Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
SỐNG VÀ LOAN BÁO NIỀM VUI, BÌNH AN
CHÚNG TA MẠNH KHỎE KHÔNG?
ĐỨC TIN VÀ ƠN GIẢI THOÁT
THÁNH PHÊRÔ VÀ PHAOLÔ, TÔNG ĐỒ
ĐGH BÊNÊĐÍCTÔ XVI VÀ SỰ PHỤC HƯNG THÁNH THỂ
BÍ TÍCH THÁNH THỂ BAN SỰ SỐNG THẦN LINH
YÊU THƯƠNG NHƯ CHÚA BA NGÔI YÊU THƯƠNG
BA NGÔI THIÊN CHÚA TRONG CHƯƠNG TRÌNH CỨU ĐỘ
CHÚA THÁNH THẦN CẦU NGUYỆN TRONG VÀ QUA CHÚNG TA
CHÚA THÁNH THẦN TRONG ĐỜI SỐNG KITÔ HỮU
ƠN GỌI LÀM CHỨNG NHÂN CHO CHÚA KITÔ
CHÚA THĂNG THIÊN: KHỞI ĐẦU CHỨ KHÔNG PHẢI KẾT THÚC
CHÚA GIÊSU VÀ CON ĐƯỜNG BÌNH AN
YÊU MẾN CHÚA GIÊSU VÀ TUÂN GIỮ LỜI NGÀI
AGAPE - TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
THỰC THI VÀ LOAN BÁO GIỚI RĂN YÊU THƯƠNG
ĐGH LÊÔ XIV VÀ DI SẢN CỦA ĐGH LÊÔ XIII: MỘT TÊN GỌI MANG MỘT TẦM NHÌN
LẮNG NGHE VÀ BƯỚC THEO VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH
TẠI SAO LẠI LÀ NGƯỜI LÀM VƯỜN?
THOÁT KHỎI BÓNG TỐI ĐỂ ĐÓN NHẬN ÁNH SÁNG
ĐẤNG PHỤC SINH ĐẦY SỰ QUAN TÂM CHU ĐÁO
ĐỨC GIÁO HOÀNG CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
TIN VÀO CHÚA KITÔ PHỤC SINH VÀ NHẬN LẤY THÁNH THẦN CỦA NGÀI
SỨ ĐIỆP LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ
SỰ TIN TƯỞNG CỦA MỘT TÊN TRỘM
MỘT BUỔI BÌNH MINH NẰM NGOÀI THỜI GIAN
Chúa Kitô đã dạy chúng ta điều gì trong Vườn Giệtsimani
CHÚA GIÊSU, MỘT THIÊN CHÚA ĐÃ TRỞ NÊN TÔI TỚ
CÔNG LÝ HAY LÒNG THƯƠNG XÓT
TÌNH YÊU VÀ SỰ THA THỨ VÔ ĐIỀU KIỆN CỦA THIÊN CHÚA
TIN TƯỞNG VÀO LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA THIÊN CHÚA
LẶN SÂU HƠN VÀO BẢY MỐI TỘI ĐẦU
HỐI CẢI DẪN ĐẾN SỰ SỐNG
ĐẠO ĐỨC TRONG TRÍ TUỆ NHÂN TẠO
THÁNH GIUSE, MẪU GƯƠNG TIN TƯỞNG NƠI THIÊN CHÚA
CĂN TÍNH THẦN LINH VINH QUANG CỦA CHÚA KITÔ
MÙA CHAY: SỐNG CHẬM LẠI, DÀNH NHIỀU THỜI GIAN HƠN CHO CHÚA
CHÚA GIÊSU CHỊU CÁM DỖ CHỈ RA CON ĐƯỜNG HOÁN CẢI
ĐỨC GIÁO HOÀNG PHANXICÔ - GIÁO LÝ VỀ SỰ PHÂN ĐỊNH: TỰ BIẾT MÌNH
XIN CHO CON BIẾT CON
ĐỨC HỒNG Y BO: “YÊU MẾN TÔN TRỌNG NHỮNG GIỌT NƯỚC MẮT CHỨ KHÔNG PHẢI SỰ THIẾU KHOAN DUNG”


Cảnh báo chống lại “sự đồng nhất buồn nôn”, Chủ tịch Liên Đoàn các Hội Đồng Giám Mục Châu Á công nhận như thế vào Ngày Thế giới về Lòng Khoan Dung

 

 Đức Hồng Y Charles Bo của Yangon, Myanmar, Chủ tịch Liên đoàn các Hội đồng Giám mục Châu Á (FABC).

 Đức Hồng Y đầu tiên của Myanmar đã có một bài nói chuyện vào ngày 16 tháng 11 dành cho Ngày Quốc tế về lòng Khoan dung mà ngài đã cung cấp cho ZENIT phiên bản tiếng Anh nhân dịp này.

 Vào ngày này, Đức Hồng Y Bo lưu ý, chúng ta nhớ đến vị tông đồ vĩ đại của bất bạo động, Mahatma Gandhi, người đã nói: “Mắt đền mắt sẽ làm cho cả thế giới trở thành . Để tưởng nhớ ngày sinh của ông ấy, LHQ đã tuyên bố ngày này là ngày khoan dung.

 Đức Hồng Y công nhận: “Năm nay, ngày này diễn ra giữa những giọt nước mắt: nước mắt của gần 1,2 triệu người đã chết vì Covid. Nhiều người trong số đó đã bị bỏ mặc cho đến chết trong giây phút cuối cùng của họ trong nỗi cô đơn tuyệt vọngbị chôn cất không tiếng khóc tiếc thương và không tiếng hát tiễn đưa. Họ ra đi không nói một lời tạm biệt. Những người thân yêu của họ bị bỏ lại phía sau đầy nước mắt”.

 Đã qua rồi thời đối xử với người khác như kẻ thù

Đức Hồng Y khuyên nhủ: ngày về Lòng Khoan Dung năm nay “nhắc nhở chúng ta một cách đau đớn: hãy yêu mến những giọt nước mắt không thể kìm được của gia đình các nạn nhân Covid. Hãy tránh đi sự thiếu khoan dung. Tất cả chúng ta là một trong hoàn cảnh này”.

 Covid không bỏ sót một ai: nó đã lây nhiễm các nhà lãnh đạo của các Siêu cường. Nó giết chết tất cả các chủng tộc. Virus nhắc nhở chúng ta: đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết,” Đức Hồng Y lưu ý rằng lòng căm thù, sự bài ngoại, sự không khoan dung sẽ làm tổn thương nhân loại.

 Hãy sát cánh cùng nhau, hãy cứu nhân loại. Hãy tôn vinh phẩm giá trong sự đa dạng. Lòng trắc ẩn đối với những người đau khổ là liều thuốc duy nhất trong cuộc chiến toàn cầu chống lại loại vi rút tàn nhẫn. Chúng ta sẽ chỉ giành chiến thắng khi chúng ta coi những giọt nước mắt của anh chị em như của chính mình. Hãy yêu thương họ. Nước mắt không có màu sắc, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc. Tất cả chúng ta đều là một trong cơn thử thách này đối với sự tồn tại của chính mình."

 Đức Hồng Y nói: “Ngay cả hành động rất đơn giản là đeo khẩu trang không chỉ để bảo vệ chúng ta, mà còn để nghĩ đến người khác.

 Covid - gắn kết chúng ta trong nỗi buồn, trong sự đổ vỡ. 

Tôi là người trông coi em tôi,” Đức Hồng Y Bo nói và nhắc nhở: “Chúa Giêsu đã cho thấy một tấm gương tuyệt vời, rao giảng lòng khoan dung, thúc giục những người theo Ngài “cầu nguyện cho kẻ thù của anh em, cho những người bách hại anh em. Ngài có lòng can đảm lớn lao để tha thứ những kẻ đã hành hạ Ngài, ngay cả từ trên thập giá.

 Vị lãnh đạo của Hội đồng Giám mục Châu Á nhấn mạnh, hơn bao giờ hết, chúng ta được nhắc nhở về sự mong manh của con người chúng ta, về tính dễ chết, dễ bị tổn thương của chúng ta.

 Ngài lập luận và lưu ý: “Cuộc sống thì ngắn ngủi, sẽ vô ích nếu dành cuộc sống để thù hận lẫn nhau.” Những chứng tá ​​sâu sắc phi thường của các chuyên gia y tế tuyến đầu, sự hào phóng thiêng liêng của các tình nguyện viên trong các trung tâm cách ly, đã dạy cho chúng ta một bài học lớn lao”.

 “Phục vụ chính là tôn giáo của họ,” ngài ca ngợi và cũng chê trách rằng hàng ngàn bác sĩ và y tá đã bị chết, “trở thành những người tử đạo vì tình đồng loại, lòng trắc ẩn và lòng thương xót con người”. Ngài nói, sự hy sinh của họ sẽ truyền cảm hứng cho chúng ta đối xử với nhau một cách nhân phẩm lớn lao.

 Đức Hồng Y nhấn mạnh rằng phẩm giá được tìm thấy trong sự đa dạng, và đặc biệt là trong sự hợp nhất các tính đa dạng đó. Ngài nhắc nhở rằng Myanmar là "một đất nước đầy màu sắc" của 8 bộ tộc chính và 135 bộ tộc phụ, thuộc nhiều truyền thống tâm linh khác nhau.

 Không phải bản sao carbon tính đồng nhất gây buồn nôn

“Chúng ta là một dân tộc đẹp đẽ, bởi vì chúng ta khác biệt,” ngài nói, nhưng “không phải là một bản sao bằng than đen của sự đồng nhất gây buồn nôn nào đó.”

“Chúng ta không phải là những người máy vô hồn,” ngài nói tiếp: “Chúng ta là con người; tính chất không thể đoán trước của chúng ta mang lại niềm vui; sự khác biệt về màu da, ngôn ngữ, chủng tộc của chúng ta khiến nhân loại trở thành một bức tranh khổng lồ vẽ nét đẹp long lanh.”

Đức Hồng Y Bo đã chỉ trích những vết thương của sự thiếu khoan dung mà người ta có thể nhìn thấy, chỉ trong Thế kỷ 20, “nơi mà con người đã giết chết gần 135 triệu người vì không có lòng khoan dung. Nhân loại đã đánh nhau trong hai cuộc chiến tranh thế giới; đã giết hàng triệu người và khiến hơn hàng triệu người trở thành khốn khổ. Những vết thương của sự thiếu khoan dung chưa lành. Nó đang mưng mủ. Thế kỷ này chứng kiến ​​nhiều cuộc chiến về văn hóa hơn”.

 Hãy cứu nhân loại đang bị đe dọa

Đức Hồng Y cảnh báo: “Hơn bao giờ hết, sự tồn tại của chúng ta với tư cách là loài người đang bị đe dọa. Biến đổi khí hậu có thể giết chết hàng triệu người, các vụ bùng phát đại dịch có thể đe dọa nền văn minh nhân loại. Nếu không có sự thống nhất, một con virus vô hình có thể quét sạch. Hãy yêu thương đi, hãy ở lại trong tình yêu thương, hãy cứu nhân loại.

“Tình yêu là tấm thẻ căn cước của mỗi con người. Đạo Chúa dạy: Hãy yêu thương nhau, đó là quy luật lớn nhất của cuộc sống. Kẻ thù của chúng ta là những người thầy giỏi nhất của chúng ta. Hãy tôn trọng họ. Họ vạch trần những định kiến ​​của chúng ta”.

 Trong khi nói rằng Myanmar đang ở ngã rẽ của lịch sử, ngài nói thêm rằng một cuộc bầu cử hòa bình khác đã kết thúc và nền dân chủ là “một cái cây đang phát triển chậm chạp”.

 Đức Hồng Y chê trách: “Sức nóng của sự không khoan dung có thể thiêu rụi cái cây non mềm đó. Tất cả chúng ta đều có thể bị chìm trong bóng tối của hận thù. Chúng ta đã phải chịu đựng trong sáu thập kỷ dài vì chúng ta đã chiến đấu trong sự khác biệt của mình; đã đến lúc hợp nhất trong những điểm tương đồng của chúng ta. Giấc mơ về vùng đất Vàng là điều có thể, nếu chúng ta có thể tha thứ và biến tất cả các cuộc chiến tranh và xung đột của chúng ta trở thành chuyện trong lịch sử”.

 Ngài lưu ý: “Những giọt nước mắt đều giống nhau, thôi thúc chúng ta quên đi sự khác biệt của mình”.

Đức Hồng Y Bo kết luận: “Đừng bao giờ dung thứ cho sự thiếu khoan dung”.

**********

Yêu mến tôn trọng những giọt nước mắt chứ không phải sự thiếu khoan dung

Bài nói chuyện của Đức Hồng Y Charles Maung Bo, SDB, Tổng Giám Mục Yangon

Ngày 16 tháng 11 - Ngày Quốc tế về Lòng Khoan dung.

Đó là ngày chúng ta tưởng nhớ vị tông đồ vĩ đại của bất bạo động, Mahatma Gandhi. Chính ông đã nói: Mắt đền mắt sẽ làm cho cả thế giới trở thành mù. Để tưởng nhớ ngày sinh của ông, LHQ đã tuyên bố ngày này là ngày về Lòng khoan dung.

 “Năm nay, ngày này xẩy ra giữa những giọt nước mắt: nước mắt của gần 1,2 triệu người đã chết vì Covid. Nhiều người trong số đó đã bị bỏ mặc cho đến chết trong giây phút cuối cùng của họ trong nỗi cô đơn tuyệt vọng và bị chôn cất không tiếng khóc tiếc thương cũng không tiếng hát tiễn đưa. Họ ra đi không nói một lời tạm biệt. Những người thân yêu của họ bị bỏ lại phía sau đầy nước mắt”.

 Ngày Khoan Dung năm nay nhắc nhở chúng ta một cách đau đớn: hãy yêu mến những giọt nước mắt không thể kìm được của gia đình các nạn nhân Covid. Hãy tránh đi sự thiếu khoan dung. Tất cả chúng ta là một trong hoàn cảnh này.

 Covid không loại trừ ai cả: nó đã lây nhiễm các nhà lãnh đạo của các Siêu cường. Nó giết chết tất cả các chủng tộc. Virus nhắc nhở chúng ta: đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết. Theo nhiều cách, virus là tiên tri của sự diệt vong. Hận thù, bài ngoại, không khoan dung sẽ làm tổn thương cả nhân loại. Hãy sát cánh cùng nhau, hãy cứu nhân loại. Hãy tôn vinh phẩm giá trong sự đa dạng. Lòng trắc ẩn đối với những người đau khổ là liều thuốc duy nhất trong cuộc chiến toàn cầu chống lại loại vi rút tàn nhẫn. Chúng ta sẽ chỉ giành chiến thắng khi chúng ta coi những giọt nước mắt của anh chị em như của chính mình. Hãy yêu thương họ. Nước mắt không có màu sắc, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc. Tất cả chúng ta đều là một trong cơn thử thách này đối với sự tồn tại của chính mình.

 Ngay cả hành động rất đơn giản là đeo khẩu trang không chỉ để bảo vệ chúng ta, mà còn là nghĩ đến người khác. Thời gian coi người khác như kẻ thù của mình không còn nữa; nếu tôi cứu anh em tôi, dù người ấy là ai, thuộc tôn giáo nào là tôi tự cứu mình. Không có sự cứu rỗi nào nếu không có anh chị em của tôi. Covid đã gắn kết chúng ta trong nỗi buồn của chúng ta, trong sự đổ vỡ của chúng ta. Mỗi giọt nước mắt là giọt nước mắt của tôi, mỗi cái chết làm sút giảm đi con người tôi. Tôi là người trông coi em tôi. Chúa Giêsu đã cho thấy một tấm gương tuyệt vời, rao giảng lòng khoan dung, thúc giục những người theo Ngài cầu nguyện cho kẻ thù của anh em, cho những người bách hại anh em. Ngài có lòng can đảm lớn lao để tha thứ những kẻ đã hành hạ Ngài, ngay cả từ trên thập giá. Đức Phật thúc giục tất cả mọi người cảm thông  không chỉ với chúng sinh, mà ngay cả với cây cối và tất cả các sinh vật. Chúng ta phụ thuộc lẫn nhau, hiện hữu với nhau, được kết nối với nhau, ngay tại điểm cốt lõi.

 Hơn bao giờ hết chúng ta được nhắc nhở về sự mong manh của con người chúng ta, về tính dễ chết, dễ bị tổn thương của chúng ta. Cuộc sống thì ngắn ngủi, sẽ vô ích nếu dành cuộc sống để thù hận lẫn nhau. Những chứng tá ​​sâu sắc phi thường của các chuyên gia y tế tuyến đầu, sự hào phóng thiêng liêng của các tình nguyện viên trong các trung tâm cách ly. Phục vụ chính là tôn giáo của họ. Hàng ngàn bác sĩ và y tá đã bị chết, trở thành những người tử vì đạo vì tình đồng loại, lòng trắc ẩn và lòng thương xót con người. Karuna và Metta đã trở thành hai con mắt của gia đình nhân loại. Hãy để sự hy sinh cảm động của những con người này, nam cũng như nữ, truyền cảm hứng cho chúng ta biết đối xử với nhau một cách có nhân phẩm lớn lao.

