Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phêrô Phạm Văn Trung
Bài Viết Của
Phêrô Phạm Văn Trung
Mục Tử Nhân Lành đến để chúng ta được sống
“Anh em đến mà ăn!” (Làm sáng tỏ mầu nhiệm của thức ăn trong cuộc đời Chúa Giêsu)
Một cuộc viếng thăm bất ngờ tuyệt vời
Phục Sinh và Ý Nghĩa Cuộc Đời (Chi tiết từ “Sự phục sinh” (1715) của Sebastiano Ricci.)
Cái chết không chiến thắng
Tin vào Chúa Phục Sinh đòi hỏi một thái độ xác tín
Chúa Kitô trút bỏ mọi vinh quang bằng lòng chịu chết vì yêu thương
Chúng ta là một dân tộc Phục Sinh
Khao khát gặp Chúa Giêsu
Chết đi để sống tình yêu đích thực
Niềm vui trong tình xót thương của Thiên Chúa
Thiên tính hiển vinh của Chúa Giêsu.
Suy niệm và sống Mùa Chay Thánh
Kẻ thù ngày nay và Nước Trời ngày mai
Trở lại cuộc đời thanh sạch
Tin cậy và phó dâng mọi sự cho Chúa
Cầu nguyện suy niệm dành cho những người dễ bị phân tâm
Hơn cả sự chữa lành
Bài học về thẩm quyền
Chúng ta tìm thấy Chúa ở đâu?
CHÚA QUAN TÂM TÔI LÀ AI, NGÀI KHÔNG QUAN TÂM TÔI CÓ GÌ.
VIỆC CHIÊM NIỆM CÓ DÀNH CHO MỌI NGƯỜI KHÔNG?
MỌI NGƯỜI ĐỀU ĐƯỢC KÊU GỌI NÊN THÁNH
Đáp lại lời mời gọi của Chúa Giêsu
Hãy chọn Chúa Kitô và bước đi theo Ngài
Hãy thờ phượng Đức Vua
Đón Chúa theo gương mẫu của Mẹ Maria
Niềm vui được ánh sáng Chúa Kitô chiếu rọi
Cảm nghiệm niềm vui trong Chúa Kitô
Sám hối, thú tội và thanh tẩy đời sống để đón Chúa đến
Hãy canh chừng, hãy thức tỉnh
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU CỦA VUA NHÂN LÀNH
ĐỜI SỐNG ĐẠO HẠNH VÀ LÒNG THƯƠNG XÓT THA NHÂN
TẨY TRẮNG ÁO MÌNH TRONG MÁU CON CHIÊN
LÀM CHO NHỮNG YẾN BẠC SINH LỢI GẤP ĐÔI
TẠI SAO CHÚNG TA LẠI CHẾT?
NGỌN ĐÈN HẾT DẦU VÀ CƠN BUỒN NGỦ
PHỤC VỤ TRONG KHIÊM NHƯỜNG
KINH THÁNH CÓ ĐỀ CẬP DẾN LUYỆN NGỤC KHÔNG?
SỰ HIỆP THÔNG CỦA CÁC THÁNH
PHÉP RỬA BIẾN ĐỔI NGƯỜI TÍN HỮU NÊN GIỐNG CHÚA KITÔ


 

Chịu phép rửa để làm chứng.

Chúng ta đã kết thúc thời gian Giáng sinh. Thời điểm này Hội thánh bắt đầu dẫn đưa con cái mình theo Chúa Kitô bước vào những tháng ngày thi hành sứ vụ công khai của Ngài bằng câu chuyện về phép rửa của Chúa Kitô trong Tin Mừng thánh Máccô. Với thánh Máccô (cũng như với thánh Gioan), người ta không tìm thấy những trình thuật về thời thơ ấu, vể máng cỏ, về thánh gia, về các vị vua hiền sĩ. Tuy nhiên thánh Máccô nói với chúng ta về một sự hiển linh, giống như thánh Mátthêu vào tuần trước. Sự hiển linh theo thánh Marcô chính là việc Chúa Kitô chịu phép rửa bởi Gioan Tẩy Giả. Sự hiển linh theo thánh Marcô là việc Thiên Chúa tỏ mình, là sự mạc khải rằng nơi con người của Chúa Giêsu, toàn thể sự sống Ba Ngôi được thể hiện: Thiên Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần: Chúa Cha xác nhận Con Ngài trong Thánh Thần. Thiên Chúa bày tỏ sự nhập thể của Ngài khi Chúa Con chịu phép rửa bởi ân huệ của Chúa Thánh Thần, là Đấng sau đó sẽ được ban cho tất cả những ai sẽ lãnh nhận phép rửa.

 

I / Sự tuyển chọn.

