Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện với lời khuyên “ĐỪNG LÀ NGƯỜI VÕ ĐOÁN…”
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “ Nữ Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt mạnh mẽ tuyên xưng đức tin” …
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về “CHỨNG TỪ ĐỨC TIN CỦA MỘT NHÀ KHOA HỌC”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về một “Giảng Viên Y Khoa Đứng Lớp Giáo Lý”…
Câu chuyện về người thầy và chiếc đồng hồ bị mất cắp…
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện “Bỏ tiền ra giúp đỡ hai cậu học sinh nghèo nhập học, vị thủ tướng đã nhận lại một cái kết bất ngờ sau đó”…
Chuyện mỗi tuần - Câu chuyện về “ Chuyến xe ấm tình người”…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về “Bữa Tiệc Đêm Trong Nhà Vệ Sinh”…
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa : Cứ Ðể Yên Như Thế…
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Dìu nhau về đích”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về “Tình Yêu Là Sức Mạnh Vạn Năng” …
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về “Lời Tái Bút : Anh Yêu Em – PS. I love you”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về NĂM THÁNH 2025…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về “Bệnh Quên”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Cái Cười Của Bà Sarah”…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về câu nói “Nhân Vô Thập Toàn”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện “Xuống Ðường” …
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Chiếc Áo Rách” …
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Hạt Giống Của Hy Vọng” …
Chuyện mỗi tuần – Câu chuyện về “Bên Kia Sự Chết”…
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện 33 Năm Sau - kể từ biến cố ấy…
Chuyện mỗi tuần – chuyện “Sờ Ðược Ðức Kitô” …
Chuyện mỗi tuần - chuyện về thái độ và tình trạng “Ðứng Núi Này Trông Núi Nọ” …
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về lời kêu gọi: Hãy Triệt Hạ Thập Giá…
Chuyện mỗi tuần - Chuyện Một Khu Rừng…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về cuốn phim “Chúng ta không phải là thiên thần”…
Cánh Cửa Sổ
Chuyện mỗi tuần – lại là chuyện nói lại về hai cài Biển Hồ…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về khuôn mặt Giuđa…
Chuyện mỗi tuần – chuyện để mà chiêm nghiệm…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin !” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba : Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Tập Sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin ! ” của Cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ ba… Từ một Giáo Hội đến một Giáo Hội khác (tt)…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Josepn Moingt s.j. Ngày thứ ba - Từ Giáo Hội này đến Giáo Hội khác
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của Cha Joseph Moingt s.j. (tt) Ngày thứ hai… Từ đức tin nơi Chúa Kitô đến các giáo huấn của Giáo Hội.
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Tử đức tin nơi Đức Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Đức Kitô đến các giáo điều của Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của cha Joseph Moingt s.j. Ngày thứ hai (tt) - Từ đức tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội …
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt s.j. (tt) - Ngày thứ hai - Từ Đức Tin vào Chúa Kitô đến các giáo điều trong Giáo Hội
Chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi.
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ VIỆC “LẮNG NGHE VÀ ĐỒNG HÀNH”…

 

 

Bạn trẻ mến,

Và chúng ta tiếp nối với nhau câu chuyện “phân định ơn gọi”…với một đòi hỏi quan trọng, đấy là sự “Lắng nghe và đồng hành”…Có vẻ như đây là lưu ý của Đức Thánh Cha dành cho những nhà chuyên môn trong lãnh vực hướng dẫn người trẻ, tuy nhiên trong số những người được nêu danh thì có cả Linh Mục, Tu Sĩ và Giáo Dân…Điều này khá là quan trọng, bởi toàn thể Giáo Hội đang lên đường “đồng hành”, mắt hướng đến Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới 2023…nên việc mọi thành phần Dân Chúa – đặc biệt là bà con Giáo Dân – có nhiệm vụ góp công góp sức xây dựng Giới Trẻ cho tương lai…là chuyện phải nghĩ tới và phải dấn thân…Nhất là lúc này, giới trẻ Giáo Dân hầu như có mặt trong mọi lãnh vực…Người viết đã từng có dịp thưa chuyện với một Tu Sĩ Phật Giáo trẻ đi học tại Trung Tâm Mục Vụ Đông Á Châu – I.A.P.I… Đức Tin và Tôn Giáo, Niềm Cậy Trông và Hy Vọng, Thiên Chúa và con người…không còn là “đặc sủng” của thiểu số, nhưng đã – đang – và phải là nỗi Trăn Trở cũng như Niềm Vui của mọi con người…

+ Đức Thánh Cha nhắn nhủ : “Khi chúng ta có nhiệm vụ giúp người khác phân định đường đời của họ, điều đấu tiên là lằng nghe”…Và Đức Thánh Cha dừng lại ở ba loại lắng nghe với nội dung “nhạy cảm, quan tâm khác nhau và bổ sung cho nhau” [291]…

+ Loại nhạy cảm thứ nhất là về con người…Lắng nghe ở đây là “sự lắng nghe người khác nói với chúng ta…để thổ lộ…về chính họ”…Và dấu hiệu của sự lắng nghe này chính là “thời gian tôi dành cho người ấy”…Vấn đề không phải là “dành thời gian bao lâu. Mà là người ấy cảm thấy rằng thời gian của tôi là của họ : đó là điều người ấy cần để nói những gì muốn nói”…Đức Thánh Cha nhấn mạnh: “Người ấy phải cảm thấy rằng tôi đang lắng nghe vô điều kiện, không cáu kỉnh, không nổi nóng, không tỏ vẻ buồn chán hay mệt mỏi”…Theo Đức Thánh Cha thì  “Đức Giê-su đã có sự lắng nghe này khi cùng đồng hành với hai môn đệ trên con đường ngược chiều với hướng đúng” (x.Lc 24 , 13 – 35)…Hướng đúng phải là hướng đi về Giêrusalem…Hướng ngược là hướng về Emmau – quê hương họ…Khi đã đến nhà của họ, Đức Giê-su làm như muốn đi tiếp…và đấy là lúc họ “hiểu rằng Người đã cho họ thời gian của Người, thế là họ lại cho Người thời gian của họ, bằng cách mời Người ở lại. Sự lắng nghe vô cầu này là dấu chỉ cho thấy chúng ta tôn trọng người khác, cho dù họ có những suy nghĩ và lựa chọn gì trong cuộc sống” [292]…

+ Loại nhạy cảm thứ hai là về sự “phân định”…Nghĩa là vấn đề “nắm bắt được thời điểm chính xác chúng ta nhận ra ân sủng hay cám dỗ”…Đây là lúc người “lắng nghe và đồng hành”  tự hỏi chính mình xem “Chính xác  ‘người bạn ấy’ đang muốn nói gì với tôi ? Họ muốn tôi hiểu gì về những gì đang diễn ra?”…Theo Đức Thánh Cha thì khi nêu lên cho chính mình những câu hỏi ấy sẽ giúp cho “việc trân trọng suy nghĩ của người ấy cùng với những tác động của nó đối với những càm xúc của người ấy”…Và Ngài cho biết là “việc lắng nghe này nhắm phân định những lời cứu rỗi của Thần Trí tốt lành, là Đấng ban cho chúng ta sự thật của Chúa, đồng thời cũng giúp phân định cả những cạm bẫy của thần trí xấu xa – những sai lầm và quyến rũ của nó”…Và điều tối cần là người “lắng nghe và đồng hành” phải “có lòng can đảm, sự dịu dàng và sự tế nhị cần thiết” để có thể giúp cho người bạn cần được hướng dẫn “ nhận ra sự thật cùng những dối trá hay những viện cớ” này nọ [293]…

+ Loại nhạy cảm thứ ba nhằm “lắng nghe những thúc đẩy “tiến tới” mà người khác đang cảm nhận” – nghĩa là người “được lắng nghe và đồng hành” tự nhận ra nơi mình những xung lực nội tại nơi chính họ…thúc đẩy họ hướng tới một mục đích nào đó…thì người “lắng nghe và đồng hành” phải hết quan tâm đến “điều mà người thực sự muốn hướng đến”…Đức Thánh Cha cho biết : “ngoài những gì người ấy cảm nhận hay và suy nghĩ lúc này, những gì người ấy đã làm trong quá khứ, phài chú ý đến những gì người muốn trờ thành”…Nghĩa là “người ấy – người bạn trẻ mà ta đang lắng nghe – không được chỉ tập trung vào những gì mình thích, những ham muốn hời hợt của mình, nhưng là những gì làm Chúa hài lòng hơn”, bởi “ kế hoạch của Chúa dành cho cuộc đời của người ấy được biểu lộ trong một khuynh hướng của tâm hồn, vượt ra ngoài vỏ bọc của thị hiếu và cảm xúc”…Cho nên đây là “sự lắng chú ý đến ý hướng sau cùng, ý hướng quyết định dứt khoát cuộc sống, bởi vì có một Người như Chúa Giê-su nghe và lượng giá ý hướng tối thượng này của con tim” [294]…

+ Và – theo Đức Thánh Cha – thì  việc “phân định trở nên một phương thế của cuộc chiến thiêng liêng giúp chúng ta đi theo Chúa cách trung thành hơn”…”Bởi vì cuối cùng sự phân định tốt là một con đường của tự do, làm xuất hiện sự độc đáo của mỗi người, điều thực sự là mình, thực sự cá vị, mà chỉ có Chúa mới biết”…còn “những người khác thì không thể hiểu hết được và cũng không thể thể thấy được điều ấy sẽ phát triển như thế nào vì chỉ nhìn từ bên ngoài” [295]…

+ Và  “ vì thế, khi lắng nghe một người theo cách này, vào một thời điểm nhất định, người ta phải biến đi để cho người ấy tiếp tục con đường mà họ đã định” [296]…

+ Đức Thánh Cha yêu cầu những người đón nhận trách nhiệm đồng hành với người trẻ là “cần phải khơi gợi và đồng hành, chứ không áp đặt lộ trình”, “bởi  đó là lộ trình của những con người luôn độc đáo và tự do”…Khó có thể có những qui tắc cho lộ trình này – dù là có những dấu hiệu tích cực, bởi “điều quan trọng là phải đưa chinh những yếu tố tích cực ấy ra để phân định một cách cẩn thận, không tách biệt yếu tố này ra khỏi yếu tố kia và đừng đặt chúng đối lập nhau”…Đồng thời với những “yếu tố tiêu cực cũng vậy : đừng loại bỏ toàn bộ các yếu tố ấy mà không phân biệt, bởi nơi mỗi yếu tố tiêu cực có tiềm ẩn một giá trị cần được cứu vãn và cần được trả về trong chấn lý toàn diện” [297]…

 

 

+ Và Đức Thánh Cha dặn dò : “Để đồng hành cùng những người khác trên con đường này [con đường họ đã chọn]…thì trước tiên, người đồng hành phải có thói quen tự mình bước đi”…Và Đức Maria là Đấng đã nêu gương cho chúng ta về khía cạnh này : - “ đối mặt với những những vấn đề và những khó khăn của chính mình khi còn rất trẻ”, -  “làm mới” tuổi trẻ của người trẻ”… Đức Thánh Cha xin Mẹ đồng hành với người trẻ qua sự hiện diện của Ngài…

Người viết muốn dừng lại ở đây…để có thể - cùng với Đức Thánh Cha - có không gian cho đôi ba suy nghĩ ở riêng phần kết thôi…Nhưng Đức Thánh Cha ghi kèm theo một điều người viết nghĩ là nên chia sẻ luôn : đấy là “…một mong ước Điều mong ước này, người viết xin được trích nguyên văn :

Các bạn trẻ thân mến, cha sẽ vui mừng khi thấy các con chạy nhanh hơn những người chậm chạp và rụt rè. Các con cứ chạy, vì  “ được Tôn Nhan đáng yêu thu hút, Đấng mà chúng ta tôn thờ trong Thánh Thể và nhận ra Ngài nơi thân mình của người anh em đau khổ. Xin Chúa Thánh Thần thúc đẩy các con trong hành trình tiến về phía trước. Hội Thánh đang cần đà tiến của các con, cần những trực giác và đức tin của các con. Và khi các con đến nơi mà chúng tôi chưa đến, các con hãy kiên nhẫn đợi chờ chúng tôi” [299]…

Bạn trẻ và bạn dọc thương mến,

Vì yêu người trẻ và cũng là để chính mình đủ can đảm đi suốt hành trình với Chúa qua Tông Huấn “Đức Ki-tô Đang Sống – Christus Vivit”, người viết không làm gì hơn là “đọc”, ghi đậm những điểm cần quan tâm và đôi khi sắp xếp câu, chữ một chút cho dễ hiểu vậy thôi…Mong mọi người thương và vui lòng bỏ qua những thiếu sót…

Xin “Đâng Đang Sống” chúc lành cho tấ cả chúng ta.

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!