Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
Bài Viết Của
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
TIÊU CHÍ THỰC THI QUYỀN LỰC
ĐƯỜNG YÊU THƯƠNG
HÃY MỞ RA! (Chúa Nhật XXIII TN B)
ĐỪNG THÊM THẮT VÀ CŨNG ĐỪNG NHẬP NHẰNG
CHỌN LỰA: MỘT HÀNH VI KHÔNG DỄ (Chúa nhật XXI TN B)
MẦU NHIỆM ĐỨC TIN (Chúa Nhật XX TN B)
NGUỒN TRỢ LỰC ĐỜI TA
VÌ CỦA ĂN TỒN TẠI ĐẾN MUÔN ĐỜI
MỘT CHỦ ĐỀ LUÔN CÓ TÍNH THỜI SỰ: MỤC TỬ (CN XVI TNB)
ĐỂ NUỚC TRỜI TĂNG TRƯỞNG
HÃY YÊU ĐI RỒI SẼ BIẾT SỰ THẬT ( LỄ CHÚA BA NGÔI )
SỐNG MẦU NHIỆM CHÚA LÊN TRỜI (Chúa Nhật Lễ Thăng Thiên)
YÊU THƯƠNG LÀ GÌ? (Chúa Nhật VI PS B)
ĐỂ SINH HOA KẾT TRÁI XUM XUÊ (Chúa nhật V PS B)
NHẬN DIỆN MỤC TỬ VÀ NGƯỜI CHĂN THUÊ
LÀM CHỨNG NHÂN (Chúa Nhật III Phục Sinh B)
NỀN TẢNG CỦA ĐỨC TIN (Chúa Nhật II Phục Sinh)
MẦU NHIỆM TỘI LỖI DƯỚI ÁNH SÁNG CUỘC KHỔ NẠN VÀ PHỤC SINH CỦA CHÚA KITÔ.
HỌC YÊU
CHUYỆN THƯỞNG PHẠT (Chúa Nhật IV mùa Chay B)
THANH TẨY “NHÀ THỜ” (Chúa Nhật III Mùa Chay B)
CHUYỆN TÌNH THẬP GIÁ
CHƯỚC CÁM DỖ
CHỮ TÌNH (Chúa Nhật II Mùa Chay B )
TIN MỪNG GIÚP HOÁN CẢI (Chúa Nhật I Mùa Chay B)
LỄ MỒNG HAI TẾT
LỄ MINH NIÊN (Giáp Thìn)
TRÁNH NHƯNG KHÔNG TRỐN SỰ KHỔ ĐAU
LỜI NGÔN SỨ
NGÃ ĐAU MÀ LẠI SÁNG CHO NGƯỜI TÔNG ĐỒ
SỐNG TỰ DO ĐỂ BIẾT LẮNG NGHE MÀ SÁM HỐI
VAI TRÒ TRUNG GIAN
TÍNH PHỔ QUÁT CỦA ƠN CỨU ĐỘ (Lễ Hiển Linh)
TẶNG PHẨM DÂNG CHÚA HÀI NHI (Lễ Giáng Sinh)
TÌNH CHÚA MUÔN NGÀN ĐỜI
LÀM CHỨNG VỀ ÁNH SÁNG
CON ĐƯỜNG ĐÓN NHẬN TÌNH YÊU
TẢN MẠN VỀ ƠN VÔ NHIỄM
TỈNH THỨC
LỄ CHÚA KITÔ VUA
MỘT ƯỚC MƠ: SỐ THÁNH TỬ ĐẠO GIẢM DẦN

(Chúa Nhật Trọng Kính Các Thánh Tử Đạo Việt Nam)

Chuyện thật như bịa: Nhân một dịp tôn vinh các Thánh Tử Đạo Việt Nam, một giám mục Hàn Quốc nói với một giám mục Việt Nam rằng: chúc mừng giáo hội Việt Nam đã có nhiều thánh Tử Đạo được tôn phong. Rất tiếc, vua quan nước chúng tôi hiền quá. Một câu nói vừa phản ảnh một sự thật của lịch sử vừa khơi gợi cho chúng ta nhiều vấn đề nan giải. Một cái phúc lại được dệt xây bằng một hay nhiều cái hoạ ư? Để có được những vị Thánh Tử đạo thì dường như phải đánh đổi bằng sự hiện hữu của nhiều người “không hiền” ư? Khi những người “không hiền” lại nắm quyền cao, chức lớn thì không chỉ Kitô hữu bị bách hại mà dân chúng cũng lâm cảnh lầm than khốn khổ cách này cách khác.