Phép rửa, giống như phép cắt bì trong Cựu ước, là dấu hiệu của Giao ước, của sự tuyển chọn. Tất cả mọi người đều là con cái của Thiên Chúa, tất cả mọi người đều được kêu gọi để được cứu độ, nhưng trong lịch sử thánh, trong tiến trình của Mặc Khải, một số người được tuyển chọn, được chọn cho một sứ mệnh cụ thể. Tất cả đều được Thiên Chúa yêu thương nhưng một số người có phần dành riêng cho mình, một phần đặc biệt giống Chúa Kitô, tư tế, ngôn sứ và vương đế. Trong Chúa Giêsu Kitô, tất cả những người được tuyển chọn này đều được làm phép rửa trong nước, Thánh Thần và máu, như thư thứ nhất của Gioan nói cho chúng ta biết “Chính Đức Giêsu Kitô là Đấng đã đến, nhờ nước và máu; không phải chỉ trong nước mà thôi, nhưng trong nước và trong máu. Chính Thần Khí là chứng nhân, và Thần Khí là sự thật. Có ba chứng nhân: Thần Khí, nước và máu. Cả ba cùng làm chứng một điều” (1 Gioan 5, 6-8).

Nước, thần khí và máu là ba dấu chỉ của sự khai tâm Kitô giáo: nước trong phép rửa tội, Thánh Thần trong phép thêm sức, máu trong phép Thánh Thể. Ba dấu chỉ này là dấu hiệu của sự tuyển chọn, sự lựa chọn cụ thể của Thiên Chúa để hình thành thân thể của Người là Giáo hội. Sự lựa chọn này, cũng như trong Cựu Ước, không phải là kết quả của bất cứ công lao đặc biệt hay những năng khiếu phi thường nào, đó hoàn toàn chỉ là ân sủng và sự cho không. Sự tuyển chọn đó vẫn là một mầu nhiệm thâm sâu và không khơi dậy bất cứ niềm tự hào nào từ phía chúng ta.

 

II / Được tuyển chọn để làm đầy tớ.

Để tránh mọi sự kiêu ngạo, danh hiệu được trao cho những người được tuyển chọn này là danh hiệu đầy tớ. Trong Cựu Ước, Môsê, Nôê, Đavít, Ábraham được gọi là tôi tớ. Đây là danh xưng vinh dự của các ngài. Chúng ta cũng được kêu gọi trở thành tôi tớ qua phép rửa của chúng ta, cũng như chính Chúa Kitô đã trở thành tôi tớ. Đây là ý nghĩa của việc rửa chân trong sách Tin Mừng Gioan “Vậy nếu Ta là Thầy, là Chúa, mà đã rửa chân cho các ngươi, thì các ngươi cũng phải rửa chân cho nhau. Ta đã nêu gương cho các ngươi, ngõ hầu như Ta đã làm cho các ngươi thế nào, thì các ngươi cũng làm như vậy. "Quả thật, quả thật, Ta bảo các ngươi: Tôi tớ không lớn hơn chủ,kẻ được sai không lớn hơn người sai nó” (Gioan 13: 14-16). Sự tuyển chọn này không làm cho chúng ta vượt trội hơn những người khác, mà ngược lại, mời gọi chúng ta hãy biến mình trở thành những người sau chót, nhỏ bé nhất, những đầy tớ của anh em chúng ta, giống như hình ảnh của Đức Kitô, là người phục vụ, trong tình yêu Thiên Chúa, Nếu quả thật sự liên kết với Đức Kitô đem lại cho chúng ta một niềm an ủi, nếu tình bác ái khích lệ chúng ta, nếu chúng ta được hiệp thông trong Thần Khí, nếu chúng ta sống thân tình và biết cảm thương nhau, thì xin anh em hãy làm cho niềm vui của tôi được trọn vẹn, là hãy có cùng một cảm nghĩ, cùng một lòng mến, cùng một tâm hồn, cùng một ý hướng như nhau. Đừng làm chi vì ganh tị hay vì hư danh, nhưng hãy lấy lòng khiêm nhường mà coi người khác hơn mình. Mỗi người đừng tìm lợi ích cho riêng mình, nhưng hãy tìm lợi ích cho người khác. Giữa anh em với nhau, anh em hãy có những tâm tình như chính Đức Kitô Giêsu.” (Philíphê 2: 1-5).

 

III / Việc làm chứng.

Và sự phục vụ, mà chúng ta phải đáp ứng trước tiên, như Thánh Gioan nói với chúng ta, là sự phục vụ cho việc làm chứng, là tử đạo trong tiếng Hy Lạp, “Khi Ðấng Bầu Chữa đến, Ðấng Ta sẽ gởi đến từ nơi Cha, Thần khí sự thật, từ Cha xuất ra, Ngài sẽ làm chứng về Ta. Và các ngươi cũng làm chứng, vì từ ban đầu các ngươi hằng ở với Ta.” (Gioan 15: 26-27). Isaia cho chúng ta biết rằng Lời của Thiên Chúa đến thế gian để làm cho nó sinh hoa kết trái và sinh ra hạt giống “Vì cũng như mưa với tuyết từ trời sa xuống, tất không lùi lại về trời, nếu đã không thấm nhuận đất đai, nếu không làm cho đất sinh sản, nảy chồi, và cho người gieo có giống, cùng bánh cho người ta ăn. Cũng vậy, lời của Ta, một khi đã xuất từ miệng Ta, sẽ không về lại với Ta, hư luống, nếu không thực hiện điều Ta đã muốn, nếu không đạt được sự Ta sai làm.” (Isaia 55: 10-11).

