Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” của tác giả Joseph Moingt, s.j. Ngày thứ nhất Những mẩu chuyện không đầu không đuôi (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”… Ngày đầu tiên: Những mẩu chuyện không đầu không đuôi…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ ĐẠI DỊCH “2019 - NCOV”- TÊN CHÍNH THỨC TỪ TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI WHO LÀ COVID – 19…


Dĩ nhiên là người viết không cần chi tiết chi về dịch “nCoV hay Covid-19” này nữa, vì có thể nói là mọi người đều biết và biết rõ về trận dịch này – bởi đây là vấn đề sống còn của từng con người…Và có ai còn sống đến hôm nay mà không sợ chết đâu…Vả lại – dù không sợ chết đi chăng nữa – thì chuyện “phòng” và “chống” là chuyện của mọi người luôn khát vọng để được hít thở bầu khí trong sạch…

Nhà Nghỉ Dưỡng nơi người viết được chăm nuôi nằm ngay cạnh chuỗi Chung Cư và Khách Sạn khổng lồ của ông lớn Mường Thanh với bốn khối chung cư và một Khách Sạn Năm Sao…Mỗi khối chung cư cao 40 tầng – mỗi tầng khoảng 14 phòng – vị chi mỗi chung cư có khoảng 500 phòng…và cho là mỗi phòng chỉ một cặp đôi thôi…thì bốn khối chung cư cũng chứa được 4.000 cư dân…Nhìn chung thì người viết thấy phần lớn khách qua lại, lui tới là người Trung Quốc và Nga…Hiếm khi gặp được một du khách Mỹ hay châu Âu…Người ta bảo rằng trước đây cũng có khá nhiều, nhưng từ ngày du khách Nga và Trung Quốc đông đảo hơn…thì khách đến từ những nơi khác tự nhiên thấy vắng đi…

Và – cám ơn Chúa – từ sau Tết Canh Tý – những đoàn xe đưa đón thưa dần…cho đến cỡ mùng bảy Tết – ngày 31/1/2020 – thì vắng hẳn…Vậy là những lão già Nhà Nghỉ Dưỡng có được những ngày yên ả…Và không chỉ những lão già…mà bàn dân thiên hạ thành phố biển cũng thở phào vì được hưởng những ngày bầu không khí như giãn ra, rộng hơn, ít ngộp thở - và dĩ nhiên là vẫn trong tình trạng “phòng” và “chống” dịch cách tích cực như mọi nơi chốn khác…

Sự “sung sướng” này – qua vài ba trao đổi với bắng hữu ở những thành phố khác, kể cả những thành phố lớn như Hà Nội hay Sài gòn – thì cũng một tâm trạng và một sự tận hưởng hiếm hoi…

Về tất cả những cái đẹp – cái xấu, những thanh cao – tệ hại, những góc sáng – góc tối, những “lòng người” – “lòng thú”…đều đã được nhiều nhiều người nói tới – thậm chí moi móc “đến tận cùng kỳ lý”…và bà con ta nắm bắt khá rõ ràng…Người viết chẳng cần chi phải nói tới…Ở đây, người viết chỉ xin có đôi hàng về “nguồn lợi” một đôi ngành được hưởng từ đại dịch, đấy là :

1. Dịch vụ trò chơi trực tuyến…nhờ thời gian nghỉ học dài ngày của học sinh, sinh viên…Chẳng hạn trò chơi Honor of King của Tencent đã tăng vọt lên con số 100 triệu người chơi mỗi ngày từ sau Tết âm lịch, cao hơn nhiều so với mức trung bình 60-70 triệu/ngày trước đây…và dự báo sẽ có thể chạm mốc 150 triệu người chơi…Thiết tưởng các bậc phụ huynh cũng nên có một sự hướng dẫn cụ thể nào đó để giúp con cái mình – tuy nghỉ học – nhưng vẫn không quá uổng phí thời gian với những trò chơi trên mạng, ngược lại có những hoạt động tốt hơn cho cơ thể cũng như đầu óc trong thời gian dài nghỉ học…Sáng nay – ngày 10/2 -  đã thấy có thông báo cho các thành phố không có người bị nhiễm có thể lo cho các em đến trường – dĩ nhiên là vẫn trong tư thế “phòng” và “chống” dịch…Thú thật cái “nghiện” trò chơi trực tuyến đã thấm vào máu thịt giới trẻ dù họ ở bất cứ “giới” nào…Bản thân người viết thỉnh thoảng được các thầy, các chú phục vụ Nhà Nghỉ Dưỡng đưa đi khám bệnh, và chỉ cần đặt đít xuống ghế chờ thôi là chiếc smart-phone được lôi ra bấm lia lịa…Người trẻ hôm nay không thích dành thời giờ cho chuyện nhìn ngắm thiên hạ và đánh giá những con người qua lại quanh mình…

2. Lãnh vực thương mại điện tử - giao hàng nhanh : do tâm lý ngại sợ phải ra ngoài nên chọn cách mua hàng online…có vẻ an toàn hơn…

