Chuyên
mục:
“CHUYỆN
MỖI TUẦN”
Lm
Giuse NGÔ MẠNH ĐIỆP
Giáo
phận Nha Trang
Kính mời theo
dõi video tại đây:
https://bit.ly/3y6kOtV
Không biết vì sao mà người viết đặc biệt
thích cái chõng tre! Dĩ nhiên ngày xưa – khi còn bé – thì đã từng quen với cái
chõng tre. Bẵng đi một thời gian rất dài – có lẽ là cả một quá trình của hiện
tượng “toàn cầu hóa – đô thị hóa”, chiếc chõng tre biến mất với từng hàng từng
hàng những lũy tre làng lụi tàn… Thế rồi đùng một cái, chiếc chõng tre tái xuất
hiện – không hẳn chỉ là với vị thế ngày xưa của thời bát nước vối “tình làng
nghĩa xóm” – nhưng người viết nhìn thấy cái chõng tre “chơi chảnh” trong sân
nhà của dăm ba tay “tư sản thời cuộc”… Cũng xếp bằng trên chõng tre, cũng khề
khà “chén chú – chén anh”, nhưng tâm trạng là của thứ “no cơm rửng mỡ” hoàn
toàn khác với tấm lòng của bác nông dân trên cái chõng tre ngày nào!
“No cơm rửng mỡ”… có thể gây bệnh bại
liệt.
Có vẻ như những lần Chúa chữa bệnh bại
liệt thì hầu như đều là hậu quả của tình trạng tội nghiệp ấy… Không biết có
bệnh nhân nào do con vi khuẩn “polio” gây viêm tủy xám không – nhưng do “no cơm
rửng mỡ” thì rất có thể, bởi rượu và ma túy là những tác nhân gây rối loạn tâm
trí và lâu ngày sẽ trở thành bại liệt.
Chắc chắn là rất nhiều lần Chúa chữa
bệnh bại liệt, nhưng Tin Mừng ghi lại hai lần có nhắc đến cái chõng và chuyện
vác chõng mà về!
Lần thứ nhất là khi Chúa “về thành của mình” và nghỉ tại nhà của
một người quen mà khá nhiều người nghĩ rằng chắc là nhà của bà mẹ vợ ông Simon
Phêrô. Người ta tụ họp chật ních và không thể nào lọt vào nhà qua cửa được, nên
khi khiêng một người bại liệt đến, họ đành leo lên mái, dỡ ra một lỗ hổng to, vừa
đủ để thòng cái chõng tre xuống ngay trước mặt Chúa. Trên cái chõng là một người
bại liệt!!!
Chúa đã chữa anh ta với công thức gây
khó chịu cho một số người có mặt khi đó, và có thể cả trong hôm nay nữa!
Công thức ấy là: “Này con, cứ yên tâm,
con đã được tha tội rồi!”.
Và để chứng minh công thức
chữa lành ấy có hiệu lực, Chúa
nói tiếp: “Sao các ông lại nghĩ xấu trong
bụng như vậy? Trong hai điều: - một là bảo “Con đã
được tha tội rồi!”; - hai là bảo: “Đứng dậy mà đi!”, điều nào dễ hơn? Vậy, để các
ông biết: ở dưới đất này, Con Người có quyền tha tội – bấy giờ Chúa Giêsu bảo
người bại liệt: “Đứng dậy, vác chõng đi về nhà!”.
Người bại liệt đứng dậy, đi về nhà.” ( Mt 9 , 1 – 8 ; Mc 2 , 1 – 12; Lc 5 ,
17 – 26)…
Người bại liệt thứ hai được chữa lành và
cũng vác chõng đi về, đấy là anh chàng bại liệt 38 năm nằm ở gần Cửa Chiên Đền
Thờ Giêrusalem – nơi có một cái hồ mà “tiếng
Hipri gọi là Bétsatha”. Anh ta nằm đó với hy vọng hằng năm – khi thiên thần
Chúa khuấy động nước hồ - anh kịp để
nhảy xuống và được khỏi. Thế nhưng suốt 38 năm, anh đã không thể thực hiện được
điều đó. Đơn giản vì khi anh có thể lăn xuống hồ thì đã có người xuống trước
anh mất rồi!!! Chúa Giêsu đã chữa lành anh với công thức có tính “hồi sinh”: “Anh hãy trỗi dậy, vác chõng mà đi!”. Rồi
sau đó ít phút, gặp lại anh, Ngài nói: “Này,
anh đã được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo phải khốn hơn trước!”
