Sau khi cử hành Thánh Lễ mừng kính sự kiện Đức
Giê-su nhận chịu phép Rửa của Gioan Tẩy Giả…để rồi chính Đức Chúa Cha và Chúa
Thánh Thần minh chứng cho Ngài để Ngài chuẩn bị công khai sứ vụ Rao Giảng – Chữa
Lành – và Cứu Chuộc… cũng như cử hành Bí Tích Rửa Tội cho 16 em bé ở Nhà Nguyện
Sistine, tại quảng trường Thánh Phêrô, trước khi xướng kinh Truyền Tin, Đức
Thánh Cha nhắc nhở những người tin : hãy nhớ ngày rửa tội của mình…
Ngài chia sẻ : Đức Giê-su khi xếp hàng đợi tới phiên mình được Gioan Tẩy Giả dìm xuống
nước,
-Ngài không đi trên chúng ta…Ngài bước xuống
về phía chúng ta…
-Ngài
không đi riêng, cũng không đi với nhóm đặc quyền…
-Nhưng
Ngài đi với dân chúng, thuộc về đoàn dân đó và cùng với dân chúng để chịu phép
rửa với đoàn dân khiêm tốn đó...,
-Và –
như bản văn Tin Mừng cho biết – “Ngài cầu
nguyện” (Lc 3,21)…
Và Đức Thánh Cha khai triển đề tài cầu nguyện
như sau :
-Đức
Giê-su – tuy là Con Thiên Chúa – Ngài
vẫn hằng cầu nguyện như mỗi chúng ta…Sách Tin Mừng minh chứng điều ấy : - Ngài
dành nhiều thời giờ để cầu nguyện vào đầu mỗi ngày; - Ngài cầu nguyện trước khi
đưa ra những quyết định quan trọng; - Việc Ngài cầu nguyện vốn là một cuộc đối
thoại, một trình bày với Chúa Cha về ngày sống, về quyết định Ngài phải có
trong sứ vụ phục vụ và giải cứu nhân loại…
- Qua đấy,
chúng ta nhận ra hai chiều kích : chiều kích bước xuống về phía chúng ta –
bao gồm cả nhân loại – và chiều kích đi
lên bằng tầm nhìn và con tim hướng lên Chúa Cha qua cầu nguyện…
Và
Đức Thánh Cha xin mỗi chúng ta - noi gương Đức Giê-su - để
biết thân thưa với Chúa Cha, trình bày với
Người những khi chúng ta đắm chìm trong các vấn đề của cuộc sống và trong những
tình huống phức tạp, những khi buộc phải đối diện với với những khoảnh khắc và
chọn lựa khó khăn…Và Đức Thánh Cha dạy: “Cầu nguyện không phải là một lối thoát, không phải là một nghi thức ma
thuật” nhằm giải quyết các vấn đề như nhiều người vẫn nghĩ, nhưng “là cách
để Chúa hành động trong chúng ta, để chúng ta nắm bắt được điều Thiên Chúa muốn truyền đạt cho chúng ta ngay cả
trong những tình huống khó khăn nhất để giúp chúng ta có sức mạnh mà tiến về
phía trước”…
Và sau cùng, Đức Thánh Cha nói với chúng ta về
Bí Tích Rửa Tội…
Ngài đã cử hành Bí Tích Rửa Tội cho 16 em bé buổi
sáng tại Nhà Nguyện Sistine…Và để nhắc nhở, Ngài nhắn nhủ :
“Cầu nguyện
sẽ mở cửa trời” (x.Lc 3,21)…Cầu nguyện
cung cấp dưỡng khí cho sự sống để hít thở ngay cả khi đang gặp khó khăn và giúp
cho chúng ta nhìn mọi sự với tầm nhìn rộng lớn hơn”…Đồng thời Đức Thánh Cha
chia sẻ trải nghiệm “là con yêu dấu của Cha” (Lc 3 , 22)
– trải nghiệm mà chính Chúa Giê-su có được khi bước lên từ giòng nước sông
Gio-dan…Ngài nói : “Việc chúng ta trở
thành con cái bắt đầu từ ngày Rửa Tội, cho chúng ta được dìm mình trong Chúa
Ki-tô và làm cho chúng ta thành những người con yêu dấu của Chúa Cha”…
Cuối cùng, Ngài nhấn mạnh : “Chúng ta đừng quên ngày Rửa Tội của chúng ta! Nếu bây giờ, tôi hỏi anh chị
em : ngày Rửa Tội của anh/chị là ngày nào? Có thể một số sẽ không nhớ. Một điều
đẹp là hãy nhớ ngày rửa tội của mình, bởi vì đó là ngày tái sinh của chúng ta, giây phút chúng ta trở thành con Thiên Chúa với Chúa Giê-su!”…Ngài
còn khá kỹ lưỡng : “Nếu không nhớ, khi trở
về nhà, hãy hỏi mẹ, dì, ông bà : “Con rửa tội ngày nào?”, và học cách mừng lễ Ngày Rửa Tội…để tạ ơn
Chúa !”
Vì hoàn cảnh lịch sử của đất nước Việt Nam chúng
ta…nên khá nhiều người đã trọng tuổi không nhớ và không biết về ngày Rửa Tội của
mình…Cũng có người đã trở lại nơi “chôn nhau cắt rốn” để xin lục tìm Sổ Rửa Tội,
nhưng chiến tranh và bom đạn thiêu rụi nhiều thứ !!!Tuy nhiên ngày nay…thì Giáo
Xứ đã có sẵn những cuốn Sổ Gia Đình Công Giáo cho giáo
dân…nên việc ghi lại những ngày quan trọng trong đời một người tin Chúa khá là
dễ dàng…Vấn đề là chúng ta cần có và giữ kỹ lưỡng cuốn Sổ Gia Đình Công Giáo ấy…để
“nhớ
và học
cách để mừng”…
Người viết hơi ngạc nhiên khi Đức Thánh Cha đề cập
đến việc “học cách để mừng”…Thì ra đa số các gia đình Công Giáo đều mừng
ngày Lễ Rửa Tội của con cái mình, bởi đấy cũng là ngày Đầy Tháng của em bé…Và –
theo truyền thống dân gian – thì ngày Đầy Tháng của bé được cử hành khá kỹ…Người
viết rất thích nghi thức “Khai Hoa” trong ngày Đầy Tháng : vị
chủ lễ - trước mâm cúng - ẵm bé trong tay…và tay kia cầm một nhánh hoa, vừa “đưa
võng” bé trong tay mình, vừa ngâm nga :
Mở
miệng ra cho có bông, có hoa,
Mở
miệng ra cho kẻ thương, người nhớ,
Mở
miệng ra cho có bạc, có tiền,
Mở
miệng ra cho xóm giềng quý mến…
Những lời khuyên đơn giản thôi, nhưng lại gói trọn
cái “quy
luật sống”…mang lại sự tốt lành và đẹp đẽ cho một đời người : đầu tiên
là lời khuyên - “biết mở miệng”, bởi không gì khó chịu và khó hiểu…cho bằng một
cái miệng “câm như hến !”…với hai hàm
răng khít khịt !; - “mở miệng” đã
đành, nhưng phải là cái miệng “có bông, có hoa” – nghĩa là tươi tắn,
thanh tao; - một cái miệng để “cho kẻ
thương, người nhớ”…không hẳn chỉ là sự nũng nịu…mà còn luôn có “nụ cười thật tươi” , luôn có những “lời lẽ êm dịu, nhẹ nhàng, khôi hài, lôi cuốn”;
- cái miệng “ hái ra tiền” bằng những
“duyên dáng, thông minh…”; và là cái
miệng khiến “xóm giềng quý mến”…Có lẽ
cũng vì thế mà ngay từ thời cổ đại – nghĩa là cách đây khoảng trên dưới 3.500 năm
tCN - người ta đã nghĩ đến “son môi”…với bột đá quý màu đỏ được nghiền
nát pha với chì để tô …cho đôi môi luôn rạng rỡ - hổ trợ cho “sứ vụ” cao cả của cái miệng…
Người ta – qua những chọn lọc từ những bài viết
cũng như những diễn từ của Đức Thánh Cha Phanxicô – rút ra 12 quyết tâm cho Năm
Mới 2022, mỗi tháng nhắc nhở nhau thực hiện một quyết tâm,và tháng 1/2022 là : Xây
những nhịp cầu chứ đừng dựng những bức tường : nhịp cầu đối thoại thay
vì bức tường oán giận, theo đuổi đường hướng lắng nghe, hòa giải, khiêm nhường,
dịu hiền…Đấy cũng là “ mở miệng ra cho xóm
giềng quý mến” – Ước mơ của tổ tiên, ông bà, cha mẹ…cho chính mình và cho
con cháu của minh…
Về chuyện “học
cách để mừng” ngày Rửa Tội – Đầy Tháng cho em bé, người viết cũng xin chia
sẻ một trải nghiệm : khá nhiều người – dân làm ăn (!) - cũng tận dụng ngày này để mời mọc và khoa
trương…Thậm chí họ mời anh em Linh Mục – và cả vị Giám Mục hưu trí – đến Nhà
Hàng…để “ăn mừng”…Thế nhưng chẳng bao
lâu…thì họ “sập tiệm” (!)…Vậy là “trốn”, “chạy”…nợ nần tùm lum…Thì ra những “mời mọc” ấy…cũng chỉ là “chiêu
trò”…”Chiêu trò” này…cho đến nay vẫn còn là điều đáng gờm…nên
ta phải “học cách để mừng” cho đẹp
lòng Chúa và không mang vạ vào thân !!!
Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp