Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Cánh Cửa Sổ
Chuyện mỗi tuần – lại là chuyện nói lại về hai cài Biển Hồ…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về khuôn mặt Giuđa…
Chuyện mỗi tuần – chuyện để mà chiêm nghiệm…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin !” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba : Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin ! ” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba… Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Josepn Moingt s.j. Ngày thứ ba - Từ Giáo Hội này đến Giáo Hội khác
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt) Ngày thứ hai… Từ đức tin nơi Chúa Kitô đến các giáo huấn của Giáo Hội.
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Tử đức tin nơi Đức Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Đức Kitô đến các giáo điều của Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội …
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. (tt) - Ngày thứ hai - Từ Đức Tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi.
Chuyện vể tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất - Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”… Ngày đầu tiên: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
BÀI GIÁO LÝ VIII CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ TRÌNH BÀY TRONG BUỔI TIẾP KIẾN CHUNG THỨ TƯ NGÀY 22 – 3 – 2023 VỚI CHỦ ĐỀ: “CÁCH THẾ ĐẦU TIÊN ĐỂ LOAN BÁO TIN MỪNG LÀ LÀM CHỨNG TÁ”…

 


Bởi – Đức Thánh Cha  nhắc lại – “con người ngày nay cần chứng nhân hơn là thầy dậy”…Và Ngài đã dựa trên Tông Huấn “Loan báo Tin Mừng – Evangelii Nuntiandi” của Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI - để suy tư và chia sẻ đề tài giáo lý này…

Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI – trong Tông huấn – dạy rằng : Loan báo Tin Mừng không chỉ đơn thuần là truyền đạt nội dung giáo lý và luân lý, mà trên hết là làm chứng cho cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Giêsu Kitô.Và Ngài quả quyết : Điều này rất quan trọng, bởi vì người ta cần những chứng nhân, nghĩa là những con người liên kết chặt chẽ giữa điều họ tin và điều họ sống, giữa đức tin họ tuyên xưng với những việc họ thực hiện…Cho nên thánh nhân nhấn mạnh đến tầm quan trọng nơi tất cả những người đã được rửa tội là sống một đức tin sống động vào Thiên Chúa Ba Ngôi, đức tin được thể hiện trong một đời sống thánh thiện hoàn toàn phù hợp với sứ điệp mà chúng ta công bố. Đời sống thánh thiện, dựa trên hồng ân Chúa Thánh Thần mà chúng ta lãnh nhận trong bí tích Rửa Tội, là nguồn gốc lòng nhiệt thành của chúng ta để chia sẻ với người khác kho tàng sự sống mới và niềm hy vọng của chúng ta.

Một điểm khác nữa được Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI nhấn mạnh trong Tông Huấn, đó là đối tượng của việc loan báo Tin Mừng không chỉ là những người ở bên ngoài Giaó Hội – bởi vì họ theo một tôn giáo khác hoặc không theo tôn giáo nào mà cả chính chúng ta, những người thuộc Dân Chúa…Nghĩa là bản thân Giáo Hội – để có thể loan báo Tin Mừng – thì cần phải được loan báo Tin Mừng, và vì thế, Giáo Hội không ngừng hoán cải và đổi mới trong Thần Khí…Một Giáo Hội loan báo Tin Mừng là Giáo Hội hoàn toàn hướng về Thiên Chúa, nguồn ơn cứu độ của chúng ta, đồng thời cũng hoàn toàn tham gia vào một cuộc đối thoại sáng tạo với thế giới, hợp tác với kế hoạch đầy ân sủng của Thiên Chúa vì sự hiệp nhất và hòa bình của gia đình nhân lọai…

· Điểm dừng 1 – “Con người ngày nay sẵn sàng lắng nghe các chứng nhân hơn là thầy dạy”...

Loan báo Tin Mừng thì không chỉ đơn thuần là chuyện truyền bá giáo lý và luân lý, nhưng  trước hết và trên hết  là chứng tá  : chúng ta không thể loan báo Tin Mừng nếu không làm chứng tá cho cuộc gặp gỡ cá nhân với Chúa Kitô, Ngôi Lời nhập thể, nơi ơn cứu độ đã được Người thực hiện…Một chứng ta không thể thiếu bởi vì, trên hết, thế giới “cần những người rao giảng Tin Mừng nói với thế giới về một Thiên Chúa mà họ biết và là Đấng quen thuộc với họ” (Loan báo Tin Mừng, số 76) Đây không phải là chuyện rao truyền một ý thức hệ hay một giáo lý về Thiên Chúa, nhưng là rao truyền về Thiên Chúa – Đấng hằng sống trong chúng ta…Cho nên chứng tá của Chúa Kitô vừa là phương thế đầu tiên của việc loan báo Tin Mừng, vừa là điều kiện cốt yếu để việc loan báo Tin Mừng có kết quả