(Ga 5 , 1–18).
Và cả hai đều “đứng dậy, vác chõng, đi về” cách nhẹ nhàng như tấm hình minh họa
đây…
Tiện dụng của cái chõng tre là vậy: nhẹ
nhàng, gọn gàng, dễ khiêng và dễ vác…
Bạn có biết một đời người – sống ở trần gian khoảng 78 năm – người ta sẽ
dành ra bao nhiêu giờ để “nằm” không? Mấy ông khoa học gia người Đức tính toán
là khoảng 24 năm 4 tháng – nhiều hơn bất cứ hoạt động nào khác.
Có lẽ vì vậy mà cái giường đã là một chăm chút lâu dài trong lịch sử.
Người ta bảo rằng cách đây trên dưới 10.000 năm - ở thời kỳ đồ đá – người
ta đã bắt đầu có nhu cầu nằm giường rồi – giường bằng lá cây hay lông thú.
Thế rồi thời kỳ này đến thời kỳ khác, con người ngày càng tìm cách để nằm
cho êm, nên giường và nệm biến thiên theo “nhu cầu hưởng thụ” của con người,
bởi tại đấy cũng là nơi chứa đựng đủ thứ trên trần gian này, và cả những thứ mà
Chúa Giêsu từng lên án:
“Hãy nghe và hiểu cho
rõ: Không phải cái vào miệng làm cho con người ra ô uế, nhưng cái từ miệng xuất
ra, cái đó mới làm cho con người ra ô uế!” (Mt 15, 10–11; Mc 7, 14–23).
Và – với sự năn nỉ của các Tông Đồ - Ngài nói rõ hơn: “Anh em không hiểu rằng bất cứ cái gì vào
miệng thì xuống bụng, rồi bị thải ra ngoài sao? Còn
những gì từ miệng xuất ra, là phát xuất từ lòng, chính những cái ấy mới làm cho
con người ra ô uế. Vì từ lòng phát
xuất những ý định gian tà, những tội giết người, ngoại tình, tà dâm, trộm cắp,
làm chứng gian và vu khống. Đó mới là những cái làm con người ra ô uế”. (
Mt 15 , 17-20).
Và – dĩ nhiên – cũng là những “yếu tố” gây tình trạng bại liệt. Chính vì
thế nên Đấng Cứu Thế đã dùng công thức chữa lành: “Tội
con được tha!” để người bệnh có thể đứng dậy, vác chõng – cũng là vác cái “nghiệp” của mình – cái nghiệp
nhẹ nhàng, thanh thoát của giao hòa trời /
đất, Thượng
Đế/con người – trên con đường:
“Tùng Thiện Như Đăng; Tùng Ác Như Băng”
(Xây dựng điều Thiện như đi lên dốc.
Phá huỷ điều Thiện như buông tay tuột dốc).
Người ta ghi lại câu nói Steve Jobs (1955 – 2011) – doanh nhân và nhà sáng
lập tập đoàn Apple đình đám - đã nhận ra
rằng: “Cái giường bệnh là cái giường đắt giá nhất trong
đời một con người!”.
Ngày nay – giữa cơn bão lộng hành của con virút tí teo mang tên Covid- 19
dần dần có những biến thể khôn lường – thế giới lao đao từng ngày để nâng con
số “những cái giường đắt giá” lên cấp
số nhân, chẳng hạn từ 2.000 giường lên con số 20.000 giường ở Hà Nội…
Ước mong sao – với lời hòa giải nhẹ nhàng dành cho nhân loại – mỗi chúng
ta thanh thản với cái chõng tre “nghiệp đời”
trên vai, thênh thang đi tới…
Bởi , từ rất lâu, cái chõng tre vẫn mênh mang lời ru:
Anh về chẻ nứa đan sàng,
Chẻ tre đan chõng cho nàng
ru con – Ca dao…
Lm Giuse NGÔ MẠNH ĐIỆP
Hẹn gặp lại