Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
“CÁI NHÌN”…


Chuyện kể rằng :

Đêm kia, một ông bố nhà quê dẫn cậu con trai chui qua hàng rào vườn hàng xóm để moi khoai trộm như thỉnh thoảng vẫn làm…

Đang lui cui trên luống khoai, bỗng cậu con thì thào:

-Có người nhìn chúng ta, kìa Bố !

Giật mình hoảng hốt, ông Bố thì thầm :

-Ai đâu ?

Cậu con nhìn lên trời và chỉ vầng trăng sáng tỏ :

-Trăng đấy, Bố ạ…

Ông Bố lặng lẽ lấy mấy củ khoai trong túi ra và bảo cậu con :

-Bỏ khoai lại đây thôi con…

Dưới ánh trăng tỏ, ông chủ nhà – đứng trong bóng tối – nhận ra người trộm khoai chính là anh hàng xóm nghèo cạnh nhà mình…Chờ cho hai bố con anh hàng xóm trở về lại bên nhà rồi, ông thở dài quay vào…và trăn trở suốt đêm…Bà vợ cằn nhằn:

-Chuyện gì mà ông cứ trằn trọc mãi thế ?

Ông chủ im lặng không nói…

Sáng hôm sau, ông cho mời anh hàng xóm qua…và ngỏ ý :

-Nhà tôi cần một người giúp việc làm vườn, anh có thể nhận giúp chúng tôi được không ? Ngoài tiền công ra, vườn khoai chúng tôi trồng đấy…chỉ là để cho vui thôi, anh có thể dùng bao nhiêu cũng được…kẻo khoai già đi mất…Hết lứa này anh có thể trồng tiếp lứa khác…

Vầng Trăng và mắt nhìn : thật tuyệt…

Qua “ cái nhìn”  của câu chuyện ngắn trên đây, chúng ta cũng muốn  chia sẻ đôi điều về những gì vẫn xảy ra quanh chúng ta trong trận dịch hôm nay – trận dịch Covid – 19 này… 

Về nền kinh tế toàn cầu : tại Hội Nghị Liên Hợp Quốc về Thương Mại và Phát Triển (UNCTAD) hôm 9 / 3, các chuyên gia cho rằng dịch Covid-19 có thể khiến cho nền kinh tế toàn cầu thiệt hại khoảng 1.000 tỷ USD trong năm nay…Tăng trưởng kinh tế toàn cầu có thể xuống dưới mức 2 , 5 % - mức được xem là suy thoái kinh tế thế giới…Dịch bệnh khiến giá dầu lao dốc, nợ công tăng dần, các công ty không thể tiếp tục vì thiếu khách hàng và thiếu nhiên liệu…

Về nền kinh tế Việt Nam : khảo sát gần nhất của Ban Nghiên Cứu Phát Triển Kinh Tế Tư Nhân ( Ban IV) trên 1.200 doanh nghiệp về ảnh hưởng của Covid – 19 tới hoạt động kinh doanh cho thấy, nếu Covid – 19 kéo dài trong 6 tháng…thì 74 % doanh nghiệp có thể sẽ phá sản…do doanh thu không thể bù đắp các khoản chi cho việc trả lương, trả lãi vay ngân hàng, thuê mặt bằng…Và các nhóm chịu ảnh hưởng nhiểu nhất là hàng không, du lịch, giáo dục, dệt may, da giày, sản xuất đồ gỗ…Bên cạnh đó là việc sản xuất bị trì trệ, thương mại bị hạn chế, nông nghiệp, bán lẻ và dòng vốn đầu tư quốc tế…cũng không dễ dàng…Hiện chúng ta đang ở tháng thứ tư và tình trạng là cách ly xã hội…

Về mặt đạo đức con người : - tích cực…thì con người có vẻ như biết nghĩ đến nhau nhiều hơn: những hoạt động cứu tế vẫn diễn ra từng ngày từ những cá nhân, nhóm đoàn, tập thể… - tiêu cực…thì cũng không ít những cá nhân, những nhóm đoàn, những tập thể…lợi dụng tình hình – đục nước béo cò – để kiếm lợi, chẳng hạn như buôn bán các mặt hàng y tế hay thuốc giả, thậm chí tấn công khóa các mạng ở các bệnh viện để tống tiền như ở Anh…

Về mặt đạo dức xã hội : - vốn rất tự hào về chuyện “toàn cầu hóa”, chuyện “thế giới mặt phẳng”… nối kết con người trên hành tinh trái đất trở thành những “con người trong một NHÀ”, nhưng hình ảnh đẹp này – trong trận dịch Covid – 19 - cho thấy đấy là một cái nhìn “lạc quan viển vông”, bởi vì lúc này, rất rất nhiều “bộ mặt thật”của các chính thể, các quốc gia…lộ rõ…Bên cạnh đó là ngồn ngộn những “đống rác tin giả” chật các kênh truyền thông, youtube và  mạng xã hội…khiến cho cả những người khá là bản lãnh trong lãnh vực “cân nhắc”cũng khó mà phân biệt/phân định…Dĩ nhiên là lớp trẻ sẽ là nạn nhân…và không biết rồi “đời” sẽ đến đâu và đi về đâu…

Nghĩa là thế giới đang trong tình trạng “bấn loạn” có thể nói là về mọi mặt…

Thế nhưng sự “bấn loạn” ấy không ai nghĩ – hay là họ không muốn nghĩ – đến “cái nhìn” của Thượng Đế - “cái nhìn”  có trong Thiên Nhiên, trong qui luật của Thiên Nhiên…và trong sâu thẳm cõi lòng mỗi con người -  “cái nhìn” của Lương Tâm…

Điều tội nghiệp là càng cố gắng nhắm mắt trước “cái nhìn” ấy quanh mình và nơi chính mình…thì thế giới càng thêm bấn loạn, mù quáng cũng như chết chóc…

Ông Tế Hanh có chút “thực tế” ấy khi thú thật về “cái nhìn” của mình - có thể vẫn như xưa – nhưng con người “đối tượng” của “cái nhìn” ấy đã thay đổi : môi mím – mày cong !!!

 

Mắt anh không được như xưa

Nhìn đêm bỡ ngỡ, nhìn trưa bàng hoàng

Nhìn mai như thể xuân sang

Nhìn chiều như thể thu choàng cỏ cây

 

Anh nhìn em cũng đổi thay

Cái môi hơi mím, cái mày hơi cong

Mắt em ngày trước hồ trong

Anh nhìn đôi lúc ngỡ vòng sương rơi

 

Nói sao hết được em ơi !

Anh không thể bắt cuộc đời đứng yên

Em không thể mãi là em

Dầu anh còn mãi cái nhìn ngày xưa !

 

 Tin Mừng nói khá nhiều đến “cái nhìn”, chẳng hạn như cái nhìn của Chúa dành cho Gia-kêu, cái nhìn của Người hướng đến bà quả phụ Naim tội nghiệp…và cả những giáo huấn về những “cái nhìn”, chẳng hạn như chuyện “cái nhìn” về  “cái rác trong mắt anh em, cái xà trong mắt mình” (Lc 6 , 41)…

Thậm chí Người còn nhấn mạnh : “ Đèn của thân thể là con mắt. Vậy nếu mắt anh sáng, thì toàn thân anh sẽ sáng. Còn nếu mắt anh xấu, thì toàn thân sẽ anh tối. Vậy nếu ánh sáng nơi anh lại thành bóng tối, thì tối biết chừng nào !” ( Mt 6 , 22 – 23)…

Thế giới hôm nay đang ở trong bóng tối – và có lẽ là tình trạng “tối biết chừng nào !” ấy…

Thế nên một lần nào đó, khi nhắc đến “cái nhìn” của Chúa hướng về Phê-rô ở sân dinh thượng tế, Đức Thánh Cha cũng từng chia sẻ :

“Chúng ta cũng có thể suy nghĩ xem : Chúa Giê-su đang “nhìn” tôi hôm nay với “cái nhìn” nào? Ngài đang nhìn tôi như thế nào ? Với lời kêu gọi ? Với sự tha thứ ? Với sứ mạng ? Nhưng trên con đường Chúa tạo nên, tất cả chúng ta đều được Chúa Giê-su nhìn đến …Người luôn luôn nhìn chúng ta với yêu thương. Người muốn chúng ta làm điều gì đó. Người tha thứ cho chúng ta và cho chúng ta một sứ mạng. Chúa Giê-su giờ đang ngự trên bàn thờ. Mỗi chúng ta hãy có suy nghĩ rằng: “ Lạy Chúa, Chúa đang ở đây, giữa chúng con. Xin nhìn đến con và bảo cho con biết - con phải làm gì ? - con phải sám hối ra sao với các lỗi phạm và tội lỗi của con ? – con cần phải can đảm thế nào để đi theo con đường mà Chúa đã tạo nên ?”…

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp


Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!