Bạn đọc thân mến,
Người viết rất muốn được chia sẻ về sự hình
thành và các bước chân truyền giáo của các nhà truyền giáo thuộc Hội Thừa Sai –
Paris (MEP – Mission Étrangère de Paris) – bởi cũng muốn cho bà con giáo dân chúng
ta – đặc biệt là bà con vùng Khánh Hòa - Ninh Thuận - có được một cái nhìn tổng quát về gốc gác của
mình…để chúng ta và con cháu chúng ta luôn
sống trong tâm tình tạ ơn mà Cha Sảng Đình Giuse Maria Nguyễn Văn Thích
(1891-1978) – Linh mục thuộc Giáo Phận Huế - đã từng chia sẻ :
Cái NHÀ là nhà của ta
Công khó Ông – Cha lập ra,
Cháu – con, ta gìn giữ lấy
Muôn năm với nước non nhà…
Vả lại các ngài – do bởi không được phúc tử đạo
– nên cũng không được tôn vinh mặc dù chứng tá của các ngài thật là tuyệt vời…
Nhân vật tuần này là Cha Joseph AUGER – tên Việt là Cố ĐOÀI (1854
– 1891)
Tại “Oratoire de la Sainte Vierge” – một Đài Đức
Mẹ nho nhỏ với những bụi hồng xinh xắn khiêm tốn nép mình nơi góc Chủng Viện
Missions Étrangères - Chủng viện Truyền Giáo - thường có nghi thức tiễn đưa các
nhà truyền giáo lên đường…với bài hát :
Partez
hérauts de la Bonne Nouvelle
Voici
le jour appelé par vos voeux
Rien
désormais n’enchaine votre zèle
Partez
– amis, que vous êtes heureux
Oh
! qu ‘ ils sont beaux , vos pieds missionnaires
Nous
les baisons avec un saint transport
Oh
! qu’ils son beaux sur ces lointaines terres
Où
règne l’erreur et la mort
Ai đó đã tạm dịch như thế này:
Ra
đi – hỡi những cánh chim loan báo Tin Mừng
Đây
là ngày đã từng ước nguyện !
Từ
nay không gì hãm lại được nhiệt huyết của bạn
Hãy
ra đi – hỡi người bạn hạnh phúc
Ôi
! Đẹp thay đôi bàn chân thừa sai
Chúng
tôi hân hoan hôn lên chúng
Ôi
! Những bàn chân đẹp khi bước đi trên miền đất xa xăm,
Nơi
sai lầm và chết chóc vẫn ngự trị…
Người viết như nghe lại được tiếng sóng vỗ thủa
nào :
Phong
tiêu tiêu hề, Dịch thủy hàn
Tráng
sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn…
*
* *
Gió
thổi hiu hắt, nước sông Dịch lạnh
Tráng
sĩ một khi ra đi, sẽ không trở về nữa…
Dĩ nhiên mục đích thì khác nhau, nhưng hào khí
vẫn là như vậy…
Và chúng ta nói với nhau về “tráng sĩ ‘ Linh mục
Joseph Auger…
Marie-Joseph-Francisque Auger sinh ra tại
Billom – vùng Puy-de-Dôme, miền Trung nước Pháp – ngày 10 / tháng giêng / năm 1854…Anh
chàng thanh niên vùng Puy-de-Dôme này vào Chủng Viện Thừa Sai – Paris ngày 27 /
9 / 1875…Ngày 15 / 6 / 1878, Thầy Joseph Auger thụ phong Linh Mục. Vị tân Linh
mục lên đường qua Đông Dương để truyền giáo ngày 4 / 9 sau đó…
Cha Joseph Auger thực sự là một người bạn đồng
hành dễ thương…Ngài đến với công cuộc Truyền Giáo có lẽ là vào khoảng tháng 10
năm 1878…Với một trí thông minh quảng bá
và uyển chuyển, một sự khéo léo tinh tế giúp cho ngài nhẹ nhàng ảnh hưởng
