Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ TÍNH “HÔM NAY” CỦA LỜI CHÚA…

 

 Người viết nói đến cái “tính” ở đây là bởi vì thuật ngữ “Hôm nay” được Đức Giê-su dùng nhiều lần và cả Kinh Thánh Cựu Ước cũng thế…Khi dùng thuật ngữ “Hôm nay… Đức Giê-su cũng như Kinh Thánh Cựu Ước đều  nhắm đến chuyện chúng ta hiểu tính “thời sự” của Lời Chúa, bởi – mỗi thời mỗi cách và mỗi người mỗi kiểu – chúng ta lấy Lời Chúa làm kim chỉ nam cho cuộc sống hằng ngày bao gồm những việc làm, những tính toán, những kế hoạch, những dự định…và cả những ước mơ…Không những Lời Chúa là kim chỉ nam…mà còn là niềm vui, là nguồn an ủi…và là sức mạnh giúp mỗi chúng ta nỗ lực để biến tất cả thành “hiện thực” với sứ vụ diễn tả khuôn mặt của Thiên Chúa nhân lành  và niềm hạnh phúc của người tin…

Theo tự điển thì cái “tính” hay “tính chất” ở đây nói đến “đặc điểm riêng của sự vật, của hiện tượng…làm cho nó trở thành duy nhấthoàn toàn phân biệt với những sự vật hay hiện tượng khác”…Đặc điểm riêng, duy nhất của Lời Chúa…là luôn luôn phù hợp ở mọi thời, với mọi người…và trong mọi hoàn cảnh…miễn là họ chịu khó đón nhận, gẫm suy, đặt vấn đề về con người và cuộc sống của mình trước giáo huấn và đòi hỏi cũng như sự chỉ dẫn của Lời Chúa…

Và Đức Thánh Cha dặn dò chúng ta rằng : “ Thực tế , đôi khi xảy ra là các bài giảng và giáo lý của chúng ta còn chung chung, trừu tượng, không chạm đến tâm hồn cuộc sống của dân chúng…Tại sao ? Bởi vì thiếu sức mạnh của hôm nay, điều mà Chúa Giê-su “lấp đầy ý nghĩa” bởi quyền năng của Thánh Thần. Chúng ta nghe những hội nghị hoàn hảo, những bài phát biểu được xây dựng tốt, nhưng chúng không làm lay động tâm hồn, và vì vậy mà mọi thứ vẫn như trước…”[…] “Một lời nói mà sức mạnh của hôm nay không làm rung động thì không xứng với Chúa Giê-sukhông giúp ích gì cho cuộc sống con người.”…Và Đức Thánh Cha dạy rằng : “Những người rao giảng phải là những người đầu tiên cảm nghiệm được hôm nay của Chúa Giê-su…để có thể thông truyền điều đó trong hôm nay của người khác”…

Điều Đức Thánh Cha nhấn mạnh, đấy là : “Lời biến một ngày bình thường trở thành hôm nay, trong đó Chúa nói với chúng ta”…

Thời điểm cuối và đầu năm…thì thế giới không thiếu gì các Hội Nghị - quốc tế có, khu vực có, riêng tư từng quốc gia có  – và , trong các Hội Nghị ấy, dĩ nhiên là cũng không thiếu gì những bài phát biểu hay ho, dẫy đầy ngôn từ và được cử tọa thay nhau đứng lên vỗ tay ngưỡng mộ…Thế nhưng hầu như quá bán những gì người ta “phun ra” thì đều là “xáo ngữ”, là “ngôn ngữ ngoại giao”, “ngôn ngữ che đậy”…cho nên ngoài những tham dự viên…thì chẳng mấy người tin, chẳng mấy người muốn vỗ tay, chẳng mấy người quan tâm…Lý do đơn giản là bởi những điều “phun ra” ấy…chẳng bao giờ biến thành “hôm nay”, chẳng bao giờ trở thành “hiện thực”,. và cũng không mang lại lợi ích gì cho quần chúng – đặc biệt thành phần “thấp cổ bé miệng”, thành phần “bị gạt qua bên lề”…

Đức Thánh Cha khuyên mỗi người con Chúa : “Chúng ta hãy cầm lấy Tin Mừng trong tay và mỗi ngày hãy chọn một đoạn ngắn mà đọc đi đọc lại một cách thanh thản. Với thời gian, chúng ta sẽ khám phá ra rằng lời này dành cho chúng ta, cho cuộc sống của chúng ta. Lời sẽ giúp chúng ta mỗi ngày với một cái nhìn tốt đẹp hơn, thanh thản hơn, bởi vì khi Tin Mừng đi vào thế giới hôm nay, thì Tin Mừng tràn đầy Thiên Chúa”…

