Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN “NẾP NHÀ”…

 

 

Ngày 14 tháng 7 năm 2019, Giáo Sư Hoàng Tụy – cây đại thụ Toán Học Việt Nam - qua đời ở tuổi 92…

 

Người viết không quen biết gì với vị Giáo Sư đáng kính này, vì – thứ nhất : người viết là dân “ngoại đạo” với lãnh vực Toán Học…và vốn liếng Toán Học chỉ đủ để qua khỏi cái “tú tài Pháp” ban Văn; - thứ hai : là dân di cư 54…và lớn lên trong môi trường được huấn luyện để trở thành “giáo sĩ”…nên – dù muốn hay không – cũng khá là xa lạ với những sinh hoạt không thuộc giới của mình…

Tuy nhiên – trong mấy ngày này – người viết đã dành thời gian để đọc những bài viết về vị Giáo Sư mà – qua đó – người viết biết rằng : rất nhiều những vị có tiếng tăm trong cũng như ngoài nước – đặc biệt các học trò thành danh của ông – đã rất trân trọng cũng như tiếc thương ông : sự trân trọng và tiếc thương không phải chỉ vì ông là một Giáo Sư Toán Học nổi tiếng có những đóng góp giá trị trong lãnh vực Toán Học, nhưng còn – và nhất là -  vì “nhân cách sống” của ông giữa những bão táp đời thường mà họ coi đấy như một tấm gương, một cách sống của bất cứ con người có “tâm” và có “tầm” nào muốn sống để xứng đáng với cái danh xưng “là người” và “làm người” của mình…

Chính vì thế, người viết đã đi tìm xem Wikipedia tiếng Việt nói gì về vị Giáo Sư này…Ở đấy, người viết gặp được hai chữ “nếp nhà” - lấy để làm “đề” cho chuyện ở tuần này…Sở dĩ Wikipedia tiếng Việt dùng đến hai chữ “nếp nhà”…là để diễn tả tình trạng nghèo túng của gia đình Giáo Sư Hoàng Tụy do thân phụ làm quan – nhưng vì thanh liêm – nên khi qua đời, gia đình đông con, cuộc sống chật vật, tuy nhiên tất cả đều quyết giữ “nếp nhà”…và trở thành những con người thành danh, có ích cho dân, có lợi cho nước…

Cái sức mạnh của “nếp nhà” nằm ở chỗ đó : nó giúp con người đủ kiên cường và ý chí để bất chấp mọi giới hạn, thực hiện cho bằng được điều mình có khả năng và ước muốn…

Càng ngày càng thấy rõ là giữa một giòng lịch sử bộn bề những đấu tranh và tranh đấu, hình như vẫn có những con người an nhiên tự tại trong lãnh vực của mình, khá là tự tin vào con người và sức mạnh bản thân, không bận rộn bao nhiêu đến những sức mạnh giằng co giữa các nhóm lợi ích, và có vẻ như cũng chẳng để ý bao nhiêu đến những gì vẫn xảy ra quanh mình…nhưng chỉ chú tâm làm công việc mà mình biết là sẽ có lợi cho mọi người…và là công việc mình thích…Họ như một cao thủ võ lâm tọa thiền giữa sa mạc bão cát…Đương nhiên là gió quất…Đương nhiên là cát cào…Đương nhiên là bụi bặm…Đương nhiên xoáy lốc…Thế nhưng họ vẫn yên tịnh tận đáy lòng để làm ích bằng tham vọng chuyên môn của mình…Họ đấy: những con người được hưởng một “nếp nhà”…

