Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
CHÚA GIESU CHỊU PHÉP RỬA - BÍ TÍCH THANH TẨY

 

Is 40:1-5,9-11; Cv 104; Tm 2:11-14;3:4-7;  Lc 3:15-16, 21-22

 

Bác sĩ Nguyễn TiếnCảnh, MD


       Sứ mạng đức Giesu ở trần gian bát đầu vào lễ Hiển Linh và kết thúc vào lễ Chúa Chịu Phép Thanh Tẩy. Lễ Chúa chịu phép Thanh Tẩy coi như kết thúc mùa Giáng Sinh, nhưng thực ra Giáng Sinh kết thúc vào lễ Chúa Giêsu dâng mình trong đền thánh ngày 2 tháng Hai
. 

     Bài Tin Mừng hôm nay (Lc 3:15-16, 21-22) cho thấy Chúa Giêsu bắt đầu sứ vụ của Người ở Galilée sau khi chịu phép Thanh Tẩy bởi ông Gioan Tiền Hô. Nói về sự mong chờ của mọi người (Lc 3:15), thánh Luca tả quang cảnh ông Gioan thuyết giảng giống như trước đó ông tả tình trạng những người Do Thái thành tâm trong khung cảnh Chúa Hài Đồng sinh ra (2: 25-26, 37-38). Gioan Tiền Hô nói về một nhân vật vĩ đại, cao trọng hơn, có quyền lực thanh tẩy mạnh mẽ hơn ông nhiều (Lc 3:16; Ga 1:26-27).

     Gioan làm phép rửa bằng nước, Chúa Giêsu làm bằng Chúa Thánh Thần và Lửa (Lc 3:16). Cộng đồng Kito Giáo sơ khai quan niệm Ánh Sáng và Lửa là biểu tượng của Chúa Thánh Thần được đổ ra vào ngày Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống (Cv 2: 1-4). Theo thánh Gioan, Thánh Thần và Lửa phải được hiểu là những gì tinh khiết, thanh luyện và trinh trong (Ez 36: 25-27; Ma 3: 2-3).

    Tiếng nói phát ra từ trời khi Chúa chịu phép rửa: “Đây là Con yêu dấu của Ta, rất đẹp lòng Ta”(Mt 3:17) là một xác quyết Chúa Giêsu là con-người-thiên-sứ. Đây cũng là một xác nhận Tình Yêu của Thiên Chúa đối với tân dân Israel, là cách Thiên Chúa đặt tên cho một trách nhiệm cao cả. Thiên Chúa đã đưa ra một bất ngờ cho những ai hãnh tiến và quyền uy.     

    Qua phép rửa làm bằng nước sông Jordan bởi Gioan, chúa Giêsu đã chấp nhận để loài người có thể nối kết với Thiên Chúa theo cách thức con người của chúng ta. Chúa Giesu chấp nhận điều kiện loài người của Chúa như đau khổ và chết. Người đã giang rộng hai cánh tay ở sông Jordan và trên thập giá. Ở sông Jordan, Chúa chấp nhận nhiệm vụ. Trên thập giá, Chúa đã hoàn thành nhiệm vụ. Để thánh Gioan làm phép rửa, Chúa Giêsu đã xác quyết với thế giới là Chúa đến thế gian để cứu chuộc muôn dân. 

PHÉP THANH TẨY KÊU GỌI CHÚNG TA TRỞ THÀNH NGÔN SỨ 

     Khi chúng ta chịu phép rửa trong Chúa Kito là chúng ta được thanh tẩy trong sự chết của Người. Phép thanh tẩy của chúng ta là một bí tích công khai, ngôn sứ và vương quyền. Khi nhận sự sống của Giáo Hội, chúng ta phải  gìn giữ niềm tin về sự sống đó, niềm tin nghĩ đến tha nhân. Niềm tin này là trách nhiệm chung của mọi người, không riêng của ai cả.      

    Bí tích Thanh Tẩy là tiếng gọi để trở thành ngôn sứ. Cánh thức chúng ta sống ra sao là tùy người. Nó có thể không bi thương như những cuộc mạo hiểm của một Isaiah hay một Gioan Tiền Hô, nhưng nó phải ở trong cùng một truyền thống ngôn sứ vĩ đại là Đức Giêsu Kitô. Để là ngôn sứ chúng ta phải nhập cuộc và hành động, phải chân lấm tay bùn, chấp nhận đau khổ.     