3. Những ứng dụng văn phòng như Ding Talk, WeChat Work, WeLink để nhân viên làm việc tại nhà…Ding Talk cho biết có khoảng 10 triệu công ty đã xử dụng ứng dụng này để làm việc tại nhà vào đầu tuần 3/2…

4. Các nhà cung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe công việc cũng dồn dập hơn…Theo tờ South China Morning Post thì WeDoctor Group thực hiện khoảng 777.000 lượt tư vấn từ ngày 23 – 30/tháng giêng…Còn trusted Doctors của Tencent thì cung cấp khoảng 1 , 21 triệu cuộc tư vấn trên toàn quốc…trong 6 ngày đầu năm âm lịch – tăng gấp 4 lần so với cùng kỳ năm ngoái…

Ai đó có chút đùa vui khi sưu tầm những điều “2019 - nCoV”…“làm được” như thế này…và người viết cũng xin được chia sẻ những hay ho ấy:

1. Các cuộc biểu tình ở Hồng Kông đã hoàn toàn chấm dứt và trật tự xã hội của Hồng Kông đã nhanh chóng trở lại bình thường…

2. Cuộc biểu tình áo vàng ở Pháp đã diễn ra trong 60 tuần…và đã gần như bị chấm dứt bởi sự xuất hiện của một người phụ nữ đến từ Vũ Hán và qua mặt được máy đo thân nhiệt ở phi trường…

3. Tình hình chiến tranh ngày càng căng thẳng giữa Mỹ và Trung Đông đột nhiên hạ nhiệt…

4. Các trung tâm hút học phí từ trẻ con trong cả nước đột ngột đóng cửa. Bộ giáo dục chưa bao giờ có thể làm được điều đó trước đây, vậy mà thị trường hải sản Vũ Hán – theo nguồn tin ban đầu – đã có thể làm được chỉ trong một tuần lễ…

5. Tất cả các ông chồng đều ở nhà hoặc đi đâu đó cùng với vợ mình và ngược lại…Cuộc đoàn tụ gia đình dài nhất cả ngày lẫn đêm…và chưa biết đến khi nào thì chấm dứt…Những người vợ chưa bao giờ có được trải nghiệm sống thời gian dài như thế bên chồng…để cùng nhau vun đắp những khoảnh khắc của tình yêu đích thực – đồng thời cũng có thể nghĩ đến khả năng xuất hiện một thế hệ mang tên “COVID – 19 ”…

6. Các lễ hội tràn lan, vô bổ, tốn tiền, mất thời gian ở Việt Nam đã không còn dịp bùng phát – ít là trong năm nay…Lũ buôn thần bán thánh đang mếu khóc chửi nCoV…và rủa cả Trời - Phật !!!

7. Đường phố Hà Nội – và hầu như mọi thành phố khác cũng vậy – bớt ách tắc, bớt ô nhiễm và yên ắng như vẫn còn Tết…

8. Dân tình biết sống lành mạnh hơn : ít thức khuya, ít tụ tập muộn, ăn uống lành mạnh, bổ sung các thực phẩm thật sự tốt cho cho sức khỏe thường xuyên hơn…

9. Bà con ý thức tự bảo vệ : đeo mask, đeo găng tay…và có ông cụ “vừa tròn bát tuần” phòng hàng xóm – dù không đi đâu – nhưng sáng sớm ngày bùng phát dịch cũng khoác khẩu trang y tế… tưới mấy chậu cảnh héo ngay trước phòng mình…và nghe nói khi giải tội cho các nữ tu cũng khoác khẩu trang !!!

10. Tiết kiệm những khoản chi phí cho nhậu nhẹt, tụ tập – chẳng hạn các cuộc họp đồng hương, họp Nghĩa Tình, họp lớp từ Nhà Trẻ lên tới Đại Học…vẫn thường được tổ chức trong dịp Tết…

n- Cậu hàng xóm, trước đây, bao lần bị vợ quát vì cái tật đi vệ sinh xong không thèm rửa tay và vào bàn ăn là bốc mực, uống bia ừng ực…mà nay – dù không đi vệ sinh – cũng rửa tay liên tục…Dịch Vũ Hán đã làm được việc mà vợ cũng bó tay !!!

n’- Vui nhất là do tình hình diễn biến phức tạp của “nCoV”…mà ngày 14/2 và 8/3 năm nay sẽ dời lại năm sau…

Tuy nhiên gì thì gì, nhưng trước hết xin đừng chủ quan và cũng đừng quá hoang mang…

Đức Thánh Cha – tại quảng trường thánh Phê-rô và sau kinh Truyền Tin – đã sốt sắng dâng lời kinh nguyện: “Xin Chúa đón nhận những bệnh nhân đã qua đời vào trong cõi an bình. Xin an ủi những gia đình họ và ban ơn giúp sức cho cộng đồng Trung Quốc ( cũng như thế giới) đang hết sức nỗ lực chiến đấu với dịch bệnh.” Hiệp ý với Ngài, chúng ta cũng cầu nguyện cho nhau…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!