Chuyên
mục:
“CHUYỆN
MỖI TUẦN”
Lm
Giuse NGÔ MẠNH ĐIỆP
Giáo
phận Nha Trang
Kính mời theo dõi
video tại đây:
https://bit.ly/3sEaoR8
Vậy là sáng hôm nay – thứ bảy ngày
14/8/2021 – lại thêm 8 nữ tu Dòng Nữ Tử Bác Ái Vinh
Sơn lên đường đến với bệnh nhân trong vùng Tâm Dịch tại Sàigòn. Các
chị không là những bác sĩ, điều dưỡng có tay nghề, mà chỉ là những thiện nguyện
viên đến với bệnh nhân bằng trái tim và tấm lòng – những “tài sản” vốn có và
phải có của người đi theo Chúa ở giữa anh chị em mình. Những vị có trách nhiệm
đón tiếp các chị đã vui vẻ cho các chị biết là người bệnh cần được chữa trị
bằng những phương pháp điều trị chuyên môn, nhưng cũng vô cùng cần thiết những
tận tâm tận lực trong phục vụ và yêu thương. Nên công
việc của tu sĩ tình nguyện viên là phục vụ và thay thế người thân của bệnh nhân
để an ủi, xoa bóp, và tâm tình giúp bệnh nhân từng ngày thấy bình yên để có thể
mau xuất viện. An ủi – xoa bóp – tâm tình thì đương nhiên là “chuyên môn” của
chị em - con cái thánh Vinh Sơn rồi.
Cuối cùng thì chị em được tặng mỗi người
một cái balô (ballot) - tiện dụng cho một hành trình: hành trình Thắp Sáng -
chủ đề của câu chuyện chúng mình hôm nay.
Tại sao lại Thắp Sáng?
Ngày xưa – khi còn là sinh viên – người
viết được Tráng Đoàn Nguyễn Trường Tộ cho “Lên Đường” và sẽ có được hai chữ tắt
RS gắn trên mũ. Thích và hãnh diện lắm! Người
viết ít quan tâm đến ý nghĩa nào khác của hai chữ viết tắt ấy mà chỉ thích hai
chữ “Rendre Service” – rất đúng với diễn giải ý nghĩa của châm ngôn ngành Tráng:
Giúp Ích!
Tráng Trưởng nhắc lại Quy Chế: Do ý chí cương
quyết thể hiện Lời Hứa,
anh xứng đáng nhận lấy cây gậy nạng này – tượng trưng cho hai nẻo đường chánh/tà anh sẽ gặp trong mỗi bước tới. Chúng tôi tin chắc rằng anh sẽ biết chọn nẻo chính và
thiện – nẻo đưa anh mỗi ngày tới gần lý tưởng hơn, nẻo đưa anh đến thành công
và hạnh phúc.
Và Huynh Trưởng của Tráng Sinh Lên Đường
trao cho anh chiếc gậy nạng, đeo lên vai anh chiếc balô, trao cho anh một ngọn
đèn trứng vịt. Tráng Đoàn đứng thành hai hàng tiễn anh vào bóng đêm trong tiếng
trống thúc hào hùng. Anh rời Tráng Đoàn – đơn
thương độc mã – lầm lũi trong bóng đêm từ ngọn đồi Chùa Từ Hiếu về Đại Chủng
Viện Kim Long.
Dĩ nhiên chỉ là một quãng đường tượng
trưng, nhưng “chút đỉnh vốn liếng” đời một Hướng Đạo Sinh nói chung và Tráng
Sinh Lên Đường nói riêng, người viết cố sống lý
tưởng Giúp Ích trong đời Linh Mục của mình cho đến hôm nay… tại… Nhà Hưu Dưỡng
này, đấy là bất cứ khi nào có thể thì vui mừng phục vụ anh em với
những việc đơn giản nhất: dọn khay cơm khi dùng xong, dọn ly uống cà phê xuống
chỗ rửa, bưng bê bữa ăn sáng, dọn yaourt để anh em tráng miệng, lấy tăm, lấy
giấy lau… và luôn sẵn những mẩu chuyện cười giúp
anh em vui hơn… Thế thôi! Công việc là của những người phục vụ được
bề trên sai tới, nhưng họ cũng bận tíu tít mỗi sáng cho chuyện vệ sinh phòng
của ba bốn cố già lãng đãng tâm trí. Chị em nữ tu thì lo nhà bếp. Vậy là hai
chữ “Giúp Ích” có đất để dụng võ. Lý tưởng Linh Mục đương nhiên là số một rồi; Nhưng dù sao
châm ngôn “Giúp Ích” cũng đã thành một thói quen và mang tính nhắc nhở; Bởi không ít những khi lý tưởng Linh Mục dễ làm cho chinh
mình lầm tưởng rằng mình chỉ là “Thầy Dạy”… ngay cả khi đã là “laogianghihuu ở
thời @” này!
Lần đầu tiên người viết khoác lên lưng
mình chiếc balô là trong đêm “Lên Đường” ngày ấy – chiếc balô nhẹ tâng và người
viết nghĩ đến “lệnh lên đường” của Chúa Giêsu cho các môn đệ năm xưa. Cả hai
lần: lần Ngài sai các Tông Đồ (Mt 10 , 1 – 5.14; Mc 6 , 7 – 13 ; Lc 9 , 1 – 6) và
lần sai nhóm 72 môn đệ lên đường (Mt 11
, 20 – 24; Lc 10 , 1 – 13), Ngài đều rất tỉ mỉ:
“Đừng mang gì
đi đường, đừng mang gậy, bao bì, lương thực, tiền bạc, cũng đừng có hai áo”.
Nghĩa là tất cả những gì mà “thế gian”
lo để đi đường, thì “người của Chúa” đừng lo, bởi họ có Chúa ở cùng…
Lời dặn dò này của Chúa – một cách ngẫu
nhiên – người viết được nghe từ miệng vị bác sĩ
Giám Đốc bệnh viện trong buổi tiếp nhận chị em: Chuyên môn thì của
những người chuyên môn. Công việc của các “Soeurs” là thăm viếng, giúp đỡ và là
thay cho
thân nhân của người bệnh để ở bên họ. Dĩ nhiên – trong trường hợp xấu nhất – thân nhân họ sẽ không thể
có mặt, và chị em sẽ là thân nhân của họ. Một
điều gì đấy rất “Công Giáo”, phải không chị em?
Thú thật với chị em, người viết không
thích mấy khi nghe người ta chuyện trò với chị em với danh xưng “Sơ”…mà người
viết ghi lại bằng tiếng Tây trên kia. Người viết thích
danh xưng “Dì” của các chị Mến Thánh Giá ngày xưa… Và “Dì” là chị,
là em với “Mẹ”, thì cũng “lớn” lắm chứ; Thế nhưng - ở đây – người viết chợt
được soi sáng để “hãnh diện” với danh xưng “Soeurs” người ta dành cho chị em. Nó cũng có nghĩa là Chị, là Em thôi; nhưng là chị, là em
đã được thánh hiến (Sacrées), phải
không? Chính vì vậy mà người ta trân trọng danh xưng ấy và mong rằng chị em hãy ở bên người bệnh với khuôn mặt và trái tim của
Chúa và để thay mặt cho thân nhân của người bệnh; bởi chị em đã được “thánh
hiến” cho công việc này!
Cách đây vài năm, người viết quyết định
thay hai cái đầu gối, vì ngay cả “hyalgan” cũng vô hiệu. Ngày lên đường nhập
viện, người viết mượn cái balô học trò tiểu học của hãng Milo con cháu không
dùng nữa để đựng “hành trang” đi viện. Các “Sơ” nhà Nghỉ Dưỡng cười nức nẻ với
hình ảnh ông lão khoác balô Milo khập
khễnh ra xe . Thì có gì đâu mà phải mỹ miều: cái áo “may-ô” – quần bà ba – và
những thứ lỉnh kỉnh khác…chỉ chiếm 1/3 balô học trò.
Thế
nhưng balô trên vai là mệnh đời – mệnh người đấy Chị/Em!
Vác lấy nó và vui vẻ đi vào cùng Dịch, bởi tại đấy chị em vừa gặp được những Giêsu trong phận người đau đớn cùng
khốn, vừa là chính khuôn mặt của Giêsu để những đau đớn khốn cùng được nhẹ bớt. Không phải là
“diễn” đâu nhé, nhưng là “nhập” đấy!
Trao cho chị em cái balô, ai cũng mong
ước điều đó!
Hôm nay – ngày 14/8 - cũng là ngày Giáo Hội mừng lễ thánh
Maximilien Maria Kolbe – vị tử đạo gốc Balan nhưng thật dễ thương trong trại
Auschwitz.
Nếu Chị Em chưa hoặc không có giờ cho
Giờ Kinh Sách, thì người viết xin gửi đến Chị Em một trích đoạn trong lá thư
của Ngài như một Giờ Kinh và một món quà giữa những bận rộn của Tâm Dịch:
“Anh
thân mến, tôi rất vui mừng thấy anh hăng hái nhiệt thành làm vinh danh Thiên Chúa. Ở thời đại chúng ta, không
phải là không đáng buồn khi thấy chủ trương lãnh
đạm – như người ta gọi – đang lan tràn dưới nhiều hình thức khác nhau. Chủ trương ấy như một
cơn dịch lây lan không chỉ nơi giáo dân, mà cả trong các cộng đoàn tu trì nữa. Tuy
nhiên, vì Thiên Chúa đáng được vinh quang vô tận, nên
bổn phận trước hết và trên hết của chúng ta là đem trọn khả năng yếu kém của
mình mà dâng lên Ngài vinh quang cao cả nhất, cho dù chúng ta không bao giờ có
thể dâng cho Ngài như Ngài đáng được, vì chúng ta chỉ là những thụ tạo tha
hương yếu hèn…”
Chúc Chị Em “Thắp Sáng” với chiếc balô
quà tặng trong những ngày ở giữa Tâm
Dịch…
Lm Giuse NGÔ MẠNH ĐIỆP
Hẹn gặp lại