    Qua phép Thanh Tẩy, chúng ta có thể trở thành ánh sáng cho tha nhân, như Chúa Giêsu là ánh sáng cho chúng ta và toàn thế giới. Phép thanh tẩy khiến chúng ta can đảm, tin tưởng và hăng say. Nó nhắc nhở chúng ta phải tuyên xưng Tin Mừng bằng hành động để tỏ lòng tri ân vì vẻ huy hoàng, tươi đẹp và đầy ơn phúc cao cả của nó.      

    Khi mà chúng ta nhận ra được những đòi hỏi của niềm tin đó và cách xám hối dẫn dắt chúng ta tới đâu; khi mà chúng ta biết phân biệt được thiện với ác; khi mà chúng ta biết đi tìm kiếm điều Chúa muốn và  xin Người giúp chúng ta hoàn thành; khi mà chúng ta học hỏi thật nhiều về Thiên Chúa và thế giới của Người; khi mà chúng ta đến gần được Chúa, thì lúc đó Con Người với bầu trời mở rộng, cũng sẽ được tỏ lộ cho chúng ta. 

PHÉP THANH TẨY TRONG GIÁO HỘI NGÀY NAY

    Hiện nay, nhiều nơi coi việc rửa tội trẻ em là tùy nghi. Số hài nhi, trẻ em, thanh niên thiếu nữ và người lớn không rửa tội đang tăng. Việc xuống dốc đó là do liên hệ gia đình bị soi mòn và xa rời Giáo Hội. Có những linh mục, những cha xứ thắc mắc và đặt vấn đề về một thực tế là nếu các ngài thấy có những dấu hiệu rõ ràng chứng tỏ không có thực hành đức tin thì Giáo Hội có quyền từ chối làm các bí tích, nhất là bí tích thanh tẩy.

     Đây là một vấn đề khá phức tạp. Tuy nhiên, phải chăng chúng ta không thể một lần nữa, lắng nghe lệnh truyền của sứ mạng rao giảng Tin Mừng là “Rửa Tội, Truyền Giáo và Giáo Huấn” không phải là đợi cho người ta đến với mình mà phải đi ra ngoài, hội nhập và thăm hỏi, gặp gỡ, giúp đỡ ở những nơi mà tình trạng  bê bối, tội lỗi, áp bức, truy nã, tù tội, bất công, bất chính đang hoành hành! Điều cần phải có là nhiệt tình hăng say truyền giáo.  Công tác truyền giáo hàng ngày không phải là những gì ghê gớm mà là yêu thương, thăm viếng kẻ đau yếu, thăm hỏi người tù tội, bênh vực những người bị bạc đãi, bắt bớ, cưỡng đoạt, lên tiếng trước những bất công, bất chính, đòi hỏi công bằng xã hội, tự do tôn giáo…như chính Chúa Giêsu đã làm. Ở Hoa Kỳ tôi đã thấy những giám mục, đức ông, linh mục, giáo dân thường xuyên đi thăm bệnh nhân và tù nhân. PhépThanh Tẩy chính là nền tảng tuyệt đối cho những nhiệt tình hăng say ấy. Nó không là xum xoe, o bế kẻ quyền thế giàu sang, dù họ là những kẻ chống Chúa và đầu não của tội lỗi, ác quỉ.      

     Bí tích là ơn sủng dành cho đời sống con người, nam nữ và thanh thiếu niên, mọi người đều có quyền hưởng, không phải là điều chúng ta muốn họ có! Chúng ta vẫn luôn luôn nghe bên tai lời Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II kêu gọi chúng ta: “Duc in altum!” Bạn không thể kiếm ra được ở những vũng nước cạn và quen thuộc  những người cần bạn!     

    Tình trạng phải từ chối ban phép thanh tẩy và những bí tích khác cho những người không thích hợp như đã bỏ đạo đã được chính Hồng Y Joseph Ratzinger trải nghiệm lúc còn trẻ, nhưng cuối cùng đã được giải quyết.  Hãy nghe Ratzinger, sau này là Giáo Hoàng Biển Đức XVI trả lời thắc mắc có liên hệ đến chuyện này của một linh mục ở Bressanone, Bắc Ý trong một cuộc vấn-đáp công khai với các giáo sĩ của giáo phận vào ngày 6-8-2008. Linh mục Paolo Rizzio, là cha xứ và giáo sư thần học, đã hỏi Đức Thánh Cha một câu về phép Thanh Tẩy, Thêm Sức và Rước Lễ Lần Đầu: 

“Thưa Đức Thánh Cha, 35 năm về trước, con đã nghĩ là chúng con khởi đầu là một đoàn chiên nhỏ, một cộng đồng thiểu số, ít nhiều ở đâu đó tại Âu Châu; do đó chúng con đã chỉ thi hành các bí tích cho những ai thực sự hành đạo mà thôi. Thế rồi, một phần vì đường lối của triều đại Gioan Phaolo II, con nghĩ là mọi sự rồi cũng được cho qua. Đức Thánh Cha nghĩ sao và cho chúng con ý kiến để thi hành về sau? Đức Thánh Cha có thể gợi ý cho chúng con đường hướng mục vụ nào phải theo?”      