đến tâm tư của tất cả những ai có dịp gặp gỡ ngài, và từ đấy có thể đưa đến những
cuộc trao đổi tế nhị; một trái tim rộng mở, luôn sẵn sàng để cống hiến, một
tinh thần an lạc và sự giản đơn đến ngỡ ngàng; một khả năng đối đáp gây bất ngờ,
rất chuẩn, thậm chí có chút chua cay nữa…nếu đức ái không buộc ngài phải cầm giữ
mình lại; một khả năng trinh bày dễ dàng, trong sáng, và chính xác; ngài luôn
có sẵn nơi mình môt lời nói tốt lành nào đó
để làm quen hay một mẩu chuyện
vui vẻ nào đó để khởi đầu…Ngài tạo nên bầu khí dễ thương trong những cuộc hội họp
và , một điều rất lạ, là mọi người luôn say sưa nghe ngài trình bày, bởi ngài
biết cách để tiết độ cũng như đa diện trong chia sẻ của mình. Điều vượt trổi
hơn cả những khả năng tự nhiên ấy nơi ngài, đấy là ngài đặc biệt hấp dẫn với một
lòng đạo đức rất chân thật đồng thời cũng rất sáng sủa và tinh tế - một thứ tri
thức vượt trên cả cái bình thường của môn thần học ngài đã từng thụ học trong
chủng viện, và một nhiệt huyết được sống
như là nền tảng lòng đạo đức đồng thời cũng là động lực cho công cuộc truyền
giáo của ngài…Tóm một lời là - nơi ngài – bản chất tự nhiên và ân sủng của
Thiên Chúa hòa hợp với nhau như một bản hợp xướng để làm giàu tâm tính của người
con vùng miền Auvergne …và làm cho ngài nên một trong những con người được sai
đi - những “tráng sĩ” trong Đạo - đã liên tục tạo nên vô vàn những kỳ tích trường
kỳ…Và , nếu như trong quãng đời ngắn ngủi Chúa ban cho ngài, ngài đã không thực
hiện được nỗi niềm ước mong như ngài đã từng hứa…thì lỗi cũng không phải là do
ngài…Những nghịch cảnh dồn dập và đôi khi quá rối rắm mà các tay thợ trên cánh đồng truyền giáo phải đối đầu
thường làm tê liệt phẩm chất, khả năng cũng như nhân đức và nỗ lực của các
ngài, cộng với sự khắc nghiệt của thời tiết làm cho những bông hoa mùa xuân tàn tạ quá sớm và cũng vì thế mà hoa
trái của mùa hạ héo hon, quắt khô…
Việc học tiếng Việt (An -nam) có thể nói là vô
cùng khó đối với những người trí óc không được nhanh nhậy lắm và trí nhớ
kém…thì ngược lại – với cha Joseph Auger
– lại chỉ như một cách để giải trí vậy…Qua một thời gian sử dụng thứ ngôn ngữ
líu lo này, ngài nắm bắt được tất cả những nét tinh tế của nó và sử dụng nó
cách rành rọt không thua gì một người dân địa phương…Sau này, ngài có tìm hiểu thêm về chữ Hán – có lẽ là cũng chỉ vừa đủ để
có thể hiểu và đọc được những bản văn có tính cách luật lệ thông thường…Ngài đã
từng thi hành sứ vụ ở nhiều cộng đoàn khác nhau vùng Bình Định…rồi Đức Giám Mục
Galibert sai ngài đến Khánh Hòa để làm việc tại đó với Cha Geffroy – vị thừa
sai duy nhất trong tỉnh này…Và có thể nói rằng chính tại đây, Cha Auger mới thực
sự được trải nghiệm công việc truyền giáo của mình – điều kiện tối cần và quyết
định đối với tương lai của một thừa sai trẻ…Tại đây, ngài vui mừng vì có được một
