Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Elisabeth Nguyễn
Bài Viết Của
Elisabeth Nguyễn
MỘT NĂM ĐÃ QUA - 2021
ĐỜI SỐNG THIÊNG LIÊNG
Một buổi tối ấm áp của Chúa Giêsu
Đức Cậy
CHÚA CHĂM SÓC CHÚNG TA
Xây Nhà Trên Đá
CẢM TẠ TÌNH YÊU CHÚA
VÂNG LỜI
CON CÓ THỂ UỐNG CHÉN NÀY???
Hồn Thánh Thể quyện vào cuộc sống
Cuộc đời
Hiệp Nhất
Giao ước hôn nhân của tôi qua dòng thời gian
BÌNH AN CỦA CHÚA
Augustino – Một cuộc trở về kỳ diệu
Thảo Kính Cha Mẹ
Viếng thăm nghĩa trang
Ngắm nhìn gia đình Chúa Giêsu
Được Thiên Chúa yêu thương
BIẾT ƠN CHÚA THÁNH THẦN
"Mình ơi"
Thỏa Lòng Ước Mong
Con ơi, Thầy là ai đối với con!?
Thiên Chúa, Cha Nhân Lành
SỐNG GIÂY PHÚT HIỆN TẠI
Nhân cách Kitô hữu
Ngọn lửa tình yêu
Bạn có tuyệt đối tin tưởng vào Chúa Giêsu???
Khiêm nhường
THÁNH THỂ CHÚA KITÔ
Tấm bánh tình yêu
TÁM MỐI PHÚC THẬT (Mt : 5, 1-12)
Thế gian hay Nước Trời?
THỎA LÒNG ƯỚC MONG
Vai trò của giáo dân Công Giáo
Con Người cũng sẽ được giương cao
“Phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng lời người phàm”. (Cv 5,29)
MƯỜI LỜI HAY Ý ĐẸP CỦA THÁNH TERESA CALCUTTA
Nước Trời đang ở đây!
RƯỚC LỄ THIÊNG LIÊNG (Tham Dự Thánh Lễ Trực Tuyến)
VÂNG LỜI


„Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời thiên thần truyền“ (Lc 1, 38)

 

Vâng lời là một nhân đức luôn được đề cao. Khi còn nhỏ trong gia đình chúng ta luôn được dạy phải vâng lời người lớn, ông bà, cha mẹ là biểu lộ lòng thảo hiếu, là niềm tự hào của cha mẹ, là hạnh phúc của gia đình. Lớn lên đến trưởng học, phải vâng lời thầy cô giáo, nơi xứ đạo, nơi các hội đoàn Phật tử, Tin Lành, Cơ Đốc v.v… v.v…

Ngoài xã hội chúng ta cũng được truyền dạy về sự vâng lời trong trật tự trên đường đi, nơi phố chợ, trong rạp hát v.v… Vâng lời còn là kỷ luật để giúp cho cuộc sống được hài hòa ổn định. Không có sự vâng lời mọi sinh hoạt, mọi trật tự xã hội sẽ bị đảo lộn, thế giới sẽ rối loạn không bình an, cuộc sống của mọi người sẽ căng thẳng, xáo trộn.

Ngày nay con người quá sức kiêu ngạo nên không tôn trọng sự vâng lời, không kính trọng những người làm việc trong chính phủ để họ chu toàn vấn đề an dân, cho dân giàu nước mạnh. làm xáo trộn nền văn hóa lịch sự, văn hóa xã giao của xã hội. Đại dịch corona 19 xuát phát từ Wu-han lan tràn khắp toàn cầu, mà theo luật vệ sinh cho từng cá nhân và cho xã hội, khi ra đường phải vâng lời đeo khẩu trang, phải giữ khoảng cách xa nhau 1m50 … nhưng nhiều người đã không thi hành mà còn rủ nhau đi biểu tình chống đối.

 Các tổ chức, các đoàn thể, các đảng phái chính trị, quân đội v.v… đều chú trọng đến sự vâng lời, thì mọi công việc mới được hài hòa và thi hành nghiêm chỉnh. Sự vâng lời trong quân đội được thi hành tuyệt đối nghiêm chỉnh, đó là là „kỷ luật sắt“. Nhờ kỷ luật như thế, hàng ngũ quân đội mới có thể giữ gìn đất nước của họ.

Trong  các dòng tu của Giáo Hội Công Giáo, sự vâng lời là một trong ba điều điều thề hứa trước mặt Thiên Chúa và trước cộng đoàn dân Chúa, khi các chủng sinh trở thành linh mục trong Thánh Lễ truyền chức. Điều này rất quan trọng, là thước đo đạo đức của họ.

Trên đời này có rất nhièu mẫu gương tuyệt vời về sự vâng lời. Nhưng trước hết, trên hết, tuyệt vời nhất và trọn hảo nhất đó là mẫu gương vâng lời của chính Chúa Giêsu Mầu nhiệm nhập thể là mẫu gương vâng lời đầu tiên của Chúa Giêsu. Chúa Giêsu đã vâng lời Đức Chúa Cha và đã thi hành điều đó. „Đức Giê-su Ki-tô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế“. (Pl. 2, 6-7). Để thực hiện chương trình cứu độ loài người, Thiên Chúa đã sai chính con một Ngài là Đức Giêsu xuống thế, nhập thể trong lòng một trinh nữ nhân hậu tràn đầy ơn Chúa.

