Câu hỏi ấy được Đức Thánh Cha
Phanxicô - trong huấn từ trước kinh Truyền Tin trưa Chúa Nhật II/TN/C – gợi nên
cho mỗi chúng ta để xin chúng ta tự đặt ra cho mình như một “bài tập” mang lại nhiều ích lợi cho đời
sống cảm tạ - tri ân – và gắn bó với Chúa suốt cuộc đời mình…”Bài tập” ấy là việc thường xuyên “lục lại ký ức để tìm kiếm “những dấu lạ” mà Chúa đã thực hiện trong đời tôi”…Ngài đề
nghị mỗi chúng ta hãy tự đặt ra cho chính mình câu hỏi : “Trong đời tôi, Chúa đã thực hiện
“dấu lạ” nào ?” … Câu hỏi ấy
phát sinh từ những suy nghĩ của Đức Thánh Cha về “dấu lạ” Đức Giê-su thực hiện trong tiệc cưới Cana khi – cùng với Đức
Maria Mẹ Ngài và các môn đệ - Ngài dự tiệc cưới ấy…
Đức Thánh Cha nhắc chúng ta nhớ rằng : Ở đây, thánh sử Gioan không nói đến
một “ phép lạ” – nghĩa là “một biến cố quyền năng và phi thường”,
nhưng theo Tin Mừng …thì đấy là một “dấu
lạ” – nghĩa là một “dấu vết cho thấy
tình yêu của Thiên Chúa” – dấu vết ấy “không
tạo nên sự chú ý đến sức mạnh của cử chỉ, nhưng hướng đến tình yêu đã khởi phát
nó”… “Dấu lạ” này – vì vậy – cũng
là một giáo huấn nhắc nhở chúng ta “một
điều gì đó về tình yêu của Thiên Chúa, tình yêu luôn gần gũi, dịu dàng, và đầy lòng
trắc ẩn”…Ở đây – trong tiệc cưới Cana – “tình yêu gần gũi, dịu dàng và đầy lòng trắc ẩn”…là để giúp cho gia
chủ và đôi bạn phối ngẫu trẻ không bị mặc cảm và hổ ngươi vì đã có chút “hạn chế”
trong ngày cưới của mình, đồng thời giúp cho bữa tiệc được tiếp tục trong vui vẻ,
hứng khởi…Dĩ nhiên chỉ là trong hoàn cảnh nhất định của một tiệc cưới mà niềm
vui phải đi đến sự trọn vẹn của nó…chứ hoàn toàn không phải là sự dễ dãi cho
chuyện rượu chè bừa bãi…Người viết thỉnh thoảng cũng có dịp tham dự một vài bữa
tiệc cưới trong hôm nay, và xin được phép có vài ba nhận xét nho nhỏ :
- không ít – và có lẽ là hầu hết – những đám tiệc, gia chủ chưa có những
nghi thức khai tiệc, nhưng khách mời đã ngay lập tức khui bia bọt lốp bốp … để
có dịp “chén chú chén anh” khá rộn
ràng…Cái cách chúng ta “tự nhập tiệc”
bất chấp như thế không được “đẹp mắt”
lắm…và mang tính “cò kè” hơn/thiệt với số tiền trong bì thư “mừng” chúng ta gửi đến cho gia chủ hay
đôi bạn trẻ,
- khá nhiều gia đình Công Giáo – mặc dù có sự hiện diện của Linh Mục hoặc
là Chánh/Phó Xứ, hoặc là bà con hay thân tình
trong tư cách khách mời – nhưng gia chủ “quên” việc mời các vị “khai
kinh” để cảm tạ Chúa và xin sự chúc lành của Người cho đôi tân hôn, gia
đình…cũng như bà con dự tiệc…Trường hợp không có các vị…thì vị chủ hôn phải là
người thi hành “sứ vụ” đó…Dĩ nhiên
trong tiệc cưới sẽ có mặt của nhiều thành phần khách mời khác nhau…Việc chúng
ta nghiêm túc trong nghi thức “khai kinh”
ngắn gọn và trang trọng cũng là một công việc truyền giáo tốt…
- không ít những khách mời ngà ngà…lên sân khấu…góp vui trong tình trạng
“hành hạ” đám tiệc…với giọng hát lè nhè…và những bài
hát “vô duyên”, thậm chí hoàn toàn
không phù hợp với bầu khí của tiệc cưới…Điều đó chứng tỏ chúng ta hát chỉ để “chứng tỏ mình” hay tự thú nhận “thói quen hát hò ở các quán karaokê”…đàn
đúm bạn bè đồng trang đồng lứa…Tiệc cưới và khách mời…thì đa dạng và đa diện…nên
chúng ta phải lưu tâm đến “phong cách”
và “lịch sự” với gia đình,với đôi bạn
tân hôn, với khách mời…Đấy cũng là sự “cư