Thế thì chúng ta giải thích thế nào về mối phúc thứ tám: “Phúc thay ai bị bách hại vì sống công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc thay anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Anh em hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng dành cho anh em trên trời thật lớn lao” (Mt 5,10-12; x.Lc 6,22). Giáo hội khẳng định: “Các mối phúc là trung tâm lời rao giảng của Chúa Giêsu. Việc công bố  các mối phúc là lặp lại lời hứa đã được ban cho dân Chúa chọn khởi từ tổ phụ Abraham. Các mối phúc kiện toàn các lời hứa này, bằng cách không còn chỉ hướng đến việc thừa hưởng một mảnh đất nữa, nhưng là hướng đến Nước Trời.”(GLCG số 1716)  Như thế hạnh phúc thật được loan báo nằm ở vế sau, đó là Thiên Chúa, là Nước Trời chứ không phải ở vế trước là sự khó nghèo, hiền lành, sầu khổ hay sự bị bách hại… Như thế để đạt hạnh phúc thật thì có hàng trăm hàng vạn nẻo đường. Sự kiện mỗi thánh mỗi vẻ như trăm hoa đua nở cho chúng ta xác tín điều này. Nói như thế chúng ta có vô tình “hạ giá” vị trí và vai trò của các thánh tử đạo chăng? Xin thưa rằng hội thánh mãi luôn trân trọng và kính trọng các thánh tử đạo. Nhìn vào thứ tự hàng các thánh theo Phụng Vụ thì các thánh tử đạo chỉ xếp sau hàng các thánh tông đồ.

Tuy nhiên trong khi tôn vinh các anh hùng tử đạo, những vị cha ông đã đổ máu đào ra làm chứng cho đức tin và cũng để gieo mầm đức tin cho con cháu thì chúng thử hỏi rằng lòng các ngài có muốn cháu con phải chịu cảnh bách hại như tiên tổ chăng? Dĩ nhiên là không rồi. Chúa Kitô tự nguyện trở nên nghèo hèn để chúng ta được nên sang giàu. Người tự nguyện đổ máu đào ra để chúng ta được sống và sống dồi dào. Vậy chúng ta phải hiểu thế nào về lời khẳng định của Chúa Kitô: “Ai muốn theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hằng ngày mà theo. Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì tôi, thì sẽ cứu được mạng sống ấy” (Lc 9,23-24)? Phải chằng Chúa Kitô muốn chúng ta phải chịu khốn khổ, phải chịu bắt bớ, chịu bách hại? Xin thưa rằng chẳng có người cha nào lại nhẫn tâm muốn con cái phải lâm cảnh khổ, chẳng có người anh nào lại muốn đàn em phải chịu truân chuyên, chẳng có người thầy nầo lại muốn môn sinh phải bị bách hại. Ngay đêm Tiệc Ly chính Chúa Kitô đã nài xin Chúa Cha gìn giữ những kẻ Chúa Cha ban cho Người và trong vườn dầu Người đã can thiệp để các môn đệ khỏi bị bắt (x.Ga 18,8).

Một hiện thực cần thú nhận rằng lắm khi chúng ta mong giáo hội có nhiều thánh tử đạo, chúng ta hô hào tha nhân, đòi hỏi người này người kia can đảm vác thập giá và thậm chí là chịu tử đạo còn chính chúng ta thì lại ngần ngại chịu hy sinh. Phải khẳng định rằng vị trí và vai trò của những vị tử đạo vẫn mãi cần thiết cho nhân loại nói chung và cho giáo hội nói riêng. Tuy nhiên theo thiển ý thì nên phát huy tinh thần tử đạo trong đời sống Kitô hữu hơn là mong có nhiều người tử đạo theo nghĩa hẹp. Thập giá mà Chúa Kitô muốn mỗi người chúng ta vác lấy để theo chân Người đó là những hy sinh khi muốn sống đạo yêu thương đến cùng, khi can đảm bảo vệ công lý, khi mạnh dạn rao truyền chân lý… Những hy sinh ấy được Chúa Kitô nói rõ đó là sự từ bỏ chính mình, nghĩa là từ bỏ những gì mang tính vị kỷ.

 “ Thầy mang lửa xuống thế gian và Thầy mong mỏi cho lửa ấy được cháy lên” (x.Lc 12,49). Đây là ngọn lửa tình yêu vị tha, ngọn lủa làm bừng sáng tình hiệp thông, tình liên đới tương thân tương ái. Để ngọn lửa này cháy lên thì ắt phải chịu “một phép rủa” đó là sự bỏ mình, hy sinh cái tôi ích kỷ. Khi mỗi người sống vì mọi người thì mọi người sẽ vì mỗi người. “Nước trời ở giữa các ngươi” (x.Lc 17,21). Thiên đàng đang hiện diện ở đây và ngay hôm nay.

Một ước mơ nhỏ đó là số các thánh tử đạo ngày càng giảm dần nghĩa là số những người cao chức, nhiều quyền “không hiền” ngày càng ít đi. Cảnh thái bình thịnh trị mở ra, hoà bình và công lý được thực thi, người người yêu thương nhau trong sự kính trọng cái khác biệt của nhau. Số thánh tử đạo giảm dần nhưng tinh thần tử đạo ngày càng phát triển. Vì yêu, chúng ta sẵn sàng đón nhận mọi gian khổ và hy sinh, không như là cái giá phải trả nhưng như là điều phải vượt qua. Hiểu được điều này thì chúng ta mới cảm được sự nhẹ nhàng và êm ái của cái ách Tin mừng, của cái gánh bác ái là yêu thương nhau như Chúa Kitô đã yêu thưong chúng ta (x.Mt 11,28-30).

Ước mơ chỉ là ước mơ. Niềm mơ ước trên đây chắc chắn chỉ thành hiện thực khi đến thời cánh chung. Dòng thời gian lữ thứ vẫn còn chảy không biết khi nào ngưng. Thế nhưng xin đừng hô hào hay đòi hỏi tha nhân chịu tử đạo thay mình. Góp một chút hy sinh trong hoàn cảnh và khả năng của mình để làm chứng cho công lý, cho tình yêu, cho sự thật chính là một trong những cách thế biến ước mơ này thành sự thật. Góp một chút nỗ lực hy sinh để giúp những người quyền cao chức trọng ngày càng “hiền” hơn, công minh liêm chính hơn. Và nếu cần thì sẵn sàng tìm cách đưa những người cố tình “không chịu hiền”, hành xử cách độc quyền, độc đoán xuống khỏi chức vụ cao đang đảm nhận. Tuy nhiên cần lưu ý rằng thái độ hy sinh ở đây phải đượm tinh thần các thánh tử đạo đó là đón nhận hy sinh trong an bình, thanh thản, không chút hận thù oán ghét. Vì rằng đã từng có đó nhiều bậc anh hùng quốc gia dân tộc không quản ngại gian khổ và hy sinh cả tính mạng vì lý tưởng cao đẹp nhưng còn vương vấn sự hận thù.

Xin tri ân các anh hùng tử đạo cha ông tiên tổ. Nhưng xin các Ngài cầu bàu cùng Thiên Chúa cho cháu con thoát khỏi cảnh khổ luỵ các Ngài đã đi qua. Phận cháu con nguyện một lòng phát huy tinh thần “chứng nhân” của các bậc tiền nhân bằng tình yêu thuơng phục vụ tha nhân không ngần ngại “hy sinh-bỏ mình” cho đến cùng.

Lm Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Thuận Hiếu – Ban Mê Thuột

Tác giả: Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!