Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về lời kêu gọi : Đừng khai thác bóc lột Châu Phi nữa!
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý III về Niềm say mê loan bao Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ với chủ đề tuần này: Niềm vui loan truyền Phúc Âm…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý II về “Niềm say mê loan báo Tin Mừng và lòng nhiệt thành Tông Đồ” của Đức Thánh Cha Phanxicô…
Chuyện mỗi tuần – Bài giáo lý I về chủ đề “Say mê loan báo Tin Mừng : nhiệt tâm tông đồ của người tin Chúa”
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN VỀ “ MỘT KHUÔN MẶT TRUYỀN GIÁO”…

Trên báo mạng Gia Lai Online ngày thứ bảy – 11/05/2019 – phóng viên Ngọc Tân có một Phóng Sự - Ký Sự với một cái đề có một chữ rất hay để diễn tả bầu nhiệt huyết, lòng nhiệt thành…Cái đề ấy là : Người truyền giáo đắm “đạo” Jrai…Chữ mà người viết muốn nói đến là chữ “đắm”…”Đắm” có nghĩa là chìm lỉm…Ở cái đề này, tác giả muốn chơi chữ một chút…để đóng ngoặc kép chữ “đạo”…và nói đến ‘đạo” Jrai , bởi vì “người truyền giáo” được nói đến là một con người có một đường hướng truyền giáo đặc biệt – đấy là trở nên người Jrai giữa những người Jrai hầu – qua cuộc sống từng ngày của con người truyền giáo – họ nhận ra Thiên Chúa…Cho nên chữ “đắm” mới là chữ cần đóng ngoặc để diễn tả sự hết lòng muốn anh chị em Jrai trở nên con cái Chúa…và – vì thế - nhà truyền giáo ấy đã là một người Jrai giữa những người Jrai…

Con người truyền giáo ấy là cha Jacques Dournes…mà người Jrai gọi là cha Đuốc, và người Kinh gọi là cha Đức…Ngài sinh năm 1922 tại Pháp…Sau khi truyền giáo ở Sài Gòn, rồi Di Linh ( Đà Lạt)…và năm 1955, cha đến Ayun Pa…Và như câu nói của nhà dân tộc học Condominas…thì “chính người Jrai đã sản sinh một trong những nhà dân tộc học lớn” : cha Jacques Dournes…Phóng viên Ngọc Tân đã ghi lại  những gì vẫn còn ghi dấu trong đầu óc ông Nay Val ở buôn Ma Dương, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, Gia Lai …Ông Nay Val kể rằng:

Vào mùa rẫy năm 1955…có một người Pháp ăn mặc theo lối thầy tu tìm đến buôn Ma Dương này…Khi đó, Ayun Pa chưa là thị xã và buôn Ma Dương vẫn còn nhỏ và hoang sơ…Qua người thông ngôn, chúng tôi biết đấy là một cha Đạo…Khi đó có lẽ cả vùng Cheo Reo mới chỉ có khoảng hơn chục hộ theo Đạo, mà chắc là mới chỉ học giáo lý thôi…chứ chưa thấy cha đến bao giờ…

Cha Đạo ấy rất nhũn nhặn. Ông không bước chân lên nhà ai mà chỉ xin bà Hareng cho ở dưới sàn nhà…Theo phong tục người Jrai thời ấy, người lạ đến buôn nếu chưa được mời thì không được tự tiện vào nhà…Với cái cử chỉ ấy, “ông Tây” đã gây được thiện cảm của mọi người…Cũng theo phong tục thời bấy giờ, bất kể ai đã đến làng là khách của cả làng…nên người ta mang cơm đến cho ông ăn rồi mời ông lên nhà…Được khoảng mười ngày, ông xin làng một miếng đất hoang…mà – bây giờ - là nơi tọa lạc nhà thờ Phú Bổn…Trong làng có người chết bất đắc kỳ tử để lại một căn nhà hoang, ông xin dỡ về để làm nhà cho mình ở…

Mấy ngày sau, người làng lại phải trố mắt ngạc nhiên rồi không nhịn được cười: ông linh mục ấy đã bỏ quần áo thầy tu, đóng khố, đi chân đất, hút thuốc tẩu như một người Jrai thực thụ…Sáng tinh sương, khi nhịp chày giã gạo trong buôn cất lên thì cũng là lúc ông trở dậy để bắt đầu một ngày mới…Bận rộn và lam lũ như bất cứ một người đàn ông Jrai nào khác, ông chặt cây, cuốc đất, vào làng xin cây giống rồi lúi húi trồng trọt…Chẳng bao lâu đã thấy khoảnh vườn nhà ông mọc lên đủ thứ cây : nào ớt, nào bắp, đậu và cả cây ăn quả…Tối mịt, lúc mọi người từ rẫy về…là lại thấy ông lân la vào làng, cũng với bộ “trang phục” như thế…Thường ông dẫn theo một đứa trẻ đã được ông dạy tiếng Pháp làm “thông ngôn”…Ai cho gì ông cũng ăn. Nếu được mời cơm, ông cũng ăn bốc như họ…Sự thân tình của ông với dân làng nhờ đó tăng dần lên…