· Điểm dừng 2 – Một người đáng tin cậy nếu người đó sống hài hòa giữa điều họ tin và điều họ sống

Đức Thánh Cha lưu ý : Cần nhớ rằng chứng tá cũng bao gồm đức tin được tuyên xưng – nghĩa là đức tin có sự gắn bó đầy xác tínhết sức rõ ràng với Thiên Chúa Cha, Chúa Con và Chúa ThánhThần – Đấng đã tạo dựng và cứu chuộc chúng ta vì yêu chúng ta…Đức tin ấy có sức biến đổi chúng ta, biến đổi các mối tương quan giữa chúng ta với nhau qua những tiêu chí và giá trị quyết định sự lựa chọn của mỗi chúng ta. Cho nên bạn không thể bỏ qua sự gắn kết giữa điều bạn tin và điều bạn công bố cũng như những gì bạn sống vì và cho đức tin ấy… Đức Thánh Cha dạy rằng : sự đáng tin không chỉ đến từ việc chúng ta trao đổi với nhau về một học thuyêt hay một hệ tư tưởng, nhưng một con người đáng tin cậy khi họ sống hài hòa giữa điều mình tin và điều mình sống…Và Đức Thánh Cha nhấn mạnh : Nếu người Kitô hữu nói rằng họ tin, nhưng họ lại sống theo cái kiểu cách như một người vô tín…thì đấy là đạo đức giả !!! Bởi, thưa bạn, sống trái ngược với chứng tá là đạo đức giả !

· Điểm dừng 3 – Ba câu hỏi căn bản về TIN – SỐNG – và RAO GIẢNG

Đức Giào Hoàng Phaolô VI đã nêu lên ba câu hỏi và mỗi người chúng ta được mời gọi để suy tư và trả lời : - Bạn có tin điều bạn rao giảng không ? Bạn có sống theo những gì bạn tin không ? Bạn có loan báo những gì bạn sống không ? Và, thưa bạn, chúng ta không thể hài lòng với những câu trả lời dễ dàng, được chuẩn bị sẵn…Ngược lại câu trả lời của chúng ta phải là kết quả của một cuộc trải nghiệm với những rủi ro có thể vấp đụng, thậm chí cả sự mất ổn định trong khi tìm hiểu, nhưng điều cốt yếu là luôn hoàn toàn dặt tin tưởng vào hoạt động của Chúa Thánh Thần - Đấng liên tục làm việc nơi mỗi chúng ta, thúc giục chúng ta tiến lên và tiến xa hơn mãi, vượt ra ngoài những biên giới của chúng ta, vượt qua các rào cản, vượt lên trên những giới hạn của chúng ta dưới bất kỳ hình thức nào…

· Điểm dừng 4 – Chứng tá của đời sống Kitô hữu bao hàm một hành trình nên thánh…

Và thưa bạn, với những rủi ro có thể vấp đụng, thậm chí cả sự mất ổn định trong khi ta đi tìm ý nghĩa của những điều cốt yếu…trong tâm tình hoàn toàn đặt tin tưởng vào hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đức Thánh Cha nhắc nhở  chúng ta về hành trình nên thánh trong mỗi cuộc đời Kitô hữu dựa trên bí tích Rửa Tội – bí tích làm cho chúng ta được “thông phần vào bản tính Thiên Chúa, và do đó cũng trở nên thánh thiện” (Hiên chế Ánh Sáng Muôn Dân, sồ 40). Và sự thánh thiện ấy không dành cho số ít – Đức Thánh Cha nhấn mạnh -  bởi đó là quà tặng của Thiên Chúa và cần phải được đón nhận đồng thời nỗ lực mang lại  hoa trái cho chúng ta và cho người khác…Chúng ta được Thiên Chúa tuyển chọn và yêu thương, chúng ta phải mang tình yêu này đến cho người khác…Ngài cũng nhắc lại gíáo huấn của Đức Phaolô VI rằng lòng nhiệt thành rao giảng Tin Mừng bắt nguồn từ sự thánh thiện…Được nuôi dưỡng bằng lới cầu nguyện và nhất là bằng tình yêu đối với Bí Tích Thánh Thể,việc rao giảng Tin Mừng lại làm cho những người thực hiện sứ vụ ấy lớn lên trong sự thánh thiện (x, EN, sô). Vả lại, nếu không có sự thánh thiện, thì lời của người loan báo sẽ “khó đi vào lòng con người thời đại chúng ta”, nhưng “có nguy cơ trở nên hão huyền và vô ích” (EN, số 76)…

