Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Bài Viết Của
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Từ Thánh Thể đến Truyền Giáo - Quyền Năng Biến Đổi của Chúa Thánh Thần - Hãy để Chúa Thánh Thần biến Bạn thành Thừa Sai Thánh Thể
Khám phá Căn Tính Thật Sự của Chúng Ta trong Thiên Chúa
Bốn Trụ Cột của Năm Truyền Giáo Thánh Thể
Bài Thuyết Trình của Đức Cha Robert Barron trong Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc 2024
Bài Giảng của Đức Hồng Y Luis Tagle trong Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc Hoa Kỳ 2024
Tám Lý Do Để Biến Đổi Một Giáo Xứ Từ Tình Trạng Bảo Trì sang Truyền Giáo
Quyền Năng của việc Chầu Thánh Thể
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 8 – Tiến về Phía Trước – Yêu Đến Cùng
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 7 – Đời Sông Giáo Xứ Hậu COVID – Tạo Không Gian để Gỡ và Liên Hệ
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 6 – Vun Trồng Một Nền Văn hóa Thánh Thể
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 5 – Xây Dựng một Nền Văn hóa Thánh Thể
Bài 4 – Thánh Lễ và Sứ Vụ: Hành Trình từ Phụng Vụ sang Phúc Âm Hoá
Bài 3 - Bày Tỏ Đức Kitô: Dâng Lễ vật đến Kinh Tạ Ơn
Bài 2 - Mối Liên hệ giữa Phụng Vụ Lời Chúa, Tin Mừng và Mầu Nhiệm Bàn Thờ
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ (Linh đạo Thánh Thể của Linh mục – Bài 1)
Chuẩn bị cho Chiến Dịch Mời Một Người Trở Lại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
TÔN THỜ THÁNH THỂ (Bài 9 - Nhất Quán Thánh Thể)
TÔN THỜ THÁNH THỂ
RƯỚC LỄ LÀ HIỆP THÔNG VỚI ĐỨC KITÔ VÀ HỘI THÁNH
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài IV Chúa Giêsu là Chúa và Người Yêu Các Linh Hồn
Sự Hiện Diện Thật của Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài III – Lời Mời Gọi Nên Thánh Phổ Quát
SỰ HIỆN DIỆN THẬT CỦA ĐỨC KITÔ TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ
TẠI SAO CHÚA GIÊSU CHỊU CHẾT?
Cuộc Hành Hương Thánh Thể theo Lộ Trình Phía Nam St. Juan Diego sẽ đi qua nhiều Cộng Đồng Việt Nam
Người Công giáo tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Toàn quốc và Đại hội Thánh Thể Toàn quốc có cơ hội lãnh nhận Ơn Toàn Xá
Lần Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa Là Dâng Hy Tế Thiêng Liêng
Thánh Lễ Là Suối Nguồn của Lòng Thương Xót
Bài Ca Thứ Tư Người Tôi Tớ Đau Khổ (Is 52:13-53:12)
BÀI CA THỨ BA NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 50:4-11)
BÀI CA THỨ HAI NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (49:1-6)
BÀI CA THỨ NHẤT NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 42:1-9)
NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ VÀ THÁNH THỂ
THÁNH LỄ LÀ GÌ?
TẠI SAO CHÚNG TA CẦN BÍ TÍCH THÁNH THỂ
BÀI GIỚI THIỆU TÀI LIỆU MẦU NHIỆM THÁNH THỂ TRONG ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH - CỦA ĐỨC CHA ANDREW COZZENS
BỐN BƯỚC DỄ DÀNG ĐỂ ĐI TỪ SÁM HỐI CHIẾU LỆ ĐẾN CÁCH XƯNG TỘI HẤP DẪN VÀ HIỆU QUẢ
Phục hưng Thánh Thể là Phương Thuốc Giải độc duy nhất cho Chủ Nghĩa Thế tục hôm nay
Giới thiệu 5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ
Sống một Mùa Chay Thánh Thể
THÁNH LỄ LÀ GÌ?


Lời Phi Lộ - Tài liệu Mầu Nhiệm Thánh Thể trong đời sống Hội Thánh của các Giám mục Hoa Kỳ về Bí tích Thánh Thể là tài liệu nền tảng cho kế hoạch Phục hưng Thánh Thể của các ngài. Tiếc rằng rất ít người Công giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ biết đến tài liệu này. Trong loạt bài này chúng tôi cố gằng tóm lược các bài học rút ra từ tài liệu và từ các lớp online do Đức Cha Cozzens hướng dẫn để giúp độc giả hiểu sâu xa hơn về Bí tích Thánh Thể và sống Mầu Nhiệm Cao Quý này. Dươi đây là Bài Thứ Ba.

Phaolô Phạm Xuân Khôi

Tiếp tục học hỏi về tài liệu Mầu nhiệm Thánh Thể trong Đời sống Hội Thánh của Hội đồng Giám mục Công giáo Hoa Kỳ, hôm nay chúng ta sẽ tập trung vào một khía cạnh quan trọng của Bí tích Thánh Thể mà có lẽ nhiều người Công giáo không biết đến.  Đó là Thánh Lễ tái trình bày hay hiện tại hoá Hy tế duy nhất của Đức Kitô trên Thập Giá. Câu hỏi đặt ra là điều này xảy ra như thế nào và tại sao nó lại có ý nghĩa quan trọng như vậy?

Mục đích của việc tham dự Thánh Lễ

Trước khi đọc tiếp, mỗi người chúng ta hãy bỏ một vài phút ra để cầu nguyện, suy nghĩ và chân thành trả lời câu hỏi dưới đây là “Bạn đi tham dự Thánh Lễ với mục đích gì?”

Có lẽ nhiều người sẽ trả lời rằng “Tôi đi dự Thánh Lễ để cầu nguyện cho con cháu tôi, cho ông bà tôi” hay “Tôi đi dự Thánh Lễ để xin ơn này ơn kia”. Những người khác đi tham dự Thánh Lễ để được lắng nghe Lời Chúa hay một bài giảng hấp dẫn của Linh mục hoặc thưởng thức những bài hát du dương của ca đoàn, gặp gỡ bạn bè… Và đa số chúng ta đi Lễ là để được rước Mình Máu Thánh Chúa.

Tất cả những mục đích trên đều chính đáng, nhưng chưa trọn vẹn, vì mục đích chính của Thánh Lễ không phải chỉ là những điều ấy. Thánh Lễ là một hành động thờ phượng, nhưng không phải là hành động thờ phượng của chúng ta, mà là hành động thờ phượng của Chúa Giêsu. Thánh Lễ hiện tại hoá hành động thờ phượng đích thực duy nhất từng xảy ra trong lịch sử: hành động thờ phượng mà Chúa Giêsu Kitô dâng lên Chúa Cha trên Thánh giá cách đây gần 2000 năm.

Trong Thánh Lễ, chúng ta có thể kết hợp sự thờ phượng yếu đuối của mình với sự thờ phượng đích thực của Chúa Giêsu. Ngay cả khi chúng ta lo ra vì những chuyện khác và không thể tập trung hoàn toàn vào sự hiện diện của Chúa Giêsu trong Thánh Lễ, thì Người vẫn nhận lấy sự hiện diện yếu đuối ấy và dâng nó lên Chúa Cha thay cho chúng ta, biến nó thành sự thờ phượng đích thực.

Sự Liên hệ giữa việc Thờ Phượng và Hy Tế

Để hiểu sâu hơn về ý nghĩa của Thánh Lễ, chúng ta phải nhìn vào bản chất của việc thờ phượng. Tôn giáo thực sự là việc thờ phượng Thiên Chúa, và mọi người đều thờ phượng Thiên Chúa theo cách hiểu biết của họ, ngay cả khi họ hiểu lầm các thần khác là Thiên Chúa. Trong các tôn giáo truyền thống, việc thờ phượng được thể hiện qua các nghi lễ khác nhau như bày tỏ lòng biết ơn, cầu xin, đền tội, và tưởng nhớ sự kiện quan trọng trong lịch sử tôn giáo.

Chẳng hạn như trong đạo Do Thái, Lễ Vượt Qua không chỉ là một nghi lễ tưởng nhớ, mà còn là một bữa ăn đồng thời là một hy tế. Dân Do Thái tự hiểu mình là dân Thiên Chúa. Thiên Chúa đã lập giao ước với họ và bước vào mối quan hệ với họ. Và giao ước đó tập trung vào hy lễ quan trọng nhất đối với họ là hy lễ Vượt Qua. Việc lập lại hàng năm của giao ước xảy ra vào Lễ Vượt Qua. Lễ này của người Do Thái không chỉ là việc tưởng nhớ sự kiện cứu rỗi từ hàng nghìn năm trước, mà còn là việc hiện tại hoá sự kiện ấy. Người Do Thái tin rằng khi họ cử hành Lễ Vượt Qua và ăn thịt chiên Vượt Qua, thì điều ấy đã làm cho sự cứu rỗi xảy ra một lần duy nhất cho họ từ hàng ngàn năm trước trở thành hiện tại cho họ hôm nay.

Thánh Lễ và Hy Tế Thánh Thể

Từ sự hiểu biết về Chiên Vượt Qua của người Do Thái, chúng ta có thể hiểu Thánh Gioan Tẩy Giả có ý nói gì khi ngài chỉ vào Chúa Giêsu và bảo các môn đệ: “Đây Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa tội trần gian.” Đối với một người Do Thái, đó là một điều rất quan trọng để nói về Chúa Giêsu. Rằng Người chính là Chiên Vượt Qua của Thiên Chúa. Và chúng ta cũng bắt đầu hiểu ý của Chúa Giêsu khi Người nói, “Các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.”

Chính trong Lễ Vượt Qua, Chúa Giêsu đã tụ họp với các Tông Đồ của Người để cử hành Bữa Tiệc Ly. Và giữa bữa ăn Vượt Qua ấy, Chúa Giêsu đã làm một điều chưa từng có. Thay vì đưa thịt chiên Vượt Qua cho mọi người ăn, Người đã thay đổi nó. Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra trao cho các ông và nói: “Này là mình Thầy sẽ nộp vì các con. Hãy làm việc này mà nhớ đến Thầy.” Cùng một thể thức ấy, Người đã trao chén rượu cho các ông và nói rằng “Chén này là giao ước mới trong máu Thầy sẽ đổ ra cho các con.”

Những lời này của Chúa Giêsu, mà chúng ta nghe trong mỗi Thánh Lễ, liên kết mật thiết với Cái chết của Người trên Thập giá. Thực ra, chúng ta phải nói là những lời này và Cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá lệ thuộc lẫn nhau. Những lời này, nếu không có Cái chết của Người trên Thập giá, sẽ là những lời trống rỗng. Cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá, nếu không có những lời “Này là Mình Thầy bị nộp vì các con. Này là Máu Thầy đổ ra cho các con,” thì chỉ là Cái chết của một người vô tội. Nhưng khi những lời này và Cái chết ấy kết hợp với nhau, thì Người làm cho Cái chết của Người hiện diện. Chúng biểu thị Cái chết mang lại sự sống của Người. Qua Cái chết của Người, Người đã đóng ấn Giao Ước Mới bằng Máu của Người và mở ra cho chúng ta một mối liên hệ mới với Thiên Chúa.

Qua hành động nghi lễ này, khi nói những lời của Chúa Giêsu, ba điều xảy ra. (1) Bữa Tiệc Ly trở thành hiện tại. (2) Cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá trở thành hiện tại. (3) Sự Phục sinh ban sự sống của Người trở thành hiện tại. Ba điều đó hợp thành một sự kiện. Chúng ta gọi đó là Lễ Vượt Qua mới, Mầu Nhiệm Vượt Qua của chúng ta. Và sự kiện đó được hiện tại hoá cho chúng ta trong mọi Thánh Lễ.

Thánh Lễ không chỉ là một bữa ăn, mà là một bữa tiệc Hy tế, ở đó Chúa Giêsu, qua lời của Linh mục, hành động trong ngôi vị của chính Người, hiện tại hoá Hy tế duy nhất của Người trên Thập Giá. Khi Linh mục dâng bánh và rượu lên và nói những lời của Chúa Giêsu, Hy tế duy nhất của Người được hiện tại hoá cho chúng ta. Không phải là Chúa Giêsu lại chết một lần nữa, nhưng vì biến cố Chúa Giêsu chết tham dự vào sự vĩnh hằng của Thiên Chúa, cho nên nó không còn bị giới hạn bởi thời gian và không gian nữa.

Kết Luận

Thánh Lễ là món quà Hy tế duy nhất của Đức Kitô được hiện tại hoá cho chúng ta. Trong Thánh Lễ, chúng ta bước vào cõi vĩnh hằng của Thiên Chúa và được tham dự một cách mới mẻ vào Hy tế duy nhất của Đức Kitô diễn ra trên Thập giá. Vì thế mục đích chính của chúng ta khi tham dự Thánh Lễ là thông phần vào Hy tế của Đức Kitô.

Điều này rất quan trọng để hiểu rằng Cái chết của Chúa Giêsu trên Thập giá là một hành động thờ phượng Chúa Cha. Chúa Giêsu đã chuộc tội thế gian bằng cách hiến dâng chính Mình cho Chúa Cha để đền tội thay cho chúng ta. Và chúng ta có thể thông phần vào việc thờ phượng ấy qua Thánh Lễ. Trong Thánh Lễ, chúng ta được liên kết với Cái chết và sự Sống lại của Người, và nhờ đó, chúng ta được thông phần vào mầu nhiệm Vĩnh cửu của Thiên Chúa.

Câu hỏi để suy nghĩ

1. Mục đích của bạn khi đi tham dự Thánh Lễ là gì? Nếu bạn muốn xin ơn, tạ ơn, đền tội và ngay cả Rước Lễ, bạn có nhất thiết cần đến nhà thờ để dự Thánh Lễ hay không?

2. Hãy viết một giải thích ngắn gọn cho người khác về lý do tại sao bạn phải dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật dựa theo những gì bạn đọc trong bài này.

3. Điều gì cần nhớ nhất trong bài này để giúp bạn tham dự Thánh Lễ một cách có ý thức, tích cực và trọn vẹn hơn trong những lần tới là điều gì?

Tác giả: Phaolô Phạm Xuân Khôi

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!