Chúa Giêsu vâng phục Chúa Cha  Người lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng lòng chịu chết, chết trên cây thập tự.“ (Pl. 2, 8) vâng phục quả nhiên đòi hỏi phải có nghị lực và cố gắng. Chúa Giêsu trước khi thi hành sứ vụ quan trọng và cao cả nhất, Ngài cũng bị chao đảo, dằn vặt, cầu xin Chúa Cha có thể miễn cho sự vâng lời không. "Lạy Cha, nếu Cha muốn, xin cất chén này xa con. Tuy vậy, xin đừng làm theo ý con, mà làm theo ý Cha." (Lc. 22, 42). Và sự chao đảo sợ hãi đến nỗi „mồ hôi Người như những giọt máu rơi xuống đất“ (Lc. 22, 44).

Chúa Giêsu đã phải trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục, là như thế đấy. Sự vâng phục của Chúa Giêsu đã trở nên nguồn ơn cứu độ vĩnh cửu cho chúng ta và là mẫu gương vâng lời trọn hảo mà chúng ta cần noi theo. Chúng ta cầu xin Chúa giúp chúng ta học được bài học vâng phục nơi Chúa Giêsu và Mẹ Maria và đem áp dụng trong đời sống. Dù sự vâng phục sẽ phải trả giá bằng đau khổ nhưng chắc chắn sẽ đem lại hạnh phúc cho chính bản thân chúng ta và cho mọi người.

Sự vâng lời cao trọng là dường nào. Chúng ta vừa mừng trọng thể biến cố lễ truyền tin. Trong bài Tin Mừng chúng ta được nghe lời của Đức Mẹ: "Này tôi là tôi tớ Chúa, tôi xin vâng như lời Thiên thần truyền". (Lc. 1, 38). Một lời nói ngắn gọn nhưng đã gói trọn tâm tình vâng phục tuyệt đối của Đức Mẹ.

Lời nói „xin vâng“ của Đức Mẹ chắc chắn không phải là lời nói đơn giản, vì Đức Mẹ biết rõ rồi đây sẽ phải đối diện với nhiều nghịch cảnh, khó khăn. Cuộc đời sẽ có những lo toan vất vả, những phiền muộn và cả những đau đớn phải gánh chịu như tiên tri Simeon đã từng báo trước: “ Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Ít-ra-en ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà." (Lc. 2, 34-35).

Thế nhưng, Đức Mẹ đã nói „xin vâng“ nghĩa là Đức Mẹ sẵn sàng chấp nhận tất cả những gì sẽ xẩy đến, cả những đau khổ mà Đức Mẹ sẽ phải gánh chịu. Chỉ một lần nói xin vâng nhưng Đức Mẹ đã sống cả cuộc đời xin vâng cho đến lúc được an nghỉ. Còn buồn phiền lo lắng nào hơn khi bụng mang dạ chửa, đứa con cưu mang sắp sửa chào đời mà Thánh Giuse không tìm được một chỗ tương đối thuận tiện cho Mẹ Maria sinh con, để cuối cùng phải chịu giá rét thiếu thốn trong chuồng bò. Đức Mẹ đã âm thầm „xin vâng“ không nửa lời than trách và chỉ ghi nhớ những sự việc đó trong lòng. „Còn bà Ma-ri-a thì hằng ghi nhớ mọi kỷ niệm ấy, và suy đi nghĩ lại trong lòng“ (Lc. 2, 19).

Rồi khi con trẻ chưa đủ lớn Đức Mẹ đã phải ôm Hài Nhi cùng Thánh Giuse lặn lội đường xa đem con trốn sang nước láng giềng Ai Cập để bảo toàn tính mạng cho con trẻ. Đường xa vạn dặm mà phương tiện chỉ có một con lừa giúp mang hành lý. Hành trình gian truân như thế Đức Mẹ vẫn vui lòng „xin vâng“.

Trở về Nazareth gia đình nhỏ bé  sống trong ân sủng tình yêu của Thiên  Chúa. Đức Mẹ đã một lòng „xin vâng“ cùng với Thánh Giuse xây dựng một gia đình thánh thiện chan hòa hạnh phúc. Tâm tình „xin vâng“ cuối cùng của Đức Mẹ mới thật trọn vẹn khi cùng đau khổ với con mình bị hành hạ, bị đóng đinh. Một lưỡi gươm đã đâm thâu tâm hồn Đức Mẹ đúng như lời tiên tri Simeon loan báo. Còn lời „xin vâng“ nào đẹp hơn khi Đức Mẹ chấp nhận lời trăn trối của Chúa Giêsu trước khi trút hơi thở cuối cùng : "Thưa Bà, đây là con của Bà." Rồi Người nói với môn đệ: "Đây là mẹ của anh." (Ga. 19, 26-27).

Elisabeth Nguyễn (12.2021)

Tác giả: Elisabeth Nguyễn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!