Bạn trẻ mến,
Tuần này chúng ta nói với nhau về chủ đề “Một mục vụ giới trẻ đại chúng”
trong Tông Huấn “Đức Ki-tô Đang Sống – Christus Vivit” của Đức Thánh Cha…
Việc đầu tiên chúng ta cần làm là hiểu về hai chữ “đại chúng” ở chủ đề
này…
-Xét về danh từ…thì đại chúng có nghĩa là “quần chúng đông đảo”; - xét về
tĩnh từ (nghĩa là cái tính) của hai chữ đại chúng…thì đại chúng là “của quần
chúng đông đảo”, “dành cho quần chúng đông đảo”; “phù hợp với quần chúng đông đảo”…
+ Có vẻ như - qua chủ đề “Một mục vụ giới trẻ đại chúng” – Đức
Thánh Cha muốn nói đến mục vụ cho các bạn trẻ “đang” giữ vai trò lãnh đạo trong lãnh vực và môi
trường người trẻ giữa xã hội…và hoàn toàn ở ngoài Giáo Hội…Đức Thánh Cha muốn
các Hội Thánh Địa Phương quan tâm đến họ…Công việc của những người trẻ lãnh đạo
này không “nằm” trong lịch trình sinh hoạt của Giáo Phận hay Giáo Xứ, nhưng
hoàn toàn khác : khác cả trong “phong
cách, nhịp độ và phương pháp”…Đức Thánh Cha yêu cầu những người đồng hành với
các bạn trẻ ấy phải “tránh áp đặt nhiều
chướng ngại, quy tắc, kiểm soát và các cơ cấu trách nhiệm lên các tín hữu trẻ
trung đang là những lãnh đạo tự nhiên trong khu vực của họ và trong các môi trường
khác”…Nghĩa là sao ? Nghĩa là họ có những trách vụ riêng và công việc của họ
nhiều khi là chuyên môn riêng của họ…mà Nhà Đạo chúng ta mù tịt hoặc xa lạ…Bổn
phận của chúng ta – những người lo mục vụ cho họ - là “đồng hành và khích lệ họ tin tưởng hơn nữa vào sự quan phòng của Chúa
Thánh Thần – Đấng hoạt động như Ngài muốn”…Với những gì Đức Thánh Cha nói đến
đây, người viết nghĩ rằng thường thì có hai thái cực trong thái độ sống của
chúng ta : - tránh xa họ…vì cho rằng lãnh vực của họ không phải là của mình; -
tìm cách ôm đồm…bởi nghĩ rằng Ông Cố (!)
là tất cả và biết mọi sự…
Không tránh và cũng không “xâm lấn”
lãnh địa riêng của họ…mà “đồng hành và
khích lệ” họ sống niềm tin vào Chúa Thánh Thần – Đấng là niềm hứng khởi của
những đổi mới và phát triển…Nghĩa là vẫn rất gần gũi họ…và cùng họ chạy đến với
Chúa Thánh Thần…để xin Ngài giúp các bạn ấy có được những sáng kiến tốt lành, lợi
ích trong công việc và bổn phận của họ [230]…
+ Đức Thánh Cha nhấn mạnh đến hai chữ “đại chúng”…Ngài nói : “Chúng
ta đang nói về những người lãnh đạo “đại chúng” thật sự…chứ “không phải chỉ là những thành phần ưu tú hay
những người khép kín trong nhóm nhỏ được chọn lọc”… Đức Thánh Cha kêu mời
những con người này – các lãnh đạo đại chúng - “cần phải biết lắng nghe cảm thức của dân chúng, trở thành người phát
ngôn cho dân chúng và làm việc phục vụ cho sự thăng tiến của dân chúng”, đồng
thời Đức Thánh Cha cũng muốn xác định ý của Ngài khi nói đến hai chữ “dân chúng” : đấy “không phải là những cơ cấu xã hội hay Hội Thánh, nhưng là tất cả những
con người đang bước đi, không phải như những cá nhân riêng rẽ mà như một cộng
đồng gắn kết chặt chẽ, bao gồm mọi người và vì mọi người, trên một hành
trình không bao giờ bỏ lại phía sau những người ngèo nhất và những người yếu thế
nhất”…Đức Thánh Cha nhắc lại một tư tưởng của nhà tư tưởng Rafael Tello
(1917-2002) nói về Thần Học Đại Chúng : “ Dân
chúng muốn mọi người cùng chia sẻ những ích chung, và do đó, chấp nhận cùng tiến
bước chung nhịp với những người bé mọn nhất để mọi người có thể cùng đi đến
nơi.”…Cho nên “Những lãnh đạo “đại
chúng” là những người có khả năng làm cho mọi người cùng tham dự hành trình,
bao gồm những người nghèo nhất, những người yếu kém nhất, những người bị thương
tích. Họ không xa lánh cũng không sợ hãi những người trẻ đã trải qua đau thương
và đang vác nặng thập giá” [231]…
+ Đức Thánh Cha khuyến khích con cái Chúa trong Giáo Hội biết trân trọng
và quan tâm đến “trường hợp những người
trẻ không sinh ra trong các gia đình, hay trong tổ chức Ki-tô giáo, và đang trưởng
thành chậm chạp”…Ngài yêu cầu chúng ta “phải
khích lệ tất cả những gì tốt đẹp nhất có thể”…Ngài cho biết “Đức Ki-tô đã cảnh báo chúng ta là đừng chỉ
nhìn thấy hạt giống tốt (x. Mt 13 , 24 – 30)…Ngài bảo rằng : “Đôi khi trong lúc cố gắng phát triển một mục
vụ giới trẻ lành mạnh và thuần khiết, được đánh dấu bằng những ý tưởng trừu tượng,
xa cách thế giới thực và tránh xa mọi nhơ bẩn, chúng ta có thể biến Tin Mừng
thành nhạt nhẽo, khó hiểu, xa vời với văn hóa người trẻ và chỉ phù hợp với một
thành phần người trẻ ki-tô hữu ưu tú…luôn tự xem mình khác biệt, nhưng kỳ
thực là (ở trong trạng thái) tự cô lập,
thiếu sức sống và không phong nhiêu”…Đức Thánh Cha quả quyết : “Như thế là – cùng (một lúc) với cỏ lùng mà ta muốn loại bỏ - chúng ta
đã làm trốc rễ và làm chết ngạt cả những mầm chồi đang cố gắng vươn lên bất kể
những giới hạn của chúng” [232]…
+ Đức Thánh Cha khuyến cáo chúng ta : Thay vì “trình bày hàng loạt các quy tắc khiến họ có một hình ảnh thô thiển và nặng
tính luân lý về Ki-tô giáo, chúng ta nên tin vào sự táo bạo của họ, thúc đầy và
dạy họ biết gánh lấy trách nhiệm, đồng thời chúng ta cũng tin chắc rằng sai lầm,
thất bại và khủng hoảng là những kinh nghiệm có thể giúp họ lớn lên về mặt nhân
bản” [ 233]…
Chúng ta dừng lại ở số 233 trong tuần này, và sẽ tiếp nối từ số 234 ở tuần
tới…
Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp