Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
Bài Viết Của
Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.
CHIÊM NGƯỠNG DIỆN MẠO CHÚA KITO TRÊN THẬP GIÁ
NIỀM TIN, THỬ THÁCH VÀ HY VỌNG (CHÚA NHẬT 2B MÙA CHAY)
SA MẠC TỘI LỖI
LỄ TRO VÀ MÙA CHAY THÁNH
THẾ NÀO LÀ ĂN MÌNH THÁNH VÀ UỐNG MÁU THÁNH CHÚA
LỜI NGUYỆN CỦA CHÚA GIÊSU TRƯỚC GIỜ TẠM BIỆT
THIÊN CHÚA BA NGÔI
GIÓ VÀ LỬA LÀ BIỂU TƯỢNG CỦA CHÚA THÁNH THẦN
CHÚA THÁNH THẦN LÀ TRẠNG SƯ BIỆN HỘ
TA LÀ ĐƯỜNG, LÀ SỰ THẬT VÀ SỰ SỐNG
CHÚA CHIÊN LÀNH VÀ ƠN CỨU CHUỘC
CON ĐƯỜNG EMMAUS VÀ NIỀM TIN CHÚA GIESU PHỤC SINH
CUỘC SỐNG NGƯỜI KITO HỮU
NHÌN MÀ KHÔNG THẤY..... ĐỨC GIÊSU ĐẾN TỪ THIÊN CHÚA
NƯỚC HẰNG SỐNG
CHÚA GIESU BIẾN HÌNH & Ý NGHĨA SỰ VIỆC
HÃY YÊU THƯƠNG KẺ THÙ
TA ĐẾN ĐỂ KIỆN TOÀN LUẬT, KHÔNG PHẢI ĐỂ PHÁ HỦY
CHÚA GIESU VÀ ÁNH SÁNG ISAIAH (Tết Quý Mão 2023)
LỄ HIỂN LINH
MARIA MẸ THIÊN CHÚA
LỄ THÁNH GIA Chúa GIESU, Mẹ MARIA và Thánh GIUSE
THIÊN CHÚA SINH RA ĐỜI (Lễ Giáng Sinh-Bình Minh)
CHÚA SINH RA ĐỜI - Lễ Đêm
THIÊN CHÚA XUỐNG THẾ LÀM NGƯỜI (LỄ GIÁNG SINH-Lễ Ban Ngày)
LỊCH SỬ MÙA VỌNG
CHÚA GIESU MANG BẤT HÒA ĐẾN THẾ GIAN
ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI
HÃY GIỮ VỮNG NIỀM TIN
PHẢN ỨNG CỦA TGM NAUMANN VỀ VIỆC ĐGH FRANCIS CHO BIDEN VÀ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
MỘT TRƯỜNG TRUNG HOC Ở WORCESTER, HOA KỲ BỊ MẤT DANH HIỆU CÔNG GIÁO
AI LÀ NGƯỜI ANH EM TÔI?
PHƯƠNG CÁCH MỤC VỤ CỦA CHÚA GIÊSU
ĐIỀU KIỆN ĐỂ LÀ MÔN ĐỆ CHÚA GIESU
THIÊN CHÚA BA NGÔI
CHÚA VỀ TRỜI CHÚNG TA CÓ TƯƠNG LAI
ĐỨC TGM CORDILEONE CẤM CHỦ TỊCH QUỐC HỘI HOA KỲ PELOSI RƯỚC MÌNH THÁNH CHÚA
ĐỂ NHỚ ĐẾN TA
ĐỨC GIESU PHỤC SINH VÀ BIẾN CỐ LỊCH SỬ
MỘT HY SINH VĨ ĐẠI VÀ CAO CẢ NHẤT
NGƯỜI QUẢN LÝ TRUNG TÍN

 

CHÚA NHẬT XXV THƯỜNG NIÊN C  

Bác Sĩ  Nguyễn Tiến Cảnh, MD  

 

Trong bài suy niệm này, chúng tôi dựa vào Tin Mừng Chúa Nhật XXV nói về người quản lý bất trung .để trình bày về một người quản lý đương đại của thế kỷ 19 không phải là bất trung, nhưng là trung tín, tức Chân Phước Hồng Y John Henry Newman.

 

DỤ NGÔN NGƯỜI QUẢN LÝ BẤT TRUNG

Bài đọc Kinh Thánh hôm nay nói về cách dùng của cải vật chất như là một yếu tố chính trong đời sống đức tin. Ba kiểu nói trong bài Tin Mừng hôm nay cho thấy cái tương phản giữa sự giàu có ở trần thế và giầu có trên trời. 