xử” của Đức Ái Công Giáo…
- các Giáo Xứ nên tổ chức Lễ Gia Tiên cho đôi tân hôn tại Bàn Thờ gia
đình…cách trang trọng, nghiêm túc…và với sự đóng góp của Ca Đoàn của Giáo Xứ…Nếu
được thì cũng nên mời những bậc trưởng thượng trong Dòng Tộc “chịu lạy” ngay tại nhà…Tại Lễ Đài ở Tiệc
Cưới…chỉ nên giới thiệu vắn gọn cô dâu – chú rể…và gia đình cha mẹ hai bên…mục
đích để chào khách…Sau đó là “khai kinh”
để bắt đầu vào tiệc…Chính những “rườm rà”
trên sân khấu đã buộc khách dự tiệc “sốt
ruột”…mà bất chấp mọi nghi lễ phải có…
- và dàn loa “khủng” …cũng là
“nỗi hãi sợ”…cho khách dự tiệc, bởi
không ai có thể nghe ai nói bất cứ điều gì, trong khi bữa tiệc đúng ra là một dịp
khá thuận lợi để người đã quen – hay mới quen hoặc chưa quen – có dịp để bày tỏ
với nhau những điều tốt đẹp…Nên chăng chỉ là những “giòng nhạc không lời” nhè nhẹ…để khách khứa đồng bàn cùng trò chuyện,
thăm hỏi…Chúng ta vừa tránh được sự tốn kém cho ban nhạc – ca sĩ – hay nhóm vũ
công…vốn chẳng làm “trang trọng” gì
hơn cho gia chủ hay cô dâu/chú rể…mà chỉ là màn “khoe mẽ” không hơn không kém…và là dịp kiếm tiền của giới “làm ăn”…trong “công nghệ cưới hỏi”…Tháng đầu của Năm 2022, chúng ta đã quyết định
với nhau để cùng sống tinh thần “Xây nhịp
cầu chứ đừng dựng các bức tường lũy” – giáo huấn của Đức Thánh Cha nhằm kêu
gọi chúng ta tận dụng mọi cơ hội để “nối
những nhịp cầu” bằng đối thoại với anh chị em quanh mình…Tiệc cưới là một dịp
thật sự thuận lợi – nhất là trong thời điểm cuối năm Âm Lịch này…
- xin đừng nghĩ đến chuyện “nợ miệng”
và “trả nợ miệng”…vốn khá là “trần tục”…Nếu nói đến “nợ” – dĩ nhiên là “nợ tình”, “nợ nghĩa” –
thì ngay từ khi sinh ra, mỗi chúng ta đều mang nặng những “món nợ” – “nợ đời” và “nợ người”, “nợ Thượng Đế” và “nợ lẫn nhau”…mà có trả suốt đời cũng
không thể hết nợ, nên chỉ còn cách là sống thật tốt với nhau, giúp được gi cho
nhau thì làm, và thường xuyên cầu nguyện xin Thiên Chúa thay mình mang lại an
bình cho anh chị em quanh mình…Đừng tính toán bì thơ mình/ bì thơ người…mà tội
nghiệp…Khá nhiều gia đình mỗi khi nhận một “tấm
thiệp hồng” thì vợ/chồng nhìn nhau “thở
dài sườn sượt” !!! Vui đâu không biết, nhưng chạy tiền ăn cưới…bắt “ná thở” !!!
Khi bắt đầu đề tài về câu hỏi “Trong
đời tôi, Chúa đã thực hiện những dấu lạ nào?” được Đức Thánh Cha nêu lên
nhân câu chuyện “hóa nước lã thành rượu
ngon” ở Tiệc Cưới Cana, người viết đã định chia sẻ những “dấu lạ” của Chúa trong đời mình, nhưng rồi…lại
nói đến những “dấu lạ” mà bà con
chúng ta có thể - nhờ Ơn Chúa – tự kếm chế và thay đổi hầu giúp cho bầu khí các
Tiệc Cưới nhẹ nhàng hơn, bớt những lo lắng cho gia đình và dôi bạn tân hôn, đồng
thời có thể bắt những nhịp cầu nghĩa tình nơi các bàn tiệc…Có lẽ là lạc đề đấy,
nhưng thực tế !!!
Cuối cùng thì – hiệp ý với Đức Thánh Cha – chúng ta “ xin Mẹ, như ở Cana, Mẹ luôn để ý, giúp chúng
ta biết trân trọng những dấu lạ của Chúa trong cuộc đời của chúng ta” – bởi
Tiệc Cưới chúng ta tham dự khi này khi khác – qua lời mời tình nghĩa của bà
con, của bằng hữu – cũng là hình ảnh của Bàn Tiệc Nước Trời, nơi chúng ta tham
dự với niềm Hoan Lạc của những người rạng rỡ màu áo cưới của Khải Huyền…
Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp