Trước kinh Truyền Tin trưa ngày Chúa Nhật
VII/TN/C – 20/2/2022, Đức Thánh Cha đã chia sẻ về lời mời gọi ấy của Chúa
Giê-su trong trích đoạn Tin Mừng thánh sử Luca ở Thánh Lễ đầu tuần này (x. Lc 6
, 27 – 38) : “Hãy yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét anh em” (c. 27)…
Đức Thánh Cha giáo huấn chúng ta về đòi hỏi của
Chúa : “Yêu kẻ thù và làm ơn cho kẻ ghét
chúng ta”, đồng thời Ngài cũng xin chúng ta đi xa hơn nữa trong một tình huống
cụ thể : “ Ai vả anh má bên này, thì hãy
giơ cả má bên kia nữa” (c.29)…Và – trong giòng suy tư về giáo huấn của Chúa
– Đức Thánh Cha tự đặt những câu hỏi…có thể cũng là câu hỏi của mỗi chúng ta
khi nghe giáo huấn này của Chúa : Có thực sự là Chúa yêu cầu chúng ta “những điều không thể” và là “sự bất công” không ? Cái chuyện bị vả má
bên này…thì lặng lẽ để đưa má bên kia ấy mà…và Đức Thánh Cha kêu gọi chúng ta
hiểu về sự “bất công” có thể cảm nhận
khi “giơ má bên kia” ra…Ngài kêu gọi
chúng ta nhìn vào Đức Giê-su – Chúa của chúng ta – với những cái tát của anh
lính trong Dinh Tổng Trấn Philatô…Điều chúng ta nhìn thấy nơi Chúa, đấy là :
Ngài không
xúc phạm lại, nhưng cương quyết yêu cầu người ta chứng minh đâu là chỗ sai…để mình bị tát oan như thế…Và Đức Thánh
Cha kết luận : Giơ má bên kia không có
nghĩa là chịu đựng trong im lặng và nhượng bộ bất công…Phải tố cáo bất công,
nhưng không phải với thái độ nóng giận hay bạo lực, mà là với sự dịu dàng…Và – qua
thái độ mạnh mẽ nhưng hòa giải ấy – Đức
Giê-su bày cho chúng ta phương thức để “dập
tắt sự căm ghét và bất công, giúp chữa lành người anh em lầm lỡ…”
Và để đúc kết giáo huấn của mình về cách hiểu và
sống hành vi “giơ má bên kia” Tin Mừng
dạy, Đức Thánh Cha tóm tắt :
- Giơ má
bên kia không phải là hành động dự phòng của kẻ thua cuộc, mà là hành động của
người có nội lực lớn…
-
Giơ mà bên kia cho thấy sự chiến thắng cái ác bằng sự thiện…
-
Giơ má bên kia là cách mở ra một kẽ hở trong lòng kẻ thù, vạch trần sự phi lỳ của
lòng căm thù…
-
Giớ má bên kia là hành động được hướng dẫn bởi tình yêu thay cho những toan
tính và sự căm ghét…
Và Đức Thánh Cha suy nghĩ về một câu hỏi khác…mà
Ngài cho rằng là nỗi ám ảnh với nhiều người : Liệu một người có thể yêu kẻ
thù của mình được không? Một cách không ngần ngại, Đức Thánh Cha bảo rằng :
“Nếu phụ thuộc chỉ nơi chúng ta thì điều
đó là không thể…Nhưng chúng ta hãy nhớ rằng khi Chúa yêu cầu một điều gì đó,
thì Người cũng muốn ban điều đó…” Nghĩa là khi nói với chúng ta rằng : Hãy
yêu kẻ thù…thì Chúa cũng ban cho chúng ta khả năng để thực hiện được điều ấy,
khả năng để cắn răng mà hòa giải với người anh chị em không thích chúng ta và chúng ta cũng không
thích họ - dĩ nhiên là với tất cả sự cố gắng của bản thân trong việc sống Lời
Chúa ở hành động yêu thương quá khó khăn này…
Và – để giúp chúng ta một cách cụ thể trong việc