Trải nghiệm trên đây cũng vô cùng đáng giá với chúng ta ở thời của những tháng năm khắc nghiệt…Ai trong chúng ta cũng biết rằng thời điểm những thập niên 1975 – 2.000, đời sống hoạt động hội đoàn và tông đồ tại các Giáo Xứ “trầm” hẳn xuống do những biến thiên của thời cuộc…Người viết lúc ấy ở với một cộng đoàn Giáo Xứ trên dưới 10.000 người…và – ngoài việc cử hành các bí tích – thì tổ chức duy nhất có thể làm là chia sẻ Tin Mừng hằng tuần với các Nhóm nhỏ…Trên dưới 20 năm sau đó, chính những thành viên của các Nhóm Tin Mừng này trở thành những thành viên rất nhiệt tâm của các ban Mục Vụ Giao Xứ…khi Giáo Xứ lớn được tách thành bốn Giáo Xứ vừa…Nay thì cũng đã ba bốn chục năm qua rồi…và những thành viên ấy đã đến tuổi nghỉ ngơi…Hầu như Giáo Xứ nào cũng thấy khó khăn trong việc tuyển người cho công cuộc điều hành trong Hội Đồng Mục Vụ hoặc các Hội Đoàn Tông Đồ giáo dân…Một trong những lý do lớn, ấy là phần đa số bà con tín hữu chúng ta không có hoặc không còn thói quen đọc Tin Mừng mỗi ngày – nghĩa là họ không còn cơ hội để có được sức mạnh hôm nay của Lời Chúa nơi chính mình ở mỗi ngày sống…để có thể mang lại sức mạnh ấy cho bà con đồng đạo của mình, và cũng là sức mạnh hôm nay của cộng đồng các Giáo Xứ…

Một trải nghiệm cá nhân cũng xin phép được chia sẻ…Một đêm nọ, khi chuẩn bị đi ngủ…thì chuông điện thoại reo…Vị Quản Xứ Giáo Xứ mà người viết trước đây đã từng phục vụ cho hay : Anh H. – một thương phế binh hạng II với tình trạng thương tật 70% và là chồng của Chị CT. MTTQ/Huyện – vừa xin con âm thầm đổ nước cho Anh…và Anh xin được ghi tên Cha làm người đỡ đầu trong Sổ Rửa Tội và Thêm Sức…Thật ra thì người viết chưa một lần nói với Anh về Đạo và Anh cũng không hề hỏi han chi về Đạo…Những lần thăm viếng phần lớn là do công việc…và Chị mới là người tiếp chuyện…Thế nhưng có lần Anh đã ngỏ ý xin một cuốn Phúc Âm…và người viết tặng Anh một cuốn Phúc Âm bỏ túi…Thế rồi cả trên dưới chục năm trôi qua…và kết cục là việc Anh xin được đổ nước, được xức dầu…với tên thánh Giu-se trước khi Anh nhắm mắt…Cuốn sách Phúc Âm…và những lần lặng lẽ đọc Lời Chúa một mình…đã trở thành những “hôm nay” với Anh…để rồi – từng ngày từng ngày – giúp Anh quyết định làm cho những “hôm nay” ấy trở thành “hiện thực”…Dĩ nhiên rất có thể đi kèm với những “hôm nay của Lời Chúa”…còn có cách sống tôn trọng, lịch thiệp, vui vẻ của những con cái Chúa mà Anh từng nhìn thấy giúp cho việc đọc Lời Chúa thực sự là “hôm nay” của Anh…

 

Để kết thúc, Đức Thánh Cha nhắn nhủ : “Lời Chúa cũng là ngọn đèn dẫn lối cho tiến trình hiệp hành đã bắt đầu trong toàn Giáo Hội. Khi chúng ta cố gắng lắng nghe nhau, với sự chú ý và phân định, chúng ta hãy cùng nhau nghe Lời Chúa và Chúa Thánh Thần. Xin Đức Mẹ ban cho chúng ta sự kiên trì để chúng ta được Tin Mừng nuôi dưỡng mỗi ngày”…

Người viết cũng không quên nhắc lại quyết tâm đã gợi ra với nhau ở tháng giêng của Năm 2022 này : Xây nhịp cầu chứ đừng dựng những bức tường lũy!!! Khi chúng ta – với “sức mạnh hôm nay của Lời Chúa” – tạo nên được những nhịp cầu thân ái và nghĩa tình với mọi người quanh mình, chúng ta sẽ giúp cho khuôn mặt Thiên Chúa gần gũi và đậm đà hơn…Dịp Tết và những gặp gỡ sẽ là trải nghiệm cho mỗi chúng ta…

Xin chúc mừng Năm Mới Nhâm Dần…

 

Lm Giuse Ngố Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!