Dù là cha Đạo, nhưng ông không truyền đạo ngay…mà miệt mài đi vào các làng…Làng xa thì đi xe đạp, làng gần thì cuốc bộ…Đặc biệt nghe đâu có lễ hội là nhất định ông phải tìm đến cho bằng được…Ông nhập cuộc thật tình, lê la trên nền đất, bốc thức ăn bằng tay, chỉ trừ một thứ là rượu…Nếu ai mời, ông chỉ chọc tay vào ghè rồi… mút…Trở lại nhà là ông miệt mài ghi ghi, chép chép…

Vào ngôi nhà cha Dournes cư trú, người ta thấy cha bài trí y như một căn nhà của người Jarai…với gian giữa dành để tiếp khách, gian trái là bếp và gian phải để vật dụng…Không gian sực mùi khói…Giường ngủ của cha là một tấm ván đẽo sơ sài, bên trên trải một tấm chiếu đan bằng lá cây người Jarai thời đó vẫn làm…Cha uống cà-phê bằng bát to và không cần đường…Cha hút thuốc lá do mình tự trồng…Ngài tự nấu nướng lấy …và thường là dùng cá khô, lá mì nấu kiểu đồng bào dân tộc…Có lẽ do đóng khố, cởi trần quá lâu…nên da thịt chai lì, ngài không cần dùng đến chăn màn…Chỉ khi nào lạnh lắm mới thấy ngài chui vào túi ngủ…Ngắm con người dáng cao gầy, tóc kiểu ca-rê, cởi trần, đóng khố, chiếc tẩu lệch một bên, miệng không mấy khi ngớt khói, chẳng ai phân biệt nổi cha với một già làng Jrai chính hiệu…Cha yêu cuộc sống tự do, đơn giản, thô ráp và có phần hoang dã ấy đến nỗi có lần ngài chia sẻ : “ Nếu tôi chết, xin hãy chôn tôi dưới sàn nhà của tôi”…

Dấn thân hết mình, hòa nhập hết mình, đồng thời với  hoạt động truyền giáo, có vẻ như cha Jacques cũng muốn áp dụng tinh thần dân chủ trong sinh hoạt công xã của đồng bào địa phương vào sinh hoạt tôn giáo…Ngài không thích kiểu giảng giáo lý mà đối tượng chỉ biết nghe một chiều…nên thường xuyên khích lệ : “Sao các anh không cãi lại tôi ?”…Có lẽ ngài là nhà truyền giáo khác biệt một chút ở chỗ không tìm cách ly khai con chiên ra khỏi sinh hoạt văn hóa truyền thống mà trái lại còn khuyến khích…Dĩ nhiên ngài cũng khuyên bảo họ bỏ các tập tục lạc hậu bằng những hình thức vận động kín đáo mà giàu sức thuyết phục…

Đức Cha Seitz nhận ra kinh nghiệm truyền giáo của cha nơi người Jrai thật là một phương pháp truyền giáo mới, xứng đáng thay thế các cách thức truyền giáo cũ…nên Đức Cha đã mời cha làm cố vấn khi đi tham dự Công Đồng Vaticanô II. Tại Roma, cha Jacques Dournes được chọn làm biên tập viên, soạn thảo văn kiện Công Đồng trong hai năm…Tất cả những điều đó đã lôi cuốn cha đến sự suy niệm sâu xa về đức tin, về thần học và về hoạt động thừa sai…

Năm 1969, Trường Cao Học Thực Hành Paris cấp cho cha văn bằng về công trình “Dân tộc thực vật học Jrai”…

Năm 1971, cha được trao bằng tiến sĩ Sorbonne cấp 3 với công trình nghiên cứu “Tổ chức gia đình và xã hội của người Jrai”…

Và năm 1973, cha được công nhận là Tiến sĩ Quốc Gia Văn Chương và Khoa Học Nhân Văn với công trình “ Pơtao – một lý thuyết về quyền lực ở người Jrai Dông Dương”…

 

Ở số 9, Tông Huấn Christus Vivit – ngày 1.5.2019 – Đức Thánh Cha Phan-xi-cô có những hình ảnh thật hay để chia sẻ tâm tình của ngài với giới trẻ trên toàn thế giới…mà người viết nghĩ là với các nhà truyền giáo trẻ hôm nay, những hình ảnh này cũng rất diễn tả :

“Các bạn trẻ thân mến, các con hãy sống hữu hiệu nhất những năm tuổi trẻ của mình. Đừng nhìn đời từ ban-công. Đừng lẫn lộn hạnh phúc với chiếc ghế bành, hay sống đời sống chúng con sau một bức màn. Làm gì thì làm, đừng trở thành thê thảm như một chiếc ô tô phế thải nghĩa địa! Cũng đừng như những chiếc xe đậu trong bãi, nhưng hãy ước mơ thỏa chí và hãy đưa ra những quyết định tốt. Hãy mạo hiểm, ngay cả dù điều đó có nghĩa là phạm sai lầm. Đừng đi qua đời sống một cách vô cảm giác, hay tiếp cận thế giới như những khách du lịch. Hãy sôi nổi lên ! Hãy xua tan nỗi sợ vốn làm tê liệt các con, để các con không trở thành những xác ướp trẻ. Hãy sống ! Hãy dấn thân cho những gì tốt nhất trong đời sống! Hãy mở cửa lồng. thoát ra và bay lên! Xin các con đừng về hưu sớm.”

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!