Câu chuyện dụ ngôn người quản lý bất trung do thánh Luca kể (Lc 16: 1-8a) phải được hiểu theo phong tục Palestine; người quản lý là người đại diện   chủ để làm tiền, buôn bán trao đổi để sinh lời cho chủ. Nhưng hành động của người quản lý này nói lên sự bất trung của hắn vì đã phung, ăn cắp tài sản của chủ (1). 

Ông chủ phê phán người quản lý là bất nhân vì đã giả mạo giấy giao kèo giữa con nợ và chủ nợ bằng cách biểu con nợ ghi số nợ ít hơn là thực sự để dành cho mình số tiền bớt đi đó hoặc để lấy lòng con nợ hầu có chỗ nương tựa khi cần vì anh ta biết mình sẽ bị chủ cho nghỉ việc (3). 

Trong phần hai của bài Tin Mừng (Lc 16: 8b-13), Luca lấy lời Chúa Giesu làm kết luận cho câu chuyện dụ ngôn. Phần kết luận một (c.8b-9) khuyên chúng ta phải biết dùng sự giàu sang một cách khôn ngoan khi nghĩ về những giây phút cuối cùng của thời đại theo cách thức của con cái thế gian như trong dụ ngôn người quản lý bất trung. Danh từ Giàu sang / Tiền của bất chính (tiếng Anh là Mammon). Từ Mammon là tiếng Hy Lạp lấy từ tiếng Do Thái hay tiếng Aramaic là tiếng Chúa Giesu nói, có nghĩa là “điều mà người ta tin tưởng vào”. Như vậy sự giàu sang mà con người thường tin tưởng ở đây phải hiểu là của phi nghĩa.  Kết luận hai (c.10-12) khuyên phải nhất mực trung thành với địa vị và trách nhiệm của mình. Kết luận ba (c.13) là một kết luận chung cho biết con người không thể làm tôi hai chủ được, nghĩa là không thể vừa phụng sự Thiên Chúa vừa phục vụ tiền của. Phục vụ tiền của tức đối nghịch với giáo huấn của Chúa Giesu, đấng khuyên chúng ta phải hoàn toàn lệ thuộc vào Thiên Chúa là Cha của môn đệ chúa Kito (Lc 12: 22-39). Từ Mammon dùng ở đây ám chỉ một ngẫu thần.

 

Ý NGHĨA THỰC CỦA DỤ NGÔN

  

Ý nghĩa chính của dụ ngôn thì không được rõ ràng cho lắm. Hình như có ý thúc dục các môn đệ phải có quyết định về nước trời khi gặp cơn nguy biến, bắt chước hành động của người quản lý khi phải đối đầu với cuộc khủng khoảng trong cuộc sống. Chúa Giesu khuyên bảo các môn đệ phải biết dùng của cải thế gian để chia sẻ với mọi người, nhất là nhưng người cần thiết. Nói  một cách tổng quát hơn, dùng của cải theo như ước muốn của Thiên Chúa. Đây là bài học: Là thương gia thì phải biết khôn khéo để bảo đảm cho những lợi tức (mau qua) của mình; là người theo Chúa Giesu phải dùng khôn ngoan để bảo đảm cho những  lợi tức (vĩnh cửu) nơi Thiên Chúa. Là Kito hữu, chúng ta là những người quản lý của cải mà Thiên Chúa ban cho chúng ta. Chúng ta không phải là chủ nhân của nó, mà là người giữ của cho Chúa. Trên nước trời, phần thưởng sẽ được trao cho những ai có lòng trung thành với trách nhiệm và những việc đã được Chúa trao phó ở trần thế.

 

CÁCH QUẢN LÝ CỦA HÔNG Y NEWMAN

  

H.Y. John Henry Newman là một quản lý trung thành với những tặng vật Chúa ban qua những màu nhiệm của Chúa. Ngài sinh ngày 21-2-1801 trong một gia đình Anh giáo chuyên viên ngân hàng. Từ thuở thiếu thời ngài đã hăng say tìm hiểu về Thiên Chúa và những vấn đề thiêng liêng. Ngài đã  cảm nghiệm thấy “một cải đổi ngay từ đầu” khi mới 15 tuổi. Ngài chịu chức mục sư Anh Giáo năm 1825 khi vừa hoàn thành học trình đại học Oxford. HY Newman đã dấn thân nửa đời trai trẻ làm học giả và giảng thuyết tại Oxford, nơi đây ông đã dẫn đầu phong trào canh tân Giáo Hội Anh Giáo. 

