Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
SỰ HIỆP THÔNG CỦA CÁC THÁNH
YÊU THƯƠNG LÀ LUẬT CAO TRỌNG NHẤT
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
BỔN PHẬN ĐỐI VỚI THIÊN CHÚA VÀ NGHĨA VỤ ĐỐI VỚI XÊDA
Mặc y phục lễ cưới trong tiệc cưới Con Thiên Chúa
“Cuộc đối thoại trên đường đi Emmau” - Suy niệm tĩnh tâm của LM Timothy Radcliffe, OP, dành cho Thượng Hội đồng
Suy niệm tĩnh tâm của Thượng Hội đồng: “Tình bạn”
CHĂM SÓC GIA NGHIỆP CỦA THIÊN CHÚA
Suy niệm tĩnh tâm của Thượng Hội đồng: “Vẫn hy vọng mặc dầu không còn gì để hy vọng”
MÙA VỌNG: THIÊN CHÚA LUÔN Ở CÙNG CHÚNG TA


Những cây nến và một vòng hoa mùa vọng giúp chúng ta tập trung vào khoảng thời gian trước khi Chúa đến. Mùa Vọng này, xin cho chúng ta vọng lại tiếng đáp “Xin Vâng” lớn tiếng hơn cùng Mẹ Maria

 

Lindsey Weishar

Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ân sủng, Đức Chúa ở cùng bà” (Luca 1: 28). Chưa bao giờ những lời này của sứ thần Gabriel lại khiến tôi kinh ngạc như năm nay.

Khi sứ thần Gabriel nói những lời này với Mẹ Maria, Mẹ đáp lại với vẻ bối rối. Thiên Chúa đi rất nhiều vào cuộc đời của Mẹ. Chúa sắp ở với Mẹ theo cách thân mật nhất mà Ngài từng ở với một thụ tạo con người: trong cung lòng Mẹ.

Trước lời mời này, Gabriel nói thêm, "Thưa bà Maria, xin đừng sợ” (Luca 1: 30). 

Mẹ Maria đã làm gì vào khoảnh khắc trước khi cuộc đời của Mẹ thay đổi hoàn toàn? Mẹ đang nướng bánh mì, quét phòng, cầu nguyện? Không gì có thể chuẩn bị cho Mẹ đón nhận sự xuất hiện và thông điệp như thế này của sứ thần. Mẹ cũng cảm thấy sợ, và sự kiện này an ủi chúng ta. Dù Mẹ chưa thể nắm bắt được tất cả ý nghĩa của cuộc gặp gỡ phi thường này, Mẹ Maria đã xin vâng theo thánh ý Chúa.

Lời xin vâng của Mẹ Maria là lời xin vâng đối với Thiên Chúa, Ngài không chỉ ở với Mẹ, nhưng cũng ở với tất cả chúng ta.

Năm nay, cuộc sống của chúng ta bị đảo lộn, dường như chỉ trong một sớm một chiều, bởi một đại dịch khiến chúng ta đầy bất an và thậm chí là sợ hãi. Trong nhiều tuần lễ, chúng ta không thể rước Chúa, Đấng ngự trong Bí tích Thánh Thể đến ngự trong chúng ta. Các nhà thờ của chúng ta đã đóng cửa, và chúng ta không chỉ khao khát Ngài, mà còn khao khát khuôn mặt của bạn bè và gia đình và các hoạt động hàng ngày của cuộc sống trước đại dịch, gắn cuộc sống của chúng ta với cuộc sống của những người khác.

Nhưng những lời này của sứ thần Gabriel là một lời hứa rằng ngay cả trong lúc thử thách, Chúa vẫn ở với chúng ta. Trong năm đầy biến động này, Ngài đến với chúng ta nhờ tình yêu thương của các linh mục, những người đã dâng lễ trực tiếp cho chúng ta và tìm mọi cách để mang lại cho chúng ta các bí tích ở khoảng cách an toàn.

Ngài đến trong những lời nói và hành động tử tế của gia đình, bạn bè và những người xa lạ, những người đã mang đến cho chúng ta sự động viên và an ủi. Ngài trở lại trong hình hài một trẻ sơ sinh để cứu giúp tính dễ bị tổn thương của chúng ta, một lỗ hổng mà có lẽ chúng ta cảm thấy quan tâm hơn trong năm nay.

Những lời của sứ thần Gabriel cũng hướng chúng ta về một thực tại khác: Chúa không chỉ đến với chúng ta trong Bí tích Thánh Thể, mà Ngài luôn ở với chúng ta. Từ “với” không chỉ biểu thị sự đi bên cạnh, mà như chúng ta nghe thấy trong Kinh thánh khi nói ai đó “với đứa con”, tức là mang con trong cung lòng.

Mùa Vọng này, tôi có ý định bóc vỏ những lớp sợ hãi đã tích tụ trong những tháng vừa qua, những lo lắng đe dọa những tia đức tin nhỏ bé của chúng ta, nhưng đức tin ấy vẫn lớn lên và thì thầm: “Chúa cũng ở cùng bạn.”

Mùa Vọng này, chúng ta có thể vọng lại tiếng “Xin Vâng” lớn tiếng hơn cùng Mẹ Maria. Khi Chúa ở với chúng ta, chúng ta được kêu gọi ở với Ngài, luôn sinh hạ Ngài nơi cuộc sống của người khác. Tất nhiên, sinh nở bao gồm chuyển dạ. Việc đó gây ra rủi ro.

Trong bài thơ “The Risk of Birth - Nguy cơ sinh nở”,  nhà viết tiểu thuyết Madeleine L'Engle đã suy tư cách Chúa Kitô đi vào trái tim chúng ta một cách sống động ngay cả trong những mùa hoang tàn nhất: “Khi nào thì tình yêu sinh ra? / Quán trọ đầy rẫy trên hành tinh trái đất, / Và bầu trời bị xé toạc bởi một sao chổi - / Vậy mà Tình yêu vẫn liều mình sinh ra.”

Năm nay, khi chúng ta thoát khỏi những góc khuất sợ hãi quen thuộc, chúng ta sẽ nhận ra rằng việc ở bên Ngài là một công việc cần thực hiện. Tôi nhớ lại những lời tuyệt vời của Thánh Augustinô: “Lạy Chúa, Chúa ở trong con thế mà con không thấy Chúa, vì con đi tìm kiếm Chúa ngoài kia. Chẳng chút quan tâm, con vội vàng chạy theo những điều xinh đẹpChúa đã tạo dựng. Chúa ở với con, nhưng con không ở với Chúa

(Confession - Tự thú).

Đôi khi, chính chúng ta là người rời bỏ Ngài. Nhưng Ngài vẫn ở đó, trước cánh cửa trái tim của chúng ta, chờ đợi để được chấp nhận.

Nhưng làm thế nào để chúng ta trở thành, như Thánh Gioan Phaolô II đã nói trong một trong những bài thơ của mình, “nhiều hơn với Ngài, / nhiều hơn với Ngài, không chỉ nhiều hơn với chính mình? ” Câu trả lời là noi gương Chúa Kitô, noi gương Mẹ Maria - để làm cho mình trở thành một món quà.

Trong cuốn sách hút hồn  “The Reed of God - Cây lau sậy của Chúa”, Caryll Houselander đã chỉ cho chúng ta cách để trở thành món quà này: “Chỉ có một cách chữa khỏi nỗi sợ hãi - đó là tin tưởng vào Thiên Chúa. Đó là lý do tại sao việc Chúa Kitô bắt đầu thành hình trong chúng ta hệ tại việc chúng ta đáp lại tiếng “Fiat – Xin Vâng” như Đức Mẹ; đó là sự qui thuận, sự giao phó mọi sự cho Thiên Chúa.

Tôi thường mường tượng sự qui thuận này giống như việc gặp Chúa ở một nhà ga xe lửa và để Ngài mang hành lý quá nặng của tôi. Những gì làm nên gánh nặng cho tôi không hề làm cho Ngài thấy nặng. Niềm vui của Ngài chỉ đơn giản là được ở bên tôi.

Nhưng món quà là trao đi tặng lại. Khi chúng ta dâng mình cho Thiên Chúa, thì Ngài cũng hiến mình cho chúng ta. Ngài đặt mình vào sự chăm sóc của chúng ta không chỉ trong thời điểm Đức Maria xin vâng, mà hàng trăm năm trước, khi Đavít nghe tiên tri Nathan nói “Tất cả những gì ngài ấp ủ trong lòng, xin ngài cứ đi mà thực hiện, vì ĐỨC CHÚA ở với ngài” (2 Samuen 7: 3) và Thiên Chúa hứa với Đavít một triều đại đời đời.

Và Ngài ở bên chúng ta ngày hôm nay, tiếp tục thắp sáng và nuôi dưỡng toàn bộ con người chúng ta. Cùng với Ngài, chúng ta có thể nói xin vâng theo những cách không bao giờ mường tượng được, chúng ta có thể đến với anh chị em của chúng ta với một tình yêu sâu sắc hơn chúng ta yêu mình, và như Mẹ Maria, chúng ta có thể hy vọng rằng dù những nỗi buồn của cuộc sống có ra sao, việc Ngài ở với chúng ta là sự thật và sự thật đó sẽ đưa chúng ta vượt qua mọi giông bão.

Trong những ngày cuối của Mùa Vọng này, chúng ta có thể để Người ở với chúng ta, trong chúng ta, ngày càng nhiều hơn nữa.

(Lindsey Weishar là một nhà thơ và nhà văn tự do, Giáo phận Peoria, Illinois.)

 

Phêrô Phạm Văn Trung chuyển ngữ.

https://www.catholicnews.com/advent-always-with-us/

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!