     Đức Thánh Cha Biển Đức XVI đã trả lời cho chúng ta câu hỏi này về Phép Thanh Tẩy trong ngày lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa:

“Tôi phải nói rằng, tôi đã đi cùng đường với quí cha. Khi tôi còn trẻ, tôi đã khá nghiêm ngặt. Tôi nói: Các bí tích là bí tích của Niềm Tin, và ở đâu không có Niềm Tin, ở đâu Niềm Tin không được thực hành, thì ở đó Bí Tích cũng không thể ban cho được. Và tôi đã thường nói với các cha xứ của tôi khi tôi làm Tổng Giám Mục Munich là: Đây cũng là hai yếu tố, một thì nghiêm ngặt, một thì rộng rãi cởi mở. Thế rồi, với thời gian, tôi cũng đã nhận thức ra là tôi phải bước theo gương Chúa Giêsu là Thiên Chúa, là người đã rất cởi mở, ngay cả với dân Do Thái ở bên lề thời bấy giờ.  Nguòi cũng là Chúa Từ Bi Thương xót và cởi mở -theo như chính quyền thời đó- với những kẻ tội lỗi, vui vẻ chào đón họ và chấp nhận lời mời của họ đến nhà họ ăn cơm tối, lôi kéo họ đi theo về với cộng đoàn của Người.(…) 

“Do đó, tôi có thể nói là, trong cách dạy giáo lý cho con trẻ, làm việc với cha mẹ là điều tối quan trọng.  Đây chính là một trong những cơ hội để tiếp cận với cha mẹ, nó cũng làm cho đời sống đức tin hiện diện nơi người lớn, vì lẽ, đối với tôi, chính họ có thể học hỏi lại niềm tin nơi con trẻ và hiểu rằng nghi thức trọng thể này chỉ có ý nghĩa thực và chính danh nếu nó được cử hành trong một khung cảnh / tình huống của cuộc hành trình cùng với chúa Giêsu, trong tình trạng của đời sống đức tin. Vậy thì, chúng ta phải cố gắng thuyết phục cha mẹ, qua con trẻ, về những nhu cầu cần thiết để chuẩn bị cho cuộc hành trình đó, được biểu hiện bằng cách cộng tác với những mầu nhiệm bí tích và làm cho chúng trở thành đáng mến đáng yêu. (…) 

“Tôi có thể nói rằng chắc chắn đây là một giải đáp chưa đầy đủ, nhưng hiểu theo khoa sư phạm thì đức tin luôn luôn là một cuộc hành trình và chúng ta phải chấp nhận mọi hoàn cảnh của xã hội ngày nay. Tuy nhiên, chúng ta cũng phải mở rộng chúng cho nhiều người hơn để kết quả không phải chỉ là một ký ức hời hợt bề ngoài mà họ đã trải qua mà còn phải làm cho con tim họ rung động thực sự. Trong khoảnh khắc mà chúng ta bị thu hút để tim ta bị xúc động, như cảm thấy một chút xíu về tình yêu chúa Giêsu, một chút ít ước muốn chuyển động theo cùng đường cùng hướng, thì đó là lúc, đối với tôi, có thể nói rằng chúng ta đã thực hiện được một bài dạy giáo lý thực sự. Ý nghĩa chính của việc dạy giáo lý phải là: mang lại ngọn lửa tình yêu của Chúa Giêsu -cho dù nó nhỏ bé- xâm nhập trái tim con trẻ, và qua con trẻ đến với cha mẹ chúng. Vậy là chúng ta đã tái mở cánh cửa niềm tin của thời đại chúng ta rồi đấy.

 “Chớ gì lễ Chúa chịu phép Thanh Tẩy hôm nay mời gọi mỗi người trong các bạn nhớ tới những lời hứa của mình khi chịu phép rửa và tái xác nhận niềm tin đó với lòng tri ân. Hãy làm sống lại giây phút nước đổ trên đầu các bạn. Hãy cầu nguyện để ân sủng của phép thanh tẩy của bạn giúp bạn trở thành ánh sáng cho tha nhân và thế giới, cho bạn sức mạnh và lòng quả cảm để làm một cái gì khác thường trên thế giới và trong Giáo Hội.” 

Fleming Island, Florida

Jan. 9, 2019

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!