Thật ra thì đã có khá nhiều người – hoặc nói ra, hoặc lặng im – nhưng vẫn nuối tiếc cho nền “văn hóa nếp nhà” đã dần mai một…Và – trong hôm nay – do nhiều nhiều những nguyên nhân -  quá trình toàn cầu hóa, đô thị hóa, hiện tượng di dân lao động, việc rời bỏ thôn làng, rời bỏ đồng ruộng… - sói mòn “nếp nhà”, sói mòn “nếp sống” hình thành từ “nếp nhà” – nghĩa là sự biến mất của “nề” và của “thói” … kéo theo sự xuống dốc của đạo đức gia đình, đạo đức cộng đồng…Đấy là những gì chúng ta tận mắt nhìn thấy mỗi ngày quanh mình…và – bằng lòng hay không – chúng ta vẫn phải chấp nhận cái thực tế muộn phiền ấy thôi…Tuy nhiên chấp nhận hiện trạng không có nghĩa là đầu hàng, ngược lại phải chọn lựa cho mình một phong cách sống kiểu Hoàng Tụy – Life – style‘s  Hoang Tuy – tương tự như “ Lát Cắt Hoàng Tụy – Hoang Tuy ‘s cut” cho nghành Lý Thuyết Tối Ưu Toàn Cục trong Toán Học…

Cũng có người cho rằng con người đô thị đang tìm cách thay thế “nếp nhà” bằng cách xây dựng một mạng lưới “thân tộc” không dựa trên huyết thống, nhưng dựa trên mối quan hệ đồng nghiệp, đồng đạo, đồng sở thích, đồng quan điểm…và hợp “gu” với mình…Đấy cũng là những gì diễn ra trong hôm nay, nhưng có vẻ như rất mong manh, rất bề mặt…Nó không thể tạo thành “nề”, không thể làm nên “thói” được – đơn giản vì nó thiếu cái cốt lõi của “nếp nhà” : đó là niềm kiêu hãnh về một tinh thần đạo đức huyết thống làm nên những gia đình có đạo đức do những con người có đạo đức, có nhân bản, có gốc, có gác…và có quyết tâm giữ gìn cái “nếp nhà” – nơi nuôi dưỡng bản chất “nhân chi sơ tính bổn thiện”…

Sáng nay lang thang thế nào mà lại có dịp đọc lại Lời Nói Đầu cho tập sách “Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác” của nhà văn Nhật Tiến khởi viết từ tháng 11/2011 và hoàn tất tháng 2/2012…Trong đó, nhà văn Nhật Tiến trình bày cái lý do mình gõ máy lại ở cái tuổi cận kề “bát tuần” – đầu óc muốn nghỉ ngơi, nhưng vẫn  thấy “không yên” mấy…nên có những trang sách viết về thời còn đi dạy của mình – thời mà hai từ “nhéch nhác” diễn tả rất nhiều…Nhà văn thầy giáo Nhật Tiến tin rằng : dù sao những ghi nhận và trải nghiệm của bản thân – hay đồng nghiệp - ở những giai đoạn của thời còn gắn bó với bảng đen phấn trắng, giữa buổi giao thời lạ lẫm và cùng cực - cũng nói lên một điều gì đó để xây dựng – dù biết rằng vòng quay lịch sử không phải là chuyện của ngày một, ngày hai…Bản thân người viết cho đến hôm nay luôn tin là như thế…Tin rằng – như văn hào Victor Hugo từng  nói : Tương lai có nhiều tên : - Với kẻ yếu, nó là Điều không thể đạt được; - Đối với người hay sợ hãi, nó là Điều chưa biết; - Với ai dũng cảm, nó là Cơ Hội…

Đấy là niềm tin chung của tất cả những ai có lý tưởng…Mặc dù câu hỏi da diết của Nhà văn thầy giáo Nhật Tiến – “Bao giờ ? Biết đến bao giờ ?” – vẫn còn bỏ ngỏ…

Giáo Sư Hoàng Tụy tâm sự :

Người ta nói cuộc đời…cuộc đời là phù vân…Không phải đâu…Lỡ biết bao nhiêu việc muốn làm mà không làm được, cho nên rời khỏi cuộc đời này là một nỗi tiếc…Cho nên tất nhiên là cũng mong các bạn tiếp tục con đường…Dù sao tôi cũng đã cố gắng sống một cuộc đời trung thực, không bao giờ nói trái lòng mình, dù cho lời nói làm bất bình bất cứ ai…

Giáo Sư Hoàng Tụy – dù không quen biết ngài – tôi vẫn xin phép được thắp nén hương đưa tiễn ngài…để trân trọng một phong cách sống – “nếp nhà” – và để “răn” chính bản thân mình…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!