Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
Bài Viết Của
Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa
ĐỂ SINH HOA KẾT TRÁI XUM XUÊ (Chúa nhật V PS B)
NHẬN DIỆN MỤC TỬ VÀ NGƯỜI CHĂN THUÊ
LÀM CHỨNG NHÂN (Chúa Nhật III Phục Sinh B)
NỀN TẢNG CỦA ĐỨC TIN (Chúa Nhật II Phục Sinh)
MẦU NHIỆM TỘI LỖI DƯỚI ÁNH SÁNG CUỘC KHỔ NẠN VÀ PHỤC SINH CỦA CHÚA KITÔ.
HỌC YÊU
CHUYỆN THƯỞNG PHẠT (Chúa Nhật IV mùa Chay B)
THANH TẨY “NHÀ THỜ” (Chúa Nhật III Mùa Chay B)
CHUYỆN TÌNH THẬP GIÁ
CHƯỚC CÁM DỖ
CHỮ TÌNH (Chúa Nhật II Mùa Chay B )
TIN MỪNG GIÚP HOÁN CẢI (Chúa Nhật I Mùa Chay B)
LỄ MỒNG HAI TẾT
LỄ MINH NIÊN (Giáp Thìn)
TRÁNH NHƯNG KHÔNG TRỐN SỰ KHỔ ĐAU
LỜI NGÔN SỨ
NGÃ ĐAU MÀ LẠI SÁNG CHO NGƯỜI TÔNG ĐỒ
SỐNG TỰ DO ĐỂ BIẾT LẮNG NGHE MÀ SÁM HỐI
VAI TRÒ TRUNG GIAN
TÍNH PHỔ QUÁT CỦA ƠN CỨU ĐỘ (Lễ Hiển Linh)
TẶNG PHẨM DÂNG CHÚA HÀI NHI (Lễ Giáng Sinh)
TÌNH CHÚA MUÔN NGÀN ĐỜI
LÀM CHỨNG VỀ ÁNH SÁNG
CON ĐƯỜNG ĐÓN NHẬN TÌNH YÊU
TẢN MẠN VỀ ƠN VÔ NHIỄM
TỈNH THỨC
LỄ CHÚA KITÔ VUA
SỐNG KHÔN NGOAN
XIN ĐỪNG DỨT SỮA NHAU! (MẠN BÀN VỀ ÁN VẠ TUYỆT THÔNG)
NGƯỜI LÃNH ĐẠO
SỐNG ĐẠO YÊU THƯƠNG
VẤN NẠN QUYỀN BÍNH
CẦN MỘT TẤM LÒNG
TỪ VƯỜN NHO ĐẾN CÁC TÁ ĐIỀN: HÃY LÀ CHÍNH MÌNH
MẸ MÂN CÔI: NGƯỜI DẪN LỐI VỀ TRỜI
LÀM NGAY HÔM NAY!
THIÊN CHÚA LUÔN CÔNG MINH
VÌ SAO PHẢI QUẢNG ĐẠI THA THỨ?
THẬP GIÁ: CON ĐƯỜNG CHÚNG TA ĐI
CHÂN DUNG LINH MỤC
NỀN TẢNG CỦA ĐỨC TIN (CHÚA NHẬT II PHỤC SINH)

 

Hằng năm, vào Chúa nhật II mùa Phục Sinh, chủ đề đức tin lại được nhấn mạnh, đặc biệt qua bài Tin Mừng thánh Gioan tường thuật về dữ kiện thường được gọi là “sự cứng lòng tin” của tông đồ Tôma. Một trong những điều kiện cần thiết để đạt đến sự sống đời đời đó là đức tin. Nghi thức tiếp nhận anh chị em dự tòng cách nào đó khẳng định chân lý này. Là tín hữu Kitô, chúng ta dễ dàng chân nhận rằng đức tin tiên vàn là hồng ân do Chúa ban tặng. Tuy nhiên phía con người cần thiết phải có sự đáp trả. Để đáp trả hay nói cách khác là để tiếp nhận hồng ân Chúa ban tặng dĩ nhiên cần có một vài cơ sở hay nền tảng nào đó. Xin được chia sẻ một vài nền tảng mà con người thường dựa vào đó để đón nhận hồng ân đức tin.

