Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
GIESU THÀNH NAZARETH VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH

CHÚA NHẬT THỨ III THƯỜNG NIÊN A

(Is 9:1-4; 1Cr 1::10-13, 17-18; Mt 4: 12-23)

Bác sĩ Nguyễn Tiến Cảnh  

Cả bài đọc 1 sách tiên tri Isaiah (Is 8:23-9:3) lẫn đoạn Phúc Âm Mathieu hôm nay (Mt 4:12-23) đều đưa chúng ta trở lại quang cảnh Giáng Sinh. “Những người đi trong bóng tối nhìn thấy ánh sáng; những người sống trên mảnh đất tối tăm dày đặc đã được ánh sáng chiếu rọi chan hòa.” Lời các thiên thần loan báo cho các mục đồng về một con trẻ vừa mới sinh ra: Tuyệt vời, Vinh quang Thiên Chúa uy quyền, Bình an vô tận….(Is 9:6). Bài đọc 1 hôm nay cũng là lời tiên tri Isaiah mà chúng ta nghe trong Lễ Nửa Đêm Vọng Giáng Sinh mỗi năm.

Những kẻ đang đau đớn buồn phiền vì phải sống trong bóng tối dày đặc và miền Galilee trong vùng Zebulun và Naphtali -là những vùng đất nằm giữa Biển Galilee và biển Địa Trung Hải- nay được an ủi vỗ về. Trong bài Phúc Âm hôm nay, lời tiên tri Isaiah nói tới ánh sáng chiếu rọi trên Zebulun và Naphtali (Is 8:22-9:1) đã được ứng nghiệm nơi Đức Giesu ngụ tại Capernaum. Vì chúa Giesu thực hiện phần lớn mục vụ của chúa ở Galilee và quanh vùng biển Galilee, nên cần phải tìm hiểu lịch sử và địa dư của những vùng này, cũng như lịch sử của vùng đất đã được nói đến trong Cựu Ước mà Đức Giesu coi như là của Người.

 

MIỀN ĐẤT DÀY ĐẶC BÓNG TỐI 

Ngay trước chương 9, lời chứng của Isaiah đã diễn tả bóng tối và cảnh sầu thảm đổ lên xứ Judah và vương quốc phương Bắc thành một bức tranh rất ghê sợ. Số phận kinh hoàng và bóng tối giày đặc này có ý nghĩa gì và tại sao lại có nó? Sau khi vua Ahaz và thần dân của ông đã từ chối Lời Chúa (Is 7:10-12; 8:6a) thì Chúa tuyên bố Chúa sẽ dấu mặt khỏi nhà Jacob (Is 8:17) như là dấu hiệu Chúa nổi giận. Vào lúc Thiên Chúa buồn rầu đau khổ và nổi giận thì dân chúng lại chạy đi cậy nhờ cô đồng bà bóng và phù thủy (Is 8:19). Thật là kỳ cục -theo Isaiah- người sống lại đi hỏi ý kiến người chết. Ở những câu (Is 8:16-22), chúng ta thấy số phận thê thảm có thể xẩy ra cho dân như là: “Không có bình minh” (Is 8:22), mà chỉ toàn là đói khát khốn khổ, chứng tỏ họ thiếu thốn cả vật chất lẫn tinh thần. Tâm trí thì đen tối, tinh thần thì rối loạn. Họ nổi khùng và oán trách ông vua tội lỗi của họ và cả Thiên Chúa mà họ đã bỏ lơ từ lâu. Họ sống không hy vọng, không ủi an. Dù ngẩng mặt lên trời hay đưa mắt nhìn xuống đất, họ cũng chỉ nhìn thấy toàn  là bóng tối dày đặc và sầu khổ, nhưng chính họ lại tin tưởng vào cái bóng tối âm u ấy (Xh 10:22; Tl 28:29).

Cái bóng tối ấy xâm nhập vào chính tâm trí và linh hồn họ, làm cho cuộc sống sau đó của họ thành vô nghĩa. Tuy nhiên bóng tối và nỗi sầu buồn đó vẫn không phải là những lời cuối cùng của Isaiah, chính trên miền đất đó có một ánh sáng vĩ đại đang chiếu rọi. Một vấn đề khác lại xuất hiện trong Kinh Thánh cho thấy Thiên Chúa hành động trong một khung cảnh, một địa danh, vào một thời điểm và theo một cung cách hoàn toàn bất ngờ. Con Thiên Chúa xuống thế làm người.

 

HY VỌNG CỦA ISAIAH DÀNH CHO DÂN PHƯƠNG BẮC 

Chương 9 sách Isaiah hoàn toàn khác hẳn với chương 8. Câu đầu tiên (9:1) là câu chuyển tiếp từ bóng tối ở câu (8:22). Isaiah tuyên bố sứ điệp Hy Vọng và An Ủi thì bóng tối âm u ra đi nhường bước cho ánh sáng và vui mừng. Ánh sáng vĩ đại này xâm nhập vào ngay trong bóng tối. Dân chúng không còn phải than khóc vì nghi hoặc và trống rỗng, bạo động và áp bức. Sứ điệp ở những câu (Is 9:1-7) ám chỉ trực tiếp những kẻ đang sầu muộn. Bóng tối và nỗi âm u hiện diện trên miền đất giờ này đã xâm nhập vào tâm trí và linh hồn họ, làm cho cuộc sống nối tiếp của con người thành bất khả dụng. Nhưng bóng tối và nỗi sầu buồn đó không phải là những lời cuối cùng của Isaiah. Tiên tri tuyên bố sứ điệp Hy Vọng và An Ủi có nghĩa là bóng tối âm u và sầu buồn sẽ tiêu tan, nhường chỗ cho ánh sáng và vui mừng. Ánh sáng sẽ chiếu rọi trên dân chúng của miền đất đang chìm ngập trong bóng tối tử thần. 

Kết quả tiên khởi của ánh sáng vĩ đại ấy là kẻ độc tài áp bức Assyria phải ra đi vì bị đánh bại như Midan vậy (Thp 6). Chỉ sau cuộc thất bại như thế mới  có cuộc giải giới và hòa bình thực sự. Những hình thức áp bức dưới chế độ Assyria sẽ không còn, như ách nặng đè trên vai, roi trượng của tên đốc công  bị bẻ gẫy (Is 9:3-4), chiến bào dùng làm mồi lửa (Is 9:5). Sự phá hủy những chiến cụ báo hiệu thời đại hòa bình đã đến, được diễn tả một cách tượng hình như “Kiếm gươm sẽ bị bẻ gẫy để đúc lưỡi cày, giáo mác thành giao quắm để làm rẫy tỉa cây; các quốc gia không còn chiến tranh, hận thù và chống đối nhau nữa.” (Is 2:4).

 

MỤC VỤ CỦA CHÚA GIESU DỌC THEO BỜ BIỂN GALILEE 

Để cho việc chúa Giesu di chuyển đến sống tại Capernaum phù hợp với lời tiên tri Isaiah, Mathieu đã nói thành phố này “ở trong vùng Zebulun và Naphtali” (Mt 4:13), nhưng thực ra nó nằm trong phần đất của Naphtali, và tiên tri nói là biển Địa Trung Hải, thì ông hiểu là biển Galilee. Khi chúa Giesu di chuyển dọc theo miền duyên hải Galilee, và cả trên mặt biển Galilee nữa, ánh sáng Chúa đả chiếu tỏa trên nhiều người đã từng chứng kiến cảnh xâm lăng, chiếm đóng, bạo động và sự tàn phá của chiến tranh trên toàn vùng Zebulun và Naphtali. 

Trong Tin Mừng Mac cô và Mathieu, cuộc gặp gỡ đầu tiên của chúa Giesu với các môn đệ được kể lại rất vắn gọn (Mc 1:16-20; Mt 4:18-22). Khi đi dọc theo ven biển Galilee, chúa Giesu gặp Simon và anh của ông là Andrew, là dân  thuyền chài đang thả lưới có lẽ hy vọng kiếm thêm ít cá vì mùa xuân nước đã bắt đầu ấm trở lại, Chúa bèn nói : “Hãy theo ta, ta sẽ làm cho các ngươi trở thành kẻ bắt cá người”. Ngay lập tức, họ bỏ lại thuyền lưới và mọi sự rồi đi theo Chúa. Một lúc sau, chúa gặp Giacobe và Gioan, con ông Zebedees đang ngồi trên thuyền vá lưới, có lẽ vì mệt mỏi sau một đêm dài làm việc trên biển. Chúa Giesu cũng kêu gọi họ một cách thức như vậy và các ông đã bỏ cha mẹ, bạn bè và cả gia nghiệp đi theo Chúa. Đối với chúa Giesu và những người chúa gọi, thì Biển là nơi và cơ hội để trở lại. Cũng dọc theo bờ biển, chúa Giesu đã kêu gọi nhiều người khác theo Chúa để làm mục vụ và đến với những người nghèo khó bệnh hoạn như lời tiên tri nói. Sứ vụ tông đồ là một công tác chính danh và có tính ngôn sứ, nó đi vào những nơi đầy dẫy xung đột, tranh chấp, đau khổ, phiền muộn, hận thù, bạo động và chiến tranh, nó luôn luôn mở lòng, giang hai tay rộng lớn để đón chào giúp đỡ mọi người và kêu gọi mọi người đến với mình.

 

LỚI GIOAN TIỀN HÔ ĐÃ ĐƯỢC ỨNG NGHIỆM NƠI ĐỨC GIESU. 

Khi bắt đầu sứ vụ rao giảng (Mt 4:17), chúa Giesu đã dùng lời của Gioan Tiền Hô (Mt 3:2) nhưng với một ý nghĩa khác. Trong công tác mục vụ của Chúa, chúng ta thấy vương quốc nước trời đã bắt đầu hiện diện (Mt 12:28). Khi kêu gọi các môn đệ đầu tiên (Mt 4:18-22), chúa Giesu đã hứa chia sẻ với họ  sứ vụ của chúa và phải lìa bỏ gia đình và cuộc  sống cũ. Ba trong bốn người là Simon, Giacobe và Gioan là những môn đệ đặc biệt đã sống cận kề và sát ý nhất với chúa Giesu (Mt 17:1; 26: 37). Theo Mathieu (Mt 4:20-22) và Marco (Mc 1:16-20), họ được chúa gọi trực tiếp, nhưng theo Luca thì hơi khác (Lc 5: 1-11), đáp ứng của họ được thúc đẩy bởi một sức mạnh đầy huyền bí của Chúa Giesu. Nó luôn luôn có trước, trong và sau cuộc sống của những người được Chúa gọi. Đối với một số người, việc trở lại thường là một tiến trình từ từ, đòi hỏi thời gian. Nhưng đối với những người khác, sự trở lại thật bất ngờ như sét đánh vậy. 

Được Chúa kêu gọi là một đặc ân vượt sức tưởng tượng của con người. Những người được Chúa gọi cũng không phải là những người đặc biệt, xuất chúng hay lý tưởng. Họ là những người rất bình thường, cũng yếu đuối, cũng từng làm hỏng việc của Chúa, ngay cả khi họ hiểu Chúa và lời chúa dạy, họ cũng vẫn chối từ Chúa và sa ngã. Các môn đệ được mô tả trong Tin Mừng thường là đầy lòng trắc ẩn thương người, bởi vì Tin Mừng là môi trường để cho những người muốn phấn đấu cho những ước mơ của mình, cũng như cho những người có khi quên cả lời kêu gọi để làm những việc cao cả. Đó là những người như chúng ta. Theo chúa Giesu là một mạo hiểm, cũng như thay đổi cách sống vậy. Mỗi người chúng ta đều được kêu gọi để giảng dạy như Chúa Giesu đã giảng dạy, và chữa lành ‘con bệnh’ một cách can đảm và thương người như Chúa đã từng làm vậy.

 

LIÊN HỆ GIỮA CỰU ƯỚC VÀ TÂN ƯỚC 

Hôm nay chúng ta lại suy ngẫm về tông thư Lời Chúa / Verbum Domini của Biển Đức XVI nói về “Lời Chúa trong cuộc sống và sứ mệnh của thế giới”, đồng thời quan sát mối tương quan giữa Cựu Ước và Tân Ước (#40-41). 

