Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
CHUYỆN MỖI TUẦN – CHUYỆN ĐẸP VỀ “ TÌNH MẸ”…

 

 

Sản phụ là một bệnh nhân AIDS…và cả khoa sản của bệnh viện náo động vì trường hợp “không bình thường !” này…Thế nhưng rồi sản phụ cũng được sắp xếp nằm ở chiếc giường số 13, phòng cách ly đặc biệt…Khoa trưởng phân công trực ban, nhưng chẳng một ai muốn nhận…Và rồi cuối cùng, một y tá vừa tốt nghiệp được ba tháng…đã rón rén bước vào căn phòng cách ly đặc biệt ấy…

Sản phụ nhoẻn miệng cười với cô y tá non nớt tay nghề này…Cứ tưởng rằng những phụ nữ mắc “căn bệnh thế kỷ”…sẽ lòe loẹt son phấn, nhưng ở người sản phụ bệnh nhân này…thì không phải thế…Chị bình thường…với mái tóc dài ngang vai, khuôn mặt hiền từ... “ Cám ơn cô !” – giọng chị trong veo, nhẹ nhàng…

Thì ra chị là giáo viên  của một trường Trung Học Phổ Thông…Một ngày nọ từ trường về nhà, chị bị tai nạn và – do mất máu quá nhiều – nên phải chuyền máu…Không may chị nhiễm HIV…Cho mãi đến khi mang thai, bác sĩ mới phát hiện “căn bệnh thế kỷ” nơi chị…Vậy là cả một tương lai không chút sáng sủa nào với mẹ lẫn con…Xác suất lây nhiễm nơi người con là rất cao – có lẽ khoảng 20% - 40 %...Hơn nữa, bởi người mẹ không còn hệ thống miễn dịch nên những biến chứng trong quá trình sinh nở là vô cùng nguy hiểm…

Chồng chị xuất hiện khiến cả khoa ngỡ ngàng…Anh là một nhân viên văn phòng cao ráo, lịch sự và rất có phong thái…

Cô bé y tá vừa dọn dẹp giường bệnh, vừa lắng nghe câu chuyện của đôi vợ chồng : “ Anh à, anh đoán xem con chúng ta sẽ giống em hay giống anh hơn ?”“Tất nhiên là giống anh rồi…Nếu là con gái…thì mới giống em chứ !” Thì ra họ là một gia đình hạnh phúc…Cô bé y tá quay mặt bước ra khỏi phòng với giòng nước mắt chảy dài…

Hằng ngày chị phải dùng rất nhiều loại thuốc khác nhau để kiểm soát lượng virus HIV…đồng thời mỗi ngày đểu phải lấy máu và truyền dịch…Là y tá mới ra trường và còn “nhát gan”…nên không ít những lần lấy máu, cô bé y tá vẫn phải mò mẫm gây đau, tuy nhiên chưa một lần chị rên rỉ, ngược lại “cắn răng” cười và an ủi : không sao đâu !

Còn vài ba ngày nữa mới tới ngày sinh, cả khoa ở trong tình trạng chuẩn bị cao độ, nhưng bàn thân chị thì vẫn bình thản đọc sách, nghe nhạc, vẽ tranh tặng con…Cô bé y tá non nớt – một ngày kia – đánh bạo hỏi người thai phụ đặc biệt này :

-Sao chị lại quyết tâm sinh em bé và chị có biết rằng nguy cơ lây nhiễm cho bé là rất cao không?

Chị mỉm cười :

-Con tôi đã đến với tôi, đó là duyên nợ…Hơn nữa, tôi không có quyền cướp đi sinh mệnh của bất kỳ ai !

-Thế nhưng…nếu cháu bị nhiễm HIV…thì sao ?

Im lặng một lúc…rối chị chậm rãi :

-Nếu không thử…thì con tôi sẽ không có cơ hội sống nào hết…

Căn phòng bỗng nhiên trở nên ngột ngạt…Cô bé y tá quay lưng…Thế nhưng người mẹ sắp sinh đã nắm lấy tay cô…với đôi mắt rưng rưng:

-Tôi muốn nhờ cô một việc : khi tôi sinh con, dù có xảy ra chuyện gì…thì chồng tôi nhất định sẽ cứu lấy tôi…Nhưng tình trạng của tôi…thì cô cũng biết rồi đấy…Vì thế nên nếu thực sự xảy ra chuyện xấu…thì xin hãy cứu lấy con tôi…

Cô bé y tá ôm lấy sản phụ…

Dưới ánh đèn huỳnh quang nhạt màu, sản phụ nằm yên trên bàn mổ, thân dưới không ngừng chảy máu, nước ối đục đã ộc ra…Nghĩa là thai nhi đang ở trong tình trạng nguy hiểm vì thiếu oxy…Thể chất sản phụ - do lây nhiễm – nên không hề có bất cứ phản ứng nào với thuốc tê…Biện pháp duy nhất : đấy là mổ “sống” để đưa thai nhi ra và hy sinh người mẹ…Người ta cũng có thể gây mê nhưng phải có một thời gian đợi chờ cho thuốc có tác dụng…và – dĩ nhiên có thể cứu người mẹ - nhưng em bé sẽ ngạt thở…và có thể bị “sốc” với liều gây mê quá cao…

Chị nắm chặt tay cô bé y tá :

-Cứu lấy con tôi ! Nhanh, cứu lấy con tôi ! Không cần phải quan tâm đến