“giơ má” đầy khó khăn này - Đức Thánh Cha đề nghị : Bên mối hận thù với một
ai đó đè nặng lòng mình, chúng ta hãy đặt hình ảnh Chúa Giê-su hiền lành trong
phiên tòa xét xử Người sau khi Người bị tát…và dĩ nhiên hãy xin Người
trợ lực để chúng ta có được phản ứng rõ ràng như Người : yêu cầu công lý và đủ khả năng để
tha thứ…
Người viết chợt nhớ tới câu chuyện chữa lành tuyệt
vời của tiến sĩ Tâm Lý Edith Eva Eger được chính bà tường thuật trong tác phẩm
xuất bản năm 2017 : cuốn “Sự Chọn Lựa –
nơi ngục tối không thể ngăn hy vọng nở hoa”…và Tổng Giám Mục Anh giáo người
Nam Phi nhận giải Nobel Hòa Bình 2005 – Tổng Giám Mục Desmond Tutu – đã nói : “Một trong những câu chuyện hiếm hoi, với sức
sống bất diệt mà bạn không muốn khép lại, sẽ thay đổi con người bạn mãi mãi”…
Bà Edith Eva vốn là một cô bé cùng với gia đình
gốc Do Thái sinh sống tại Hungary và bị bắt vào trại tập trung Đức Quốc Xã
…Bà đã thoát chết…sau nhiều năm tháng vật
vã trong trại Auschwitz…Bà bị sang chấn tâm lý nặng cho đến khi – với tất cả sức
lực của mình – bà được giải thoát khỏi nỗi hận thù đè nặng…Bà viết tập sách…trở
thành “best-seller” năm 2017…
Bà tự sự : “Trong
tình huống lý tưởng nhất, trả thù cũng vô dụng. Nó không thể thay đổi những điều
ta đã hứng chịu, cũng không thể đòi lại mạng sống của những người đã khuất. Tồi
tệ hơn, trả thù sẽ nuôi dưỡng hận thù. Đó là một vòng lẩn quẩn không lối thoát.
Khi chúng ta trả thù, ngay cả khi không dùng đến bạo lực, chúng ta vẫn lạc lối
trong một vòng lẩn quẩn, một vòng xoáy bất tận mà không phải là tiến về phía
trước…Tôi nhận ra rằng : trả thù không làm cho ta được tự do…Vì vậy, tôi đứng ở
nhà cũ của Hitler và tha thứ cho ông ta…
Tôi
buông xả, tôi giải thoát cái phần mà bản thân tôi đã dành hết gần cả cuộc đời,
tiêu tốn không biết bao nhiêu năng lượng để xiếng xích nó, để xích Hitler…Tôi
biết rằng tha thứ cho Hitler là một điều khó khăn nhất, nhưng người khó tha thứ
nhất lại chính là người mà tôi vẫn phải đối chọi từng ngày : đó là chính bản
thân tôi! Tôi trôi trong vô định. Tôi khai mở chính mình để trực giác tôi lên
tiếng. Tôi học cách vươn lên, tôi học cách tha thứ cho chính mình để giúp đỡ. Và khi tôi làm được điều này, tôi
không còn là con tin, là tù nhân của bất cứ thứ gì nữa. Tôi tự do!”
Vì thế cho nên Đức Thánh Cha khẳng định : “Cầu
nguyện cho người làm hại chúng ta là việc đầu tiên để chuyển hóa cái ác thành
điều tốt”…
Chúng ta cùng nhau hướng đến Đức Maria : “Xin Đức Maria giúp chúng con trở thành những
con người của hòa bình đối với mọi người, đặc biệt là đối với những người thù địch
và không ưa thích chúng con…”
Dĩ nhiên là – với lời kinh ngắn gọn và sốt sắng
này - chúng ta nghĩ đến những bất hòa trên thế giới và ngay tại quê hương cũng
như Giáo Hội Việt Nam thân thương của chúng ta…
Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp