Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ “MỤC VỤ GIỚI TRẺ TRONG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC”…

 

Đức Thánh Cha nêu lên những suy nghĩ của Ngài về môi trường giáo dục…

+ Ngài chia sẻ: “Trường học chắc hẳn là một môi trường thuận tiện để tiếp cận thiếu nhi và người trẻ. Vì trường học là nơi ưu việt để phát triển con người, nên cộng đoàn Ki-tô hữu đã luôn rất quan tâm đến việc huấn luyện giáo viên và các nhà quản trị, thành lập các ngôi trường của mình với nhiều loại hình và cấp độ khác nhau”…Đây là thực tế trong các nước có cơ chế chính trị tự do…Tình hình Việt Nam chúng ta trong 46 năm qua có khác…và cũng đã bắt đầu có những chuyển biến tích cực hơn,,,dù vẫn còn nhiều e dè và giới hạn…Ngày xưa - ở thập niên 90 – người viết đã có lần lên tiếng về việc xin cho các nữ tu mở trường Mầm Non tại địa phương mình…với một lý lẽ đơn sơ: các nữ tu – dù đã đi tu – thì vẫn là “nữ”…với thiên bẩm “làm mẹ” của minh…Bỏ qua “đặc ân” này nơi họ là một sự “lãng phí !”…Nên chi cần giúp họ cân bằng đời sống bằng việc chăm sóc các cháu để cha mẹ các em rảnh tay lo việc mưu sinh…Vậy thôi… mà người ta đã “ngộ” ra…và đồng ý…Đấy là trường Mầm Non đầu tiên trong Tỉnh với cái tên Hoa Huệ…và thường xuyên có khoảng 300 cháu – đa số là con em cán bộ, công nhân, viên chức…Đồng thời người viết cũng nhắc cho các nữ tu là cố gắng dành một nửa số tiền học phí hay nhiều hơn chút ít để lo cho các cháu đầy đủ dinh dưỡng, lương tâm mình an bình mà các cháu cũng phát triển tốt…bởi các cháu là tương lai…Trước khi có Trường Mầm Non…thì các nữ tu…lo bôn ba thu gom trấu…tráng bánh tráng…kiếm sống hằng ngày…Và điều khá lý thú là Đức Thánh Cha nêu lên những cảnh báo của Ngài…Ngài cho biết : “Trong lãnh vực giáo dục người trẻ, Thánh Thần đã khơi lên rất nhiều đặc sủng và chứng tá thánh thiện. Tuy nhiên, các trường cần cấp thiết tự kiểm đểm”…Ngài yêu cầu các trường Công Giáo kiểm điểm điều gì ? Xin thưa là “nếu chúng ta lưu ý đến kết quả mục vụ của nhiều tổ chức giáo dục…thì sẽ thấy là nhiều trường hợp thường chỉ tập chú vào một kiểu giáo dục đức tin nào đó ít có khả năng khơi dậy những kinh nghiệm đức tin lâu bền”…Và Ngài phác họa những mối lo của các trường Công Giáo – những mối lo có thật và những mối lo tưởng tượng, đấy là mối lo đứng trước sự bấp bênh và những nguy cơ…có thể xảy ra…nều có một sự thay đổi – chẳng hạn thay đổi thể chế …Ngài bảo rằng : “Trường học mà biến thành một “hầm trú ẩn” bao bọc học sinh tránh xa những sai lầm “từ bên ngoài” là một biếm họa cho xu hướng này”…Một “biếm họa” đấy nhé – tức là một họa cảnh “tréo ngoe” khôi hài…Bởi tình trạng ấy “phản ảnh một cách đáng lo ngại về những gì mà nhiều người trẻ đang phải trải nghiệm khi họ tốt nghiệp từ một số cơ sở giáo dục ấy. Họ cảm thấy có một khoảng cách vời vợi giữa những gì họ học được và thế giới họ đang sống”…Điều đáng tiếc – vô cùng đáng tiếc - ấy là “ Những gì họ được dạy về các giá trị tôn giáo và luân lý không hề chuẩn bị cho họ khả năng chống đỡ trước một thế giới chế nhạo chúng, họ không được học cách cầu nguyện và thực hành đức tin khả dĩ đứng vững được giữa nhịp sống vội vã của xã hội”…Đức Thánh Cha cho biết : “một trong những niềm vui lớn nhất của một nhà giáo dục là nhìn thấy học trò của mình trở thành một con người mạnh mẽ, thống nhất, chủ động và có khả năng cống hiến” [221]…

+ Đức Thánh Cha nhắc lại mục đích chính yếu của trường học Công Giáo, đấy là “loan báo Tin Mừng cho người trẻ”…Ngài yêu cầu các trương Công Giáo luôn dựa vào “một vài tiêu chuẩn” được trình bày trong Tông Hiến “Niềm Vui Sự Thật – Veritatis Gaudium” để canh tân và phục hưng các trường học và các Đại Học theo hướng “mở ra” truyền giáo : đó là “ kinh nghiệm về lời rao giảng tiên khởi (kerygma), đối thoại ở mọi cấp bậc, các phương pháp liên ngành và xuyên ngành, cổ võ nền văn hóa gặp gỡ, khẩn thiết tạo lập các mạng lưới và chọn lựa phục vụ những người thấp kém nhất, những người bị xã hội bỏ rơi”…

 

 Cuối cùng điều Đức Thánh Cha mong muốn là các học sinh, sinh viên được huấn luyện để biết tận dụng cách nhuần nhuyễn những kiến thức của trí óc…kết hợp với đôi tay của mình và trong cảm xúc của con tim…

Tấm hình trên là của một du học sinh Việt – em Nguyệt Hà - qua Mỹ học từ năm 15 tuổi và học trong một trường Công Giáo…Em chia sẻ : “ Nghe tới tôn giáo, tín ngưỡng, nhiều người nghĩ rằng rất xa xôi…Nhưng thực ra những môn học này với em rất gần gũi…Nó giúp học sinh có cơ hội nhìn lại bản thân, nhìn lại quá khứ và sống tốt hơn cho tương lai…” – nguồn Vietnam.net – chuyên đề giáo dục…

+ Và cuối cùng , Đức Thánh Cha lưu ý các trường Công Giáo là “không thể tách rời việc đào tạo tâm linh ra khỏi đào tạo văn hóa”…Ngài nhấn mạnh : “Người trẻ có quyền được hưởng một nền giáo dục văn hóa tốt nhất từ Hội Thánh…Đặc biệt ngày nay, quyền được giáo dục tốt có nghĩa là bảo vệ sự khôn ngoan, tức là tri thức nhân văn và phát triển nhân bản…” Đức Thánh Cha cảnh báo : “Chúng ta thường bị điều khiển bởi những lối sống tầm thương phù phiếm…lôi kéo chúng ta theo đuổi sự thành công rẻ tiền, hạ giá sự hy sinh và tiêm nhiễm tư tưởng cho rằng giáo dục là không cần thiết… trừ phi nó đem lại hiệu quả cụ thể tức thời”… Và Ngài chỉnh sửa lại suy nghĩ đó : “ Không phải như vậy, nhưng giáo dục giúp chúng ta biết chất vấn, ngăn ngừa chúng ta không bị u mê bởi cái tầm thường, thúc đẩy chúng ta tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời”…nên “chúng ta cần đòi lại quyền của mình, không để bị lung lạc bởi những “ thứ quyền rũ” tràn ngập ngày nay làm xao lãng khỏi cuộc tìm kiếm này”…Và - một cách rất dễ thương – Ngài đưa ra hai cách thế chống lại “cám dỗ” qua câu chuyện của Ulysse và Orpheus khi đưa tàu qua vùng nguy hiểm – nơi những con tàu bị đắm bởi khúc hát ma mị của các mỹ nhân ngư : Ulysse thì tự buộc mình vào cột buồm…còn Orpheus lại tấu lên giai điệu còn có sức mê hoặc ngay cả các mỹ nhân ngư kia nữa…Và Ngài kết luận : “Đây là nhiệm vụ cao cả của các con, đó là đáp lại những điệp khúc làm tê liệt xã hội của các trào lưu tiêu thụ về văn hóa bằng những lựa chọn năng động và quyết liệt, bằng sự tìm tòi, hiểu biết và chia sẻ” [ 223]…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!