 Đa dạng là phẩm giá. Hợp nhất trong sự đa dạng. Myanmar là một đất nước đầy màu sắc của 8 bộ tộc chính và 135 bộ tộc phụ. Chúng ta thuộc nhiều truyền thống tâm linh khác nhau, tất cả đều dạy về tình yêu thương và lòng khoan dung. Đó là một màn trình diễn các màu sắc vui tươi, sự gắn kết của các tông màu đa dạng như mật ong ngọt ngàoChúng ta là một dân tộc đẹp đẽ, bởi vì chúng ta khác biệt, nhưng không phải là một bản sao bằng than đen của một sự đồng nhất buồn nôn nào đó. Chúng ta không phải là những người máy vô hồn. Chúng ta là con người; tính chất không thể đoán trước của chúng ta mang lại niềm vui; sự khác biệt về màu da, ngôn ngữ, chủng tộc của chúng ta khiến nhân loại trở thành một bức tranh khổng lồ vẽ nên nét đẹp long lanh.

 Chúng ta đã thấy những vết thương của sự không khoan dung. Chỉ trong thế kỷ 20, con  người đã giết chết gần 135 triệu người vì không có lòng khoan dung. Nhân loại đã đánh nhau trong hai cuộc chiến tranh thế giới; đã giết hàng triệu người và khiến hơn hàng triệu người trở thành khốn khổ. Những vết thương của sự thiếu khoan dung chưa lành. Nó đang mưng mủ. Thế kỷ này chứng kiến ​​nhiều cuộc chiến về văn hóa hơn.

 Hơn bao giờ hết, sự tồn tại của chúng ta với tư cách là loài người đang bị đe dọa. Biến đổi khí hậu có thể giết chết hàng triệu người, các vụ bùng phát đại dịch có thể đe dọa nền văn minh nhân loại. Nếu không có sự thống nhất, một con virus vô hình có thể quét sạch mọi thứ. Hãy yêu thương đi, hãy ở lại trong tình yêu thương, hãy cứu nhân loại.

 Tình yêu thương là đức tính tối cao. Tình yêu thương là tấm thẻ căn cước của mỗi con người. Đạo Chúa dạy: Hãy yêu thương nhau, đó là quy luật lớn nhất của cuộc sống. Kẻ thù của chúng ta là những người thầy giỏi nhất của chúng ta. Hãy tôn trọng họ. Họ vạch trần những định kiến ​​của chúng ta.

 Myanmar đang đứng ở ngã ba đường của lịch sử. Tuy nhiên, một cuộc bầu cử hòa bình khác đã kết thúc. Dân chủ là một loại cây phát triển chậm. Sức nóng của sự không khoan dung có thể thiêu rụi cái cây non mềm đó. Tất cả chúng ta đều có thể bị chìm trong bóng tối của hận thù. Chúng ta đã phải đau khổ trong sáu thập kỷ dài vì chúng ta đã chiến đấu trong sự khác biệt của mình; đã đến lúc hợp nhất trong những điểm tương đồng của chúng ta. Giấc mơ về vùng đất Vàng là điều có thể, nếu chúng ta có thể tha thứ và biến tất cả các cuộc chiến tranh và xung đột của chúng ta trở thành chuyện trong lịch sử. 

 Một lần nữa tôi van xin tất cả mọi người: Hãy nhìn vào thảm cảnh và những giọt nước mắt trong đại dịch. Nó không bỏ sót một ai. Nó không phân biệt đối xử với ai cả. Tất cả đều là nạn nhân. Những giọt nước mắt cũng vậy, thôi thúc chúng ta quên đi những khác biệt của mình. Đừng bao giờ khoan dung với sự thiếu khoan dung.

 Chúng ta là một, bởi vì nước mắt của chúng ta giống nhau.

Hãy yêu mến tôn trọng những giọt nước mắt của chúng ta, hãy tránh đi sự thiếu khoan dung.

Cám ơn anh chị em, xin Thiên Chúa chúc lành cho tất cả anh chị em.

 [Văn bản Thông điệp đã được Đức Hồng Y Bo trao cho Deborah Lubov của ZENIT]

 

Phêrô Phạm Văn Trung chuyển ngữ.

 

https://zenit.org/2020/11/17/feature-cardinal-bo-adore-the-tears-avoid-intolerance/?utm_medium

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!