· Điểm dừng 5 – Chính Giáo Hội cũng cần được loan báo Tin Mừng

Và Đức Thánh Cha dặn dò chúng ta rằng đối tượng của việc loan báo Tin Mừng thì không phải chỉ nhắm đến những người khác, những người tuyên xưng đức tin khác hoặc những người không hay chưa theo một tôn giáo nào, mà còn là chính chúng ta -  những người tin vào Chúa Kitô là thành viên tích cực của Dân Chúa…Cho nên bản thân chúng ta phải hoán cải mỗi ngày, đón nhận Lời Chúathay đổi cuộc sống chúng ta…Bởi – để làm chứng tá – Giáo Hội cũng phải bắt đầu bằng việc “để chính mình được rao giảng Tin Mừng”, nếu không…thì Giáo Hội chỉ là và vẫn là “một tác phẩm của viện bảo tàng” mà thôi…Giáo Hội “cần liên tục lắng nghe những gì Giáo Hội phải tin, những lý do của niềm cậy trông của mình, điều răn mới của tình yêu. Giáo Hội là Dân Chúa hòa mình trong thế gian, và thường bị thần tượng cám dỗ…nên luôn cần được nghe công bố những việc của Thiên Chúa – nghĩa là Giáo Hội luôn cần được loan báo Tin Mừng, cần cầm lấy sách Tin Mừng, cầu nguyện và cảm nhận sức mạnh của Thánh Thần – Đấng biến đổi tâm hồn” (EN, số 15)…

· Điểm dừng 6 – Một Giáo Hội luôn hoán cải và canh tân...

Đức Thánh Cha tiếp tục : Một Giáo Hội tự loan báo Tin Mừng để rao giảng Tin Mừng [là Giáo Hội] được Chúa Thánh Thần hướng dẫn, được kêu gọi đi theo con đường rất đòi hỏi, liên tục hoán cải và đổi mới…Điều nảy cũng liên quan đến khả năng thay đổi cách hiểusống hoạt động rao giảng Tin Mừng của Giáo Hội trong lịch sử…đồng thời không tìm cách ẩn trú trong những lãnh vực được luân lý bảo vệ…với một thứ lý luận rất buồn lòng : mọi việc luôn luôn là như thế !!! Những nơi ẩn trú kiểu ấy làm cho Giáo Hội ngày một yếu đi ! Không, Giáo Hội phải tiến lên, phải liên tục phát triểnđể Giáo Hội luôn trẻ trungGiáo Hội này hoàn toàn hướng về Thiên Chúa, và vì vậy…cũng tham gia vào kế hoạch cứu độ nhân loại của Người, đồng thời [Giáo Hội này] cũng hoàn toàn hướng về nhân loại…Đó là một Giáo Hội gặp gỡ thế giới đương đại bằng cách đối thoại, và từ đấy dệt nên những mối quan hệ huynh đệ, tạo ra những không gian gặp gỡ, thực hành những cử chỉ tốt về lòng hiếu khách, chào đón, công nhận hội nhập người khác với những khác biệt, đồng thời lo chăm sóc căn nhà chung của tất cả là thế giới con người chúng ta đâyĐó là một Giáo Hội đối thoại với thế giới đương đại, nhưng gặp gỡ Chúa mỗi ngày và thân thưa với Chúa về tất cả, đồng thời để Chúa Thánh Thần nắm giữ vai trò chính trong công cuộc truyền bá Tin Mừng, bởi không có Chúa Thánh Thần, chúng ta chỉ có thể quảng bá Giáo Hội…chứ không thể loan báo Tin Mừng

Cuối cùng, Đức Thánh Cha mời gọi chúng ta cùng nhau tìm thời gian đọc lại Tông Huấn Loan báo Tin Mừng của Đức Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI – lời kêu gọi dành cho mọi thành phần Dân Chúa và đặc biệt là các vị mục tử…

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

 

 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!