Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Elisabeth Nguyễn
Bài Viết Của
Elisabeth Nguyễn
MỘT NĂM ĐÃ QUA - 2021
ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG
Một buổi tối ấm áp của Chúa Giêsu
Đức Cậy
CHÚA CHĂM SÓC CHÚNG TA
Xây Nhà Trên Đá
CẢM TẠ TÌNH YÊU CHÚA
VÂNG LỜI
CON CÓ THỂ UỐNG CHÉN NÀY???
Hồn Thánh Thể quyện vào cuộc sống
Cuộc đời
Hiệp Nhất
Giao ước hôn nhân của tôi qua dòng thời gian
BÌNH AN CỦA CHÚA
Augustino – Một cuộc trở về kỳ diệu
Thảo Kính Cha Mẹ
Viếng thăm nghĩa trang
Ngắm nhìn gia đình Chúa Giêsu
Được Thiên Chúa yêu thương
BIẾT ƠN CHÚA THÁNH THẦN
"Mình ơi"
Thỏa Lòng Ước Mong
Con ơi, Thầy là ai đối với con!?
Thiên Chúa, Cha Nhân Lành
SỐNG GIÂY PHÚT HIỆN TẠI
Nhân cách Kitô hữu
Ngọn lửa tình yêu
Bạn có tuyệt đối tin tưởng vào Chúa Giêsu???
Khiêm nhường
THÁNH THỂ CHÚA KITÔ
Tấm bánh tình yêu
TÁM MỐI PHÚC THẬT (Mt : 5, 1-12)
Thế gian hay Nước Trời?
THỎA LÒNG ƯỚC MONG
Vai trò của giáo dân Công Giáo
Con Người cũng sẽ được giương cao
“Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm”. (Cv 5,29)
MƯỜI LỜI HAY Ý ĐẸP CỦA THÁNH TERESA CALCUTTA
Nước Trời đang ở đây!
RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG (Tham Dự Thánh Lễ Trực Tuyến)
CHÚA GIÊSU CẦU NGUYỆN (TRONG TIN MỪNG LUCA)

 

Đọc toàn bộ Tin Mừng Luca chúng ta nhận thấy tác giả nhắc đến cầu nguyện nhiều lần hơn trong các Tin Mừng nhất lãm, tác giả cũng giới thiệu Đức Giêsu Kitô là một mẫu gương sáng ngời về cầu nguyện. Trong giáo huấn của Chúa Giêsu, Luca cho nhấn mạnh  việc cầu nguyện (11,1-3; 18,1-8; 21,36; 22,40-46) như Đức Giêsu thường cầu nguyện (x. 3,21 chú thích)”. (dẫn nhập Luca).

Mở đầu Luca cho thấy sự cầu nguyện âm thầm đầy nhiệt tâm trong trái tim của tư tế Dacaria; ông ao ước từ lâu, tận thẳm sâu trong tâm hồn có được một người con, vì bà vợ ông là người hiếm muộn, nay được Thiên Chúa nhậm lời. Trong khi ông dâng hương, Sứ Thần hiện ra nói: Này ông Dacaria, đừng sợ, vì Thiên Chúa đã nhận lời ông cầu xin:...” (Lc 1,13).  Luca cũng cho thấy hình ảnh rất đẹp, một Hội Thánh hiệp nhất cầu nguyện: còn toàn dân đông đảo thì cầu nguyện ở bên ngoài, trong giờ dâng hương” (Lc 1,10). Nữ ngôn sứ Anna:”Bà không rời bỏ đền thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa. Cũng lúc ấy bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa”(Lc 2,37b-38a).

Luca nhấn mạnh đặc biệt nổi bật nhất là Đức Giêsu cầu nguyện. Người cầu nguyện trong mọi hoàn cảnh, mọi tình huống và trong nhiều thời khắc khác nhau, sáng trưa, chiều, tối, suốt đêm... Từ khi bắt đầu ra đi thi hành sứ vụ cho đến lúc chết trên thập tự và phục sinh...chúng ta bắt gặp rất nhiều lần Người đi ra một nơi hoang vắng (Lc 4,42a). Người cầu nguyện để tạ ơn và ngợi khen, để xin ý kiến Chúa Cha, để tha thứ và để chữa bệnh, hoặc khi gặp khó khăn, khi cần giải quyết những việc quan trọng.

Luca cho chúng ta thấy ngay khi vừa chịu phép rửa như mọi người dân tội lỗi, Người liền cầu nguyện: Đức Giêsu cũng chịu phép rửa; ”sau đó đang khi Người cầu nguyện, thì trời mở ra và Thánh Thần ngự xuống trên Người dưới hình dạng như chim bồ câu.” (Lc 3,21a).

Tin Mừng Matthêu không nói Chúa Giêsu cầu nguyện vào lúc này:”Khi Đức Giêsu chịu phép rửa xong, vừa ở dưới nước lên, thì kìa các tầng trời mở ra. Người thấy Thần Khí Thiên Chúa đáp xuống như chim bồ câu và ngự trên Người...” (Mt3,16) và Marcô cũng vậy: ”Vừa ra khỏi nước, Người liền thấy các tầng trời xé ra, và thấy Thiên Thần tựa chim bồ câu ngự xuống trên mình” (Mc 1,10).

Đời sống Đức Giêsu là đời sống cầu nguyện, nhân tính từ thuở bé, Người đã được Bố Giuse và Mẹ Maria hướng dẫn cầu nguyện, đọc Sách Thánh và sống đức độ, khiêm nhường, nhân ái, Người  thông phần siêu nhiên của Thiên Chúa, kết hợp mật thiết với Chúa Cha, Người và Chúa Cha là một, nên khi lên 12 tuổi, Người đã tỏ cho các kinh sư, tư tế và dân chúng trong đền thờ biết một chút thiên tính, Người muốn ngỏ cho mọi người ý thức về công việc của Chúa Cha giao phó cho Người: ”Ai nghe cậu nói cũng ngạc nhiên về trí thông minh và những lời đáp của cậu” (Lc 2,47)  và ” (...) Cha mẹ không biết là con có bổn phận ở nhà của Cha con sao?” (Lc 2,49b).

Chúa Giêsu yêu mến sự thinh lặng nên Người thường cầu nguyện một mình nơi hoang vắng, để tạ ơn, để ngợi khen và kết hợp mật thiết với Chúa Cha: Sáng ngày, Người đi ra nơi hoang vắng...” (Lc 4,42a). Tác giả không viết thêm ”để cầu nguyện”, nhưng chúng ta ai cũng hiểu là Người ra nơi hoang vắng để cầu nguyện. Ngoài những giờ sinh hoạt với các tông đồ đi rao giảng, Người thường lui vào nơi hoang vắng mà cầu nguyện” (Lc 5,16). Khi tuyển chọn các tông đồ Đức Giêsu đi ra núi cầu nguyện, và Người đã thức suốt đêm cầu nguyện cùng Thiên Chúa” (Lc 6,12) Chắc chắn lúc này Người chúc tụng ngợi khen Cha, tâm sự với Cha tất cả những sinh hoạt của Người và đồng thời xin lãnh hội, ý của Cha về những môn đệ Người sẽ chọn.

Chúng ta nhận thấy, bất cứ ở nơi nào có các môn đệ cùng với Người, thì Đức Giêsu cầu nguyện một mình” (Lc 9,18). Khi Chúa Giêsu hiển dung trên núi, Người đem theo các ông Phêrô, Gioan, và Giacôbê, Người cũng cầu nguyện một mình Đang lúc Người cầu nguyện, dung mạo Người bỗng đổi khác, y phục Người trở nên trắng tinh chói lòa” (Lc 9,29). Trước khi Người đi chịu nạn, Người ra núi Cây Dầu, các môn đệ cũng theo Người, nhưng Người đi cách các ông chừng bằng ném một hòn đá, và quỳ gối cầu nguyện rằng:”Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý Con, mà xin theo ý Cha” (Lc 22,41-42).

Người cũng thường cầu nguyện trước sự hiện diện của đám đông dân chúng Bấy giờ Đức Giêsu cầm lấy năm cái bánh và hai con cá, ngước mắt lên trời, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ để các ông dọn ra cho đám đông” (Lc 9,16). Khi lập phép Thánh Thể Người cầu nguyện trước mặt các môn đệ Người cầm lấy bánh dâng lời tạ ơn, bẻ ra, trao cho các ông và nói...” (Lc 22,19) Trên cây thập giá giữa hai tên gian phi, Người cầu nguyện cho những binh lính đóng đinh Ngài ”Bấy giờ Đức Giêsu cầu nguyện rằng: Lạy Cha, xin tha cho họ, vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34). Khi trút hơi thở cuối cùng Người cũng cầu nguyện lớn tiếng: Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn con trong tay Cha”(Lc 23,46). 

Khi 72 môn đệ đi rao giảng thành công nhDanh Chúa, Đức Giêsu đã vui mừng hớn hở và cất lời ”Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha vì Cha đã dấu kín không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mạc khải cho những kẻ bé mọn. Vâng, lạy Cha vì đó là điều đẹp ý Cha” (Lc 10,21-22). Người tạ ơn Cha vì tên của họ được ghi ở trên trời và ngợi khen sự khôn ngoan vô bờ bến của Chúa Cha. Nhờ có tương quan với Chúa Cha, người môn đệ sẽ phấn khởi mạnh mẽ thực hiện sứ mệnh Chúa Cha trao phó, Đức Giêsu đã làm cho ”danh thánh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến” (Lc 11,2b).