#40- “….Ngoài ra, chính Tân Ước tự nó đã phù hợp với cựu ước và cho thấy Kinh Thánh của người Do Thái đã được ứng nghiệm hoàn toàn qua màu nhiệm sự sống, cái chết và phục sinh của chúa Kito. Tuy nhiên, quan niệm về sự ứng nghiệm của kinh thánh là một quan niệm phức tạp, vì nó có ba chiều kích: dạng thức căn bản của sự nối tiếp với tính khải huyền trong cựu ước, dạng thức đứt đoạn, dạng thức ứng nghiệm và tính siêu việt. Màu nhiệm chúa Kito có giá trị nối tiếp nghi thức thánh của Cựu Ước, nhưng nó hình thành một cách rất khác lạ, tương ứng với một số lời tiên tri, do đó nó đạt tới mức hoàn hảo mà trước kia chưa bao giờ có được. Cựu Ước tự nó đã đủ cân bằng giữa những dạng thức tổ chức và ngôn sứ. Màu nhiệm vượt qua của chúa Kito -dù dưới một hình thức khác mà ta không thể đoán trước được- là để cho phù hợp với những lời tiên tri và những tượng hình nói trong Kinh Thánh. Tuy nhiên nó cũng cho thấy có sự đứt đoạn rõ ràng giữa những tổ chức của Cựu Ước. 

#41- “Những nhận định này giúp người Kito hữu hiểu được sự quan trọng duy nhất của Cựu Ước, đồng thời đưa ra một cách cắt nghĩa mới về Kito học. Từ thời các thánh tông đồ và Thánh Truyền, Giáo Hội đã nhấn mạnh đến tính hiệp nhất của kế hoạch của Thiên Chúa trong hai Giao Ước qua cách dùng tượng hình học; phương pháp này không có gì làm tiêu chuẩn cả, nhưng những biến cố đó tự bản chất nó có liên hệ đến bản văn thánh và vì vậy nó liên quan đến toàn thể Kinh Thánh. Tượng hình học “phân biệt những công trình của Thiên Chúa trong Giao Ước cũ được tượng hình qua công việc Người hoàn thành trong thời gian đầy đủ nơi Con Một người nhập thế.” Vì vậy, người Kito hữu đọc cựu ước dưới ánh sáng chúa Kito chịu chết và sống lại. 

Đứng trên quan điểm của Tân Ước, cách cắt nghĩa kiểu tượng hình cho thấy nội dung của cựu ước vô cùng phong phú, nhưng cũng đừng quên rằng  Cựu Ước vẫn giữ giá trị cố hữu của nó về tính khải huyền, như chính Chúa đã quả quyết (Mc 12:29-31). Vì vậy, Tân Ước phải được đọc dưới ánh sáng của Cựu Ước. Sách Giáo lý dành cho những Kito hữu thời sơ khai luôn luôn là Cựu Ước (1Cr 5:6-; 1Cr 10: 1-11)”. Vì lý do này, thượng hội đồng các Giáo phụ đã đưa ra nhận định: “Sự hiểu biết kinh thánh của người Do Thái có thể giúp người Kito hữu hiểu và tự  nghiên cứu Kinh Thánh”. 

“Tân Ước dấu mình trong Cựu Ước, và Cựu Ước biểu hiện mình trong Tân Ước” như thánh Augustine đã nhân định. Do đó, thật là quan trọng, về cả hai phương diện mục vụ và nghiên cứu, sự liện hệ mật thiết giữa hai giao ước đã được sáng tỏ như lời quả quyết của thánh Gregory Cả là “Điều mà Cựu Ước hứa thì Tân Ước biểu hiện cho thấy; điều mà cựu ước thầm kín loan báo thì Tân Ước tuyên bố công khai. Vì vậy Cựu Ước là lời Tiên tri về Tân Ước. Bình luận về  Cựu Ước tuyệt hảo nhất chính là Tân Ước.”

 

ĐÔI LỜI KẾT: ÍT VẤN NẠN VỀ SUY TƯ TRONG TUẦN 

Tuần này, dưới ánh sáng của những bản văn kinh thánh, chúng ta nên dành ra ít phút để tự vấn mình:  Những giây phút trở lại của chúng ta là gì? Những kinh nghiệm nào hay người nào trong cuộc sống của bạn đã là khí cụ giúp cho niềm tin của bạn trở nên thâm trầm vững mạnh hơn? Ai là khí cụ / nhân vật chính trong cuộc trở lại của bạn? Bạn đã có hành động cụ thể nào sau khi bạn trở lại? Bạn có mời gọi hay khuyên nhủ ai trở lại không? Là môn đệ của chúa Kito, chúng ta có thể chia sẻ sứ mệnh giảng huấn và chữa lành của Chúa bằng phương cách nào ở thời đại ngày nay? 

Fleming Island, Florida

Jan  24, 2014

Fxavvy@aol.com

NTC

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!