Cuộc hành trình của ngài từ Anh Giáo tới Công Giáo đã trải qua biết bao nhiêu là bi hùng. Ngài đã dùng trí thông minh vượt bực, tài viết lách tuyệt chúng để chinh phục hàng ngàn người đem về với Chúa Kito và Giáo hội Công giáo. Khi trở  thành Công Giáo, Newman đã phải hy sinh rất nhiều. Bạn bè cắt đứt mọi liên lạc, gia đình dứt bỏ liên hệ và xa lánh. Ngài phải từ bỏ nghề giảng huấn của ngài, mất hết nguồn tài cháng duy nhất ngài có để sống. Chỉ một điều duy nhất –ngài nói- giúp ngài đứng vững được trong lúc khủng khoảng đó là sự hiên diện của Chúa Giesu trong phép thánh thể. Ngài đã trải qua nửa đời còn lại làm linh mục Công Giáo ở Birmingham, đứng đầu cộng đồng các tu sĩ Dòng Diễn Giảng.

 

“NGƯỜI  BIẾT ĐIỀU NGƯỜI  LÀM” 

  

Khi ý thức chắc chắn được sứ mệnh Thiên Chúa trao phó, Newman đã tuyên bố: “Do đó, tôi sẽ tin tưởng vào Chúa...Nếu tôi bệnh hoạn, bệnh hoạn của tôi có thể phụng sự Chúa; nếu tôi bối rối, sự rối loạn ấy cũng có thể phụng sự Chúa…Chúa đã chẳng làm diều gì là vô ích…Chúa có thể cất khỏi tôi mọi bạn bè, có thể ném tôi vào giữa đám người xa lạ. Chúa có thể làm cho tôi trở thành cô đơn, tâm trí tôi bị đắm chìm, che dấu tôi cả tương lai. Nhưng Người biết điều Người làm”.

 

NEWMAN VÀ NHỮNG NGƯỜI TRẺ

Người ta thường nói giảng huấn là một nghệ thuật để lại hậu thế dấu ấn của mình nơi những người mình hướng dẫn và đào tạo. Newman đã làm điều đó với hàng ngàn thanh thiếu niên nam nữ. Ngài là gương mẫu của trí thức, lòng trung thành, óc sáng tạo, nét duyên dáng bặt thiệp và hiếu khách cho những người trẻ ở đại học. Do đó, ngài đã là quan thầy Các Tuyên Úy Đại học Công Giáo trên khắp thế giới dưới danh hiệu “Trung Tâm Newman”. 

Newman cũng là một thi sĩ có hồn. Newman viết trong thi tập “The Pillar of The Cloud”:

Xin hãy nhẹ nhàng chiếu sáng

…trong u tối bao quanh

Xin dẫn dắt tôi đi”. 

Đối với ngài, chúa Kito là ánh sáng soi đường trong đêm tối. Ngài cũng là một nhà giảng thuyết rất thâm trầm. Một đoạn trong bài giảng của ngài năm 1834, hơn một thập niên trước khi ngài trở lại Giáo Hội Công Giáo, đã đưa ra một tư tưởng êm đềm thấm nhập tâm can cả tang gia đang lúc bối rối đau buồn, khiến tâm hồn họ lắng dịu hẳn lại quên hết mọi u buồn:“ Chớ gì Thiên Chúa an ủi chúng ta suốt cả một ngày dài, cho đến khi bóng mát tràn lan và chiều tà buông xuống, cả thế giới đang bận rộn ồn ào im bặt, cơn sốt cuộc sống qua đi, và công viêc của chúng ta hoàn thành! Bấy giờ, lòng Chúa thương xót ban cho chúng ta một mái ấm an bình, nghỉ ngơi thánh đức và cuối cùng là hòa bình….” Ngài cũng là một nhà thần học lỗi lạc, với rất nhiều tác phẩm suy niệm đồ sộ hẳn ngài thật xứng đáng với danh hiệu ấy.

  

Vào cuối đời của ngài, Giáo Hội Công Giáo mới nhận ra kho tàng Newman,

và cả Oxford –một đại học mà ngài từng yêu mến và hết lòng- cũng mới biết ra được toàn thể giá trị con người ấy mà họ đã để mất. Như một lễ vật cho công trình và lòng tận hiến phi thường của ngài, Đức Leo XIII, đã phong cho Cha John Henry Newman chức Hống Y vào năm 1879. Sau cả một đời cố gắng, Newman đã nhận được tin vô cùng vui sướng ấy và ngài đã tuyên bố: “Mây mù giờ đây đã tan biến hết rồi.” 

Đối với Newman, tin vào chúa Kito cũng giống như si tình vậy. Ngài lấy câu nói của thánh Francis de Sales làm châm ngôn cho chức Hông Y của ngài: “Trái Tim nói với Trái Tim;” Dọa nạt và khéo miệng –ngài nói-  thì không mang chúng ta lại với Chúa được. 

H.Y.Newman qua đời ngày 11-8-1890, thọ 89 tuổi, tại Nhà Tu Sĩ Diễn Giảng ở Edgbaston. Trên mộ ngài có ghi khắc câu do chính ngài chọn: “Ex umbris et imaginibus in veritatem / Đi ra khỏi bóng tối và ảo ảnh để bước vào sự thật;” Chúa Kito là sự thật mà ngài đã tìm thấy vào cuối cuộc hành trình của đời ngài. 

HY Newman được vinh danh là Đấng Đáng Kính năm 1991 bởi Đức Gioan Phaolo II. Vào ngày 19-9-2010 tại Birmingham, Anh Quốc, nhà thần học Công Giáo vĩ đại và là một trong những thần học gia nổi tiếng nhất của thế kỷ 19 được Biển Đức XVI vinh danh Chân Phước. Những lời trong bài đọc 2 thư thánh Phaolo gửi cho Timothy 2:1-8 cũng có thể phát ra dễ dàng từ cửa miệng HY Newman: “Đây là lời chứng đã nói ra đúng lúc. Vì nó mà tôi được chỉ định làm thầy giảng và môn đệ. Tôi nói sự thật, tôi không nói  dối , vì tôi là thầy giảng cho dân ngoại trong niềm tin và sự thật. Đó là ước nguyện của tôi trong mọi nơi người ta cầu nguyện, với hai tay thanh sạch dơ lên, không oán hờn không ganh ghét.”

 

TÌNH BẠN CỦA NEWMAN

HY Newman là một gương mẫu sáng ngời về tình bạn. Trong suốt cuộc đời, ngài có một khả năng đặc biệt thu hút được rất nhiều bạn bè cả nam lẫn nữ, chứng tỏ qua hơn 20,000 bức thư trong 32 tập sách. Ảnh hưởng cá nhân của ngài rất mãnh liệt trên cả hàng triệu người khi đọc những tác phẩm của ngài và khám phá ra được thế nào là tình bạn thực sự. Có lần ngài viết về tình bạn trong một lá thư như sau: “Chuẩn bị tốt nhất để yêu thế giới nói chung, yêu một cách chính đáng và khôn ngoan là vun trồng một tình bạn thân thiết, một cảm tình chân thật với những người thân cận nhất.” 

Ngày nay chúng ta có thể nuôi dưỡng tán trợ tình bạn như vậy được không? Tình bạn thân thiết ấy có thể hiện diện giữa chúng ta được không? Có những người cả nam lẫn nữ thường có những tình bạn thật thắm thiết với nhửng người cùng phái, tình bạn không phải giữa những người khác giống mà chúng ta bỏ qua không nói tới hay sợ không dám nói đến. Ngày nay, “bạn” là một người mà người ta đưa lên lưới trong face book hay twitter cho mọi người coi. Nói cách khác,  nó là một kiểu vợ chồng ngoài hôn phối. 

Một văn sĩ người Pháp Francois Mauriac có lần đã viết về tình bạn như sau: “Nếu anh là bạn với Chúa Kito thì nhiều người khác sẽ được sưởi ấm vì lửa nóng của anh….Ngày nào mà anh không còn hun nóng bằng tình yêu thì nhiều người sẽ chết vì lạnh cóng.” Tôi tin chắc rằng “ánh sáng dễ thương” và ngọn lửa trong tim HY Newman đã thể hiện và nay còn tiếp tục ban sức sống và sự ấm áp cho hàng triệu người.  Riêng tôi, đã khám phá ra sự ấm áp và an ủi dưới chân người thầy vĩ đại này từ nhiều năm nay. Nguồn mạch ngọn lửa không hề tắt là tình bạn thâm sâu của Newman với chúa Giesu Kito. Chúng ta cần thứ ánh sáng dễ thương của Newman như là tấm gương sáng chói và thánh đức ngày nay và mãi mãi về sau.

 

KINH CẦU TRONG THÁNH LỄ NGOẠI LỊCH CỦA HY NEWMAN  

  

Lạy Thiên Chúa! Đấng đã ban cho Chân Phước John Henry Newman hồng ân để theo đuổi ánh sáng dịu hiền, tìm thấy hòa bình trong Giáo Hội Chúa. Xin ban cho chúng con hồng ân đó qua sự cầu  bầu và gương sáng của ngài, chớ gì chúng con được dẫn dắt khỏi bóng tối và ảo ảnh để đi đến sự thật trọn vẹn của Chúa. 

Qua Chúa Giesu Kito, Con Chúa, đấng hằng sống hằng trị cùng với Chúa  Thánh Thần hiệp nhất làm một, đời đời chẳng cùng.”

  

Fleming Island, Florida

Sept. 21, 2013

NTC

KHO TÀNG Ở GIỮA CHÚNG TA

Tác giả: Bác sĩ Ng Tiến Cảnh, MD.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!