Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
Một cuộc viếng thăm bất ngờ tuyệt vời
Phục Sinh và Ý Nghĩa Cuộc Đời (Chi tiết từ “Sự phục sinh” (1715) của Sebastiano Ricci.)
Cái chết không chiến thắng
Tin vào Chúa Phục Sinh đòi hỏi một thái độ xác tín
Chúa Kitô trút bỏ mọi vinh quang bằng lòng chịu chết vì yêu thương
Chúng ta là một dân tộc Phục Sinh
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
SỰ HIỆP THÔNG CỦA CÁC THÁNH
YÊU THƯƠNG LÀ LUẬT CAO TRỌNG NHẤT
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
THÁNH GIUSE VÀ MẸ MARIA ĐI BỘ HAY DÙNG LỪA ĐỂ ĐẾN BÊLEM?

 

 

Philip Kosloski

Các sách Tin Mừng không nói rõ Mẹ MariaThánh Giuse đi bộ hay dùng lừa để di chuyển.

Hình ảnh phổ biến nhất của Mẹ Maria và Thánh Giuse đi đến Bêlem là hình ảnh Mẹ Maria mang thai cưỡi lừa, trong khi Thánh Giuse đi bộ dẫn đường.

 

Đây có phải là một mô tả đúng thực về những gì đã thực sự xảy ra không? Mẹ Maria có cưỡi lừa không?

Bản thân Tin Mừng đã để lại những chi tiết như vậy, như mọi người đều biết vào thời điểm đó, Tin Mừng được soạn thảo nói về cách người ta đi lại.

“Ai nấy đều phải về nguyên quán mà khai tên tuổi. Bởi thế, ông Giu-se từ thành Nadarét, miền Galilê lên thành vua Đavít tức là Bêlem, miền Giuđê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đavít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Maria, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.” (Luca 2: 3-7)

Không thấy chỗ nào đề cập đến lừa, lạc đà, hoặc bất kỳ phương thức vận chuyển nào khác.

 

Nơi bắt nguồn của truyền thống lừa

Một trong những lý do chính khiến con lừa gắn liền với câu chuyện Giáng sinh là do cuốn sách Tiền Phúc Âm của Thánh Giacôbê, một câu chuyện cổ xưa nằm ngoài Kinh thánh quy điển về cuộc đời của Mẹ Maria được bắt nguồn từ thế kỷ thứ 2.

Và có lệnh từ Hoàng đế Augustus, rằng tất cả những người ở Bêlem của Giuđê phải khia tên tuổi. Và Giuse nói: “Tôi sẽ khai tên tuổi cho các con trai tôi, nhưng tôi sẽ làm gì với cô gái này? Tôi sẽ đăng ký cho cô ấy như thế nào? Như là vợ tôi chăng? Tôi xấu hổ lắm. Thế thì như con gái của tôi được không? Nhưng tất cả các con trai của Ítraen đều biết rằng cô ấy không phải là con gái của tôi”. "Ngày của Chúa sẽ tự trôi qua như ý muốn của Chúa." Và Giuse đóng yên lên lưng lừa, và đặt cô ấy lên đó; con trai ông dẫn lừa, và Giuse theo sau.

Câu chuyện về sự ra đời của Chúa Giêsu cho thấy Thánh Giuse là một ông già, có con từ cuộc hôn nhân trước. Cảnh tượng cho thấy Mẹ Maria ngồi trên lưng một con lừa, do con trai của Thánh Giuse dắt đi.

Có thể là Thánh Giuse đã dẫn Đức Mẹ đến Bêlem trên một con lừa. Đây là cách đi lại phổ biến vào thời đó và lừa được mọi tầng lớp nhân dân ưa chuộng.

 

Có thể là một đoàn lữ hành

Tuy nhiên, hầu hết các học giả Kinh thánh hiện đại đều nói rằng nhiều khả năng Thánh gia đã đi trong một đoàn người lữ hành.

Chris Mueller trong một bài báo cho Ascension Press đã vẽ nên một bức tranh hoàn toàn khác.

Maria và Giuse không phải là những người duy nhất tham gia cuộc hành trình. Nhiều khả năng, các tuyến đường giữa các thành phố đã đông đúc du khách. Không ai nghĩ đến việc đi một mình như thế này. Nó sẽ không được an toàn, vì lãnh thổ giữa các thị trấn không được kiểm soát và bọn cướp sẽ là mối lo ngại thực sự. Mọi người có lẽ đã đi thành những đoàn lữ hành lớn để thuận tiện và an toàn. Mẹ Maria và Thánh Giuse có lẽ đã ở trong đoàn người di dân đông đúc này. Đúng là một cảnh tượng gây kinh ngạc đáng xem.

Nhận định này cũng được đưa ra trong một bài báo đăng trên Los Angeles Times.

Và Cha Peter Vasko, một linh mục Công giáo và là giám đốc của Quỹ Thánh Địa cho biết “cướp có băng đảng, cướp sa mạc và cướp giật” cũng là mối nguy hiểm thường gặp dọc theo tuyến đường thương mại lớn như tuyến đường mà Giuse và Maria đi qua,... Mối đe dọa từ những kẻ sống ngoài vòng pháp luật thường buộc những lữ khách lẻ loi phải tham gia các đoàn lữ hành để được bảo vệ.

Chúng ta có thể không bao giờ biết chính xác phương thức di chuyển mà Thánh Giuse và Mẹ Maria đã sử dụng, nhưng chúng ta biết có rất nhiều khả năng. Các ngài có thể đã sử dụng một con lừa, đi bộ đến đó hoặc đi với những người khác trong một đoàn lữ hành.

Dù gì đi nữa, con đường thì rất gian nan, và cuộc hành trình của các ngài khuyến khích chúng ta trên hành trình thiêng liêng của chính chúng ta đến lễ Giáng sinh.

Và câu chuyện Giáng sinh đã trở nên rất quen thuộc với nhiều người trong chúng ta, nhưng khi lớn lên, một số hình ảnh nhất định có thể làm mờ đi cái nhìn của chúng ta về những gì đã thực sự xảy ra hơn 2.000 năm trước. Đặc biệt, có một trình thuật phổ biến mô tả cảnh Thánh Giuse đập cửa cố gắng tìm một nơi để Mẹ Maria có thể sinh Chúa Giêsu.

 

Nguyên nhân thực sự khiến "không có phòng trọ"

"Nhà trọ" không phải như chúng ta thường nghĩ: chủ nhà trọ địa phương dập cửa vào mặt Thánh Giuse, nói rằng “không còn chỗ trống”. Rồi thì, cuối cùng Thánh Giuse cũng tìm thấy một cái chuồng, nơi nuôi nhốt thú vật và đưa Mẹ Maria đến nơi ở khiêm tốn ngay trước khi Chúa Giêsu ra đời.

Mặc dù đây là một câu chuyện hấp dẫn, nhưng nó không khớp với lời tường thuật trong Kinh thánh và văn bản gốc Hy Lạp.

Luca mở màn, “Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ, vì hai ông bà không tìm được chỗ trong nhà trọ.” (Luca 2: 7).

Hai từ cuối cùng, "nhà trọ", là những gì thường thúc đẩy các câu chuyện được mô tả như ở trên. Tuy nhiên, từ tiếng Anh không chuyển tải đầy đủ ý nghĩa như từ tiếng Hy Lạp.

 

Phòng dành cho khách

Từ được sử dụng trong văn bản gốc là kataluma và được hiểu đúng nhất là "phòng dành cho khách", không phải là một loại nhà trọ thương mại được sử dụng cho khách du lịch. Đối với kiểu nhà trọ đó, Luca sử dụng từ pandokheion. Ngoài ra, Bêlem là “quê hương” của Thánh Giuse và ngài có thể có người thân ở đó.

