiến thắng của chúng ta.

Tại sao các anh lại sợ? Các anh không có niềm tin sao?” Niềm tin bắt đầu khi chúng ta nhận ra là chúng ta cần có ơn cứu chuộc. Chúng ta không tự lo được, chúng ta sẽ chao đảo: Chúng ta cần có Chúa như người đi biển cần sao trời. Chúng hãy mời Chúa Giesu vào thuyền đời sống của chúng ta. Hãy trao cho Chúa những sợ hãi của chúng ta để Người  chinh phục chúng. Như các môn đệ, chúng ta sẽ cảm nghiệm được là có Người ở trên thuyền, thuyền sẽ không đắm. Bởi vì đó là sức mạnh của Thiên Chúa, sẽ biến mọi sự thành tốt đẹp cho chúng ta, ngay cả những sự xấu. Người mang sự yên tĩnh vào thuyền của chúng ta, bởi vì với Thiên Chúa sự sống chẳng bao giờ chết.

Chúa hỏi chúng ta và, giữa cơn sóng gió, Người kêu gọi chúng ta tỉnh thức và thực thì tình đoàn kết và hy vọng để chúng ta có sức mạnh, trợ lực, biến những giờ phút đó có ý nghĩa khi mà mọi sự xem ra đang chao đảo rối loạn. Chúa thức dậy để chúng ta tỉnh táo và làm sống lại niềm tin phục sinh. Chúng ta có neo thuyền: nhờ thánh giá Chúa, chúng ta đã được chữa lành. Chúng ta có bánh lái: nhờ thánh giá Chúa, chúng ta được cứu rỗi. Chúng ta có hy vọng: nhờ thánh giá Chúa, chúng ta được chữa lành và che chở để không có gì và không ai có thể ngăn cách chúng ta khỏi tình yêu cứu rỗi được. Ở trong hoàn cảnh bị cô lập mà chúng ta phải đau khổ vì thiếu an ủi và may mắn để gặp mặt, chúng ta  nhận ra là chúng ta mất mát đủ thứ, chúng ta hãy -một lần nữa- lắng nghe lời tuyên xưng đã cứu chúng ta: Người đã sống lại và đang sống bên cạnh chúng ta. Chúa đòi hỏi chúng ta từ thập giá, hãy tái khám phá đời sống đang chờ đợi chúng ta, hãy nghĩ đến những kẻ đang trông ngóng chúng ta, hãy làm cho mạnh, hãy nhận ra và nuôi dưỡng hồng ân đang ở trong chúng ta. Chúng ta đừng dập tắt ngọn đèn đang cháy (Is 42:3) chẳng bao giờ tàn và hãy để cho hy vọng tái bừng sáng trở lại.

  

Chấp nhận thánh giá Chúa có nghĩa là tìm sự can đảm để chấp nhận tất cả những thử thách căm go của hoàn cảnh hiện tại, bỏ qua trong khoảnh khắc lòng ham mê quyền lực và của cải để dành chỗ cho sáng tạo mà chỉ có thần khí mới có khả năng linh hứng mà thôi. Nó có nghĩa là tìm lại can đảm để tạo ra không gian mà mọi người có thể nhận ra là họ được kêu gọi hoặc là đề nghị những hình thức mới về cách tiếp đãi khách, về tình huynh đệ hoặc tình đoàn kết. Nhờ Thánh Giá Chúa, chúng ta được cứu rỗi để có hy vọng và làm cho nó trở nên mạnh mẽ có thể chống đỡ bất cứ khó khăn nào xẩy ra ở bất cứ hoàn cảnh nào hầu giúp chúng ta tự bảo vệ mình và những người khác. Chấp nhận Chúa để mang hy vọng: đó là sức mạnh của niềm tin, nó giải thoát chúng ta khỏi sợ hãi và giúp chúng ta hy vọng.”

 “Tại sao các anh sợ? Các anh không có niềm tin sao?”

 Anh chị em thân mến, từ nơi này là nơi nhắc đến niềm tin chắc rắn như đá của thánh Phero, tôi muốn, chiều hôm nay, dâng phó tất cả anh chị em cho Chúa qua Đức Mẹ Maria cầu bầu, sức khỏe của người dân và Sao trời chiếu trên biển cả trong cơn sóng gió. Từ hàng cột bao quanh thành Roma này và toàn thế giới, xin Thiên Chúa đổ phúc lành xuống anh chị em như vòng tay vỗ về an ủi. Lạy Chúa, xin Chúa chúc phúc cho toàn thế giới, ban sức khỏe thể xác cho chúng con, an vui tâm hồn cho chúng con. Chúa biểu chúng con đừng sợ, nhưng niềm tin của chúng con còn yếu, chúng con sợ. Nhưng, lạy Chúa, xin Chúa đừng bỏ chúng con vì lòng Chúa thương xót trong cơn bão tố. Xin Chúa hãy lại nói nữa: “Đừng sợ” (Mt 28:5). Và chúng con, cùng với thánh Phero “đặt tất cả buồn phiền của chúng con nơi Chúa, để Chúa chăm lo cho chúng con” (1Pr 5:7).

 

+FRANCIS

Vatican, March 27, 2020 18:57

 Biên dịch: Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh, MD

Theo Zenit bản tiếng Anh của Jim Fair, bản gốc tiếng Ý.

Nguồn: zenit.org/articles/popes-urbi-et-orbi-blessing-in-light-of-coronavirus

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!