Đức Giêsu cầu nguyện để vượt thắng cám dỗ, để sống cho Ý Cha được thể hiện như một người con hiếu thảo: Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cho con khỏi uống chén này. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà xin theo ý Cha(Lc 22,40-42).Lời cầu nguyện cuối cùng trên thâp giá thật thắm thiết thể hiện sự vâng phục hoàn toàn theo Ý Cha: Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn con trong tay Cha” (Lc 23,46).

Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho Phêrô để ông khỏi sa ngã và trở thành người nâng đỡ đức tin cho anh em mình: Rồi Chúa nói: ”Simon. Simon ơi, kìa Satan đã xin được sàng anh em như sàng gạo. Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh, một khi đã trở lại, hãy làm cho các anh em của anh nên vững mạnh” (Lc 22,31-32). Chính nhờ lời cầu nguyện này mà Phêrô cảm nhận được tình yêu nồng nàn của Thầy hòa quyện với tình yêu Thầy trong lòng ông, đã làm cho ông thức tỉnh ăn  năn, hối cải và ông đã trở thành trụ cột nâng đỡ đức tin cho Hội Thánh sơ khai.

Trong Tin Mừng Marco “Cả những tên cùng chịu đóng đinh với Người cũng nhục mạ Người“ (Mc15,32b).Tin Mừng Matthêu ”Cả những tên cướp cùng bị đóng đinh với Người cũng sỉ vả Người như thế” (Mt 27,44) thì cả hai tên gian phi đều nhục mạ Chúa Giêsu. Riêng Tin Mừng Luca một trong hai tên gian phi bị treo trên thập giá cũng nhục mạ Người (Lc 23,39)...(...) Rồi anh ta thưa (cầu xin) với Đức Giêsu: Ông Giêsu ơi, khi ông vào nước của ông, xin ông nhớ đến tôi!” (Lc 23,42) và Người nói với anh ta: ”Tôi bảo thật anh, hôm nay, anh sẽ ở với tôi trên Thiên Đàng” (Lc23,43). Đức Giêsu cầu nguyện xin tha thứ cho những kẻ giết hại mình, ”Lạy Cha, xin tha cho họ vì họ không biết việc họ làm” (Lc 23,34).

Khi các môm đệ xin Đức Giêsu dạy cầu nguyện, Người lên tiếng: ”Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: ”Lạy Cha, xin làm cho danh thánh cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau đến, xin Cha chu chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy; xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với chúng con, và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ” (Lc 11,2-4). Ngài dạy họ phải cầu nguyện luôn, không được nản chí (Lc 18,1) và khuyên các ông ”Vậy anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người” (Lc 21,36). Khi Thầy trò trên núi Cây Dầu, Ngài không ngừng khuyến khích họ ”Anh em hãy cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ” (Lc 22,40).

Người dạy những bài học tiêu biểu cho việc cầu nguyện kiên nhẫn, liên lỉ để được điều cần thiết cho cuộc đời. ”Trong thành đó, cũng có một bà góa. Bà này nhiều lần đến thưa với ông: ”xin ngài bênh vực tôi chống lại kẻ kiện tôi”. Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng ông ta nghĩ bụng (...) nhưng mụ góa này quấy rầy mãi, ta bênh vực mụ cho rồi...” (Lc 18,3-5)   Đức Giêsu còn khuyến khích chúng ta: chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi mãi? (Lc 18,7). Chúa Cha sẽ ban cho những ai cầu xin, để hướng dẫn và trợ giúp trong cuộc sống:”Anh em là những kẻ xấu, mà còn biết cho con cái mình những của tốt lành, phương chi Cha Trên Trời, Người sẽ ban Thánh Thần cho những kẻ xin Người” (Lc 11,13). 

Người dạy chúng ta những điều thật khó thực hành, nhưng nếu chúng ta yêu mến Người, nhờ ơn Thánh Thần Chúa, chúng ta sẽ thực hành được: hãy chúc lành cho kẻ nguyền rủa anh em và cầu nguyện cho kẻ vu khống anh em(Lc 6,28). Người nhắc nhở thêm: anh em hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn, hầu đủ sức thoát khỏi mọi điều sắp xảy đến và đứng vững trước mặt Con Người.” (Lc 21,36).

Lạy Thiên Chúa Ba Ngôi, xin Thần Khí Chúa dạy con biết cầu nguyện như Chúa Giêsu cầu nguyện, để con thực hiện được những điều đẹp lòng Chúa. Amen.

Elisabeth Nguyễn

Tác giả: Elisabeth Nguyễn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!