Hơn nữa, ít ai muốn sinh con trong nhà trọ công cộng. Các nhà trọ vào thời điểm đó không có tiếng tăm tốt lành gì và Mẹ Maria muốn có sự kín đáo cho một sự việc riêng tư như vậy.

Hơn nữa, khi đọc kỹ bản văn ta thấy Thánh Giuse và Mẹ Maria đã ở Bêlem vài ngày trước khi Mẹ sinh con.

“Bởi thế, ông Giuse từ thành Nadarét, miền Galilê lên thành vua Đavít tức là Bêlem, miền Giuđê, vì ông thuộc gia đình dòng tộc vua Đavít. Ông lên đó khai tên cùng với người đã thành hôn với ông là bà Maria, lúc ấy đang có thai. Khi hai người đang ở đó, thì bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa” (Luca 2: 4-6).

Theo Luca, cặp vợ chồng thánh đã ở tại Bêlem trước khi Mẹ Maria chuyển dạ. Nói cách khác, các ngài không vội vã tìm một nơi nào đó để ở trong đêm Giáng sinh, mà là tìm một nơi thích hợp có đủ không gian và sự riêng tư cho quá trình sinh nở.

Vì cuộc điều tra dân số buộc mọi người phải trở về nhà nên “nhà trọ” hay “phòng trọ” đã đầy người. Mẹ Maria và Thánh Giuse phải tìm một nơi khác.

 

Những ngôi nhà nông dân có cả chuồng gia súc

Các nghiên cứu khảo cổ học có thể giúp vẽ ra một bức tranh đẹp hơn về các ngôi nhà ở Bêlem và nơi Mẹ Maria có thể đã sinh con trông như thế nào.

Một ngôi nhà điển hình của người Giuđa thời đó bao gồm một khu vực gần cửa ra vào, thường có nền đất, nơi nhốt gia súc của gia đình vào ban đêm — để chúng không bị trộm hoặc bị săn mồi và do đó thân nhiệt của chúng có thể giúp làm ấm ngôi nhà vào những đêm mát mẻ. Gia đình sống và ngủ trong một phần nhô cao của cùng một căn phòng, được đặt phía sau cửa ra vào. Cũng thường có một phòng dành cho khách hoặc ở trên lầu hai hoặc liền kề phòng sinh hoạt chung của gia đình ở lầu dưới. Điển hình là khu vực phía dưới gần cửa ra vào có máng cỏ để đựng thức ăn và / hoặc nước cho gia súc.

Một mô tả khác giải thích như thế này, “những ngôi nhà ở Bêlem và vùng phụ cận thường có những cái hang ở phía sau ngôi nhà, nơi họ cất giữ bò hoặc con vật dùng chuyên chở đáng giá của mình, để nó không bị ăn cắp. Phòng dành cho khách ở trước nhà, chuồng vật thì ở phía sau”.

Vì vậy, thay vì bắt những vị khách khác trong nhà thấy cảnh sinh con, Mẹ Maria đã sinh con trong một khu vực kín đáo hơn, nơi các con vật được canh giữ và đặt Chúa Giêsu vào máng ăn ở đó.

Cách chuyển ngữ có tính lịch sử như thế của bài trình thuật trong Kinh thánh hoàn toàn khác với câu chuyện mà nhiều người trong chúng ta đã lớn lên cùng với nó, nhưng không làm giảm đi sự khiêm hạ của việc Chúa Kitô sinh ra. Chúa Giêsu vẫn được sinh ra tại nơi nuôi nhốt súc vật và trong một cái hang đơn sơ của nông dân ở Bêlem. Đó vẫn là một cảnh tượng đẹp đẽ đã khiến cho thế giới thay đổi mãi mãi.

 

Phêrô Phạm Văn Trung chuyển ngữ và tổng hợp từ: https://aleteia.org/2020/12/17/

 

 

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!