1. Một dấu hiệu đổi thay mang tính tích cực: Xin đừng tiên thiên trách cứ tông đồ Tôma vì không chịu tin lời chứng của anh em đồng môn rằng Chúa đã sống lại. Các cửa vẫn đóng kín, nghĩa là anh em vẫn còn sợ người DoThái thì lời chứng của anh em làm sao khả tín (x.Ga 20,19). Tin Mừng ghi rõ: một tuần sau khi Chúa Phục Sinh hiện ra với các Ngài thì các cửa của căn nhà vẫn đóng im ỉm. Chẳng có gì đổi thay cách tích cực thì đừng mong thuyết phục được ai. Sách Công Vụ Tông đồ tường thuật rằng chính nhờ sự đổi thay trong cách sống của các Kitô hữu tiên khởi đã làm nhiều người mến phục và gia nhập cộng đoàn. Cũng là những con người bình thường, thế mà giờ đây họ lại sống quảng đại yêu thương cách chân thành: “Tất cả các tín hữu hợp nhất với nhau, và để mọi sự làm của chung. Họ đem bán đất đai của cải, lấy tiền chia cho mỗi người tuỳ theo nhu cầu…Và Chúa cho cộng đoàn ngày mỗi có thêm những người được cứu độ” (Cvtđ 2,44-46).

Quả thực, lịch sử minh chứng rằng ít thấy chuyện người ta gia nhập Hội Thánh, đón nhận đức tin vì “bị thua lý” mà thường là vì cảm mến một tấm lòng hay gương sáng của các Kitô hữu.

2. Sự góp phần của trí khôn: “Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người, nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người thì tôi chẳng có tin” (Ga 20, 25). Là “cây sậy biết suy tư” (Pascal), chúng ta cần nhìn nhân vai trò quan trọng của trí khôn, ngay cả trong việc tiếp nhận hồng ân đức tin. Nói đến đức tin là nói đến một sự quy thuận của lý trí trước một thực tại tuy rằng “siêu lý” tức là vượt quá tầm lý luận của trí khôn nhưng không “phi lý”. Vai trò của lý trí vẫn có đó trong các hành vi của đức tin.

Các nhà thần học, cách riêng các nhà thần học kinh viện vốn đề cao vai trò của lý trí trong việc nhận biết Thiên Chúa. Các phương pháp tổng hợp, diễn dịch hay loại suy chính là những công cụ sắc bén và hữu hiệu của trí khôn để đạt đến những điều mới lạ. Và ngay cả trong lãnh vực đức tin, các phương pháp trên đã góp phần thật đáng kể.

Vấn đề đặt ra là dù được kiểm chứng hay kiểm nghiệm thì sự thoả mãn của trí khôn vẫn còn bị hạn chế, đặc biệt trong lãnh vực đức tin, một lãnh vực vượt quá tầm luận lý con người. Tạ ơn Chúa và cám ơn thánh Tông đồ Tôma. Khi Chúa Phục Sinh ngõ lời với ngài trong lần hiện ra sau đó: “Đặt ngón tay con vào đây và nhìn xem tay Thầy…”, thì Tôma đã không thực hiện yêu cầu đặt ra trước đó với anh em. Đức tin không phải là kết quả của một quá trình cân, đong, đo, đếm.. thuần lý. Đến đây chúng ta mới hiểu câu nói của Đấng Phục Sinh: “Phúc cho ai không thấy mà tin” (Ga 20,28). Nếu chỉ đặt nền tảng trên luận lý thì quả là còn nhiều khó khăn phải vượt qua để đến với đức tin.

3. Cảm nhận mình được Chúa hiểu, Chúa yêu và Chúa đón nhận mình như mình đang là: đây chính là nền tảng vững vàng và căn bản để đón nhận hồng ân đức tin. Mình yêu sách, mình ra điều kiện trước anh em, thế mà Thầy chí thánh vẫn biết. Thầy biết mà Thầy không trách mắng, lại còn muốn cho mình được thoả mãn yêu sách. Tôma cảm nhận sự thông biết của Thầy và nhất là cảm nhận tấm lòng của Thầy. Chính vì thế ngài đã không thực hiện theo yêu sách đề ra mà đã vội vàng quỳ xuống và tuyên xưng: “Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con” (Ga 20,28).

Cuộc đời của nhiều vị thánh như chị Têrêxa Hài đồng Giêsu hay như Mẹ Têrêxa thành Cancuttta minh chứng cho ta thấy điều này. Các Ngài không chỉ nhận ra các dấu hiệu đổi thay mang tính tích cực đó đây mà chính các Ngài đã góp phần dệt xây các dấu hiệu ấy cách hăng say và hữu hiệu. Các Ngài thường có trí khôn vững vàng với sự luận suy sắc bén. Thế nhưng các cơn cám dỗ về đức tin thường được gọi là đêm tối đức tin vẫn đến với các Ngài, có khi rất dữ dội và dai dẳng. Chính nhờ cảm nghiệm được Chúa hiểu, được Chúa yêu thương đã giúp các Ngài kiên trì vượt qua chước cám dỗ khủng hoảng đức tin.

Để có được chút cảm nghiệm này, chắc chắn không thể nào thiếu một đời sống cầu nguyện trong chuyên chăm trong sâu lắng. “Lex orandi, lex credendi” (Luật cầu nguyện là luật tin). Chính trong sự sâu lắng và chuyên chăm kết hiệp mật thiết với Chúa, chúng ta mới có thể nhận ra Đấng Hằng Sống, Đấng là Tình Yêu “đang ở trong ta hơn là ta ở trong ta” (Âugustinô). Và thiết nghĩ rằng đây chính là một nền tảng vững chắc để suy phục, tôn thờ Đấng giàu lòng thương xót.

Chúa Nhật II Phục Sinh được thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II chỉ định làm ngày kính tôn về Lòng Thương Xót của Thiên Chúa. Lòng Thương Xót là một trong những hạn từ diễn tả tình yêu của Thiên Chúa dành cho nhân loại chúng ta. Đã và đang có đó tình trạng bất cập và nhiều khi lại sinh ra thái quá đó là giới hạn tình yêu của Thiên Chúa qua các “ơn chữa lành”. Lòng Thương Xót chính là hạn từ diễn tả tình yêu của Thiên Chúa, môt tình yêu vượt quá tầm luận lý của con người. Dẫu biết chúng ta là loài “tro bụi” không chỉ mong manh mà còn lắm bất túc và bất toàn thế mà Thiên Chúa vẫn tín trung chọn chúng ta làm “hình ảnh của Người” (x.St 1,26-29). Thiên Chúa đã yêu thương thế gian đến nổi đã ban chính Người Con Một (Ga 3,16). Thiên Chúa đã sai Con của Người vào trần gian để chung thân phận với con người, gánh lấy hậu quả của phận tôi đòi nhân loại và nhất là để chia phần phúc vinh quang hằng hữu cho mọi người.

Những ai biết tin vào Lòng Thương Xót của Thiên Chúa thì hầu chắc sẽ biết nỗ lực trở nên một dấu chỉ nhỏ về Lòng Chúa Xót Thương cho tha nhân. “Ai uống nước tôi cho, sẽ không bao giờ khát nữa. Và nước tôi cho sẽ trở thành nơi người ấy một mạch nước vọt lên, đem lại sự sống đời đời” (Ga 4,14).

Lm. Giuse Nguyễn Văn Nghĩa – Ban Mê Thuột

 

Tác giả: Lm. Jos Nguyễn Văn Nghĩa

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!