Rao giảng Lời là việc làm chứng về đức tin của những người đã được rửa tội. Việc làm chứng này là của cuộc sống hàng ngày của chúng ta, ngay cả trước khi thành lời nói. Nhân chứng theo tiếng Hy Lạp μάρτυς chính là người tử đạo. Vị tử đạo trong Giáo hội không phải là người đổ máu người khác, mà thực sự là người hiến mạng sống mình cho người khác. Phép rửa là một cuộc tuyển chọn, nhưng là một cuộc tuyển chọn cam kết suốt đời phục vụ nhân loại. Phép rửa này sai chúng ta đi loan báo cho toàn thế giới rằng mọi người đều là con yêu dấu của Chúa Cha, rằng chính trong nhân loại mà Thiên Chúa tìm thấy niềm vui của Ngài.

Cuộc tuyển chọn không phải là hồi kết, nó là khúc mở đầu dành cho người khác. Đó là sứ mệnh sai chúng ta đi vào thế giới để mang Tin mừng về sự cứu độ và tình yêu của Thiên Chúa cho mọi người. “Trong Bí tích Rửa tội, hướng đi chứ không phải đích tới được đặt ra.” (Frederich Rest). Thiên Chúa ban cho tất cả những người đã chịu phép rửa ân sủng của Ngài để họ sống trọn vẹn sự tuyển chọn này, sự tuyển chọn mà họ đã đón nhận nơi phép rửa được Chúa Kitô truyền lại cho các Tông đồ “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo. Ai tin và chịu phép rửa, sẽ được cứu độ; còn ai không tin, thì sẽ bị kết án.” (Máccô 16: 15-16). Một cử chỉ sau khi cử hành Bí tích rửa tội tại Ấn Độ là người vừa lãnh nhận Bí tích đặt bàn tay lên đầu của chính mình và đọc lời của thánh Phaolô gửi cho tín hữu Côrintô (1Cr 9, 16) “Khốn cho tôi nếu tôi không rao giảng Tin Mừng!” (theo E. Paul Hovey).

Giáo lý Hội thánh Công giáo số 1270 viết:  “Được tái sinh làm con Thiên Chúa, những người đã được rửa tội có bổn phận tuyên xưng trước mặt mọi người đức tin mà họ nhận lãnh từ Thiên Chúa qua Hội Thánh” (x.LG 10), tham dự vào hoạt động tông đồ và truyền giáo của Dân Thiên Chúa (x.LG 17; AG 7,23).”

Số 1273 còn viết: “Được tháp nhập vào Hội Thánh nhờ bí tích Thánh Tẩy, các tín hữu đã được ấn tích thánh hiến để họ thi hành việc phụng tự Kitô giáo (x. LG 11). Ấn tín rửa tội vừa cho họ khả năng vừa đòi buộc họ phụng sự Thiên Chúa, bằng cách tham dự tích cực vào phụng vụ của Hội Thánh và thực thi chức vụ tư tế cộng đồng bằng đời sống thánh thiện và đức mến năng động để làm chứng cho Chúa (x. LG 10).”

Một người kia hỏi một em nhỏ: “Ai làm ra em?” Em nhỏ suy nghĩ một chút rồi trả lời: “Thiên Chúa làm ra em, một phần.”  Người kia hỏi lại: “Chỉ một phần thôi à? Ý em muốn nói là gì?” Em nhỏ trả lời: “Chúa đã làm ra em rồi, nhưng nhỏ thôi. Còn bao nhiêu, em phải làm.”

Lạy Chúa, khi Ðức Kitô chịu phép rửa tại sông Giođan, Chúa đã dùng những dấu lạ tỏ bày mầu nhiệm phép rửa mới: Nhờ tiếng Chúa từ trời vọng xuống, chúng con biết rằng Ngôi Lời của Chúa ở giữa loài người; và nhờ Chúa Thánh Thần lấy hình chim bồ câu hiện xuống, chúng con nhận biết Ðức Kitô là Tôi Trung của Chúa, được xức dầu hoan lạc và được sai đi rao giảng Tin Mừng cho kẻ khó nghèo. Xin cho chúng con dùng lời nói và cuộc sống của mình làm chứng rằng: Ðức Kitô là Con Thiên Chúa. Amen. [1]

 

Phêrô Phạm Văn Trung.

[1] Kinh tiền tụng và Ca hiệp lễ của Lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa – Năm B

Tác giả: Phêrô Phạm Văn Trung

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!