bậc thầy dạn dầy kinh nghiệm, nhưng – tội nghiệp – do nhu cầu, Đức Giám Mục buộc
phải tận dụng tối đa khả năng và phẩm chất của Cha Jeffroy nên điều ngài đi…Vậy
là chỉ mới xấp xỉ hai tháng khi đặt chân đến Khánh Hòa, Cha Auger đã phải gánh
vác trách vụ trong toàn tỉnh…với sự trợ giúp của một Linh mục cao tuổi người địa
phương làm phụ tá…
Đôi vai non nớt thật là vất vả với gánh nặng và
hoàn cảnh bất ngờ này, bởi bà con Công Giáo tại Khánh Hòa lúc ấy phần lớn chỉ
là những anh chị em tân tòng thời Cha Jeffroy…Thật đúng như câu tục ngữ “mẹ gà/
con vịt” người Việt vẫn dùng để diễn tả sự tréo ngoe của hoàn cảnh…Thực ra thì
tình phụ tử thiêng liêng cũng tương tự như tình phụ tử tự nhiên của con người
thế thôi : anh chị em tân tòng có vẻ như khá là kiên định tình cảm với vị Linh
mục đã từng chăm sóc họ…nên luôn tỏ ra dễ thương với Cha Jeffroy, bởi ngài đã dạy
dỗ và cử hành các Bí Tích nhập Đạo cho họ…và vì thế cho nên tình cảm với Cha
Auger không được nồng thắm lắm …Vị truyền giáo trẻ và mới mẻ này – tráng sĩ của
cánh đồng truyền giáo Khánh Hòa lúc đó – cảm nhận sự đắng đót của qui luật rất
rất tự nhiên ấy của con tim con người…Thế rồi dần dà nỗi niềm mến thương ấy của anh chị em tân
tòng cũng nguôi ngoai; và thậm chì một vài người giả hình giả dạng…cũng tận dụng
cơ hội này để lột bỏ “mặt nạ”…và quay trở lại với niềm tin ngoại giáo mà trước đây…anh ta đã tuyên bố từ bỏ, nhưng chỉ
hoàn toàn là ngoài miệng mà thôi !!! Còn về phần các quan lại cũng như tất cả
bà con ngoại giáo vẫn ngấm ngầm giữ thái độ căm ghét nhưng bên ngoài luôn tỏ ra
kính trọng…thì lúc này họ bắt đầu trở mặt, sẵn sàng gây xáo trộn, thậm chí đe dọa
hay tìm cách gây hấn hoặc liên tục kiện tụng – những vụ kiện oan trái, nơi công lý không được quan tâm đến,
bởi nạn nhân là Ki-tô hữu hay đang thời học Đạo…Những xúc phạm và gây hấn kéo dài đầy oan ức ấy làm giảm bớt rất nhanh
niềm hứng khởi của bà con muốn trở lại Đạo – điều mà chỉ thời gian trước đây
thôi có vẻ như cả tỉnh đã sẵn lòng trở lại với Chúa…Bất lực…cộng với sự thiếu vắng
trải nghiệm của bản thân cũng như áp lực của những chống đối…đã làm cho vị thừa
sai trẻ cảm thấy chao đảo giữa giông bão…và lên tiếng than thở với Thiên Chúa,
và – khi bình yên trở lại – trước khi nghĩ đến chuyện khai phá hay phát triển
thêm thì ngài dành ưu tiên cho việc khắc phục mùa màng trên vùng ruộng đã được
gieo trồng…Hai ba năm nặng nề những thử thách đã đặc biệt ảnh hưởng sâu đậm đến
con tim quá ư nhạy bén của vị thừa sai trẻ vốn rất ư quan tâm đến những gì là
cao thượng – đặc biệt là lòng tôn kính Thiên Chúa và tâm tình yêu mến dành cho
tha nhân… (Còn tiếp)
Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch từ tài liệu
của Hội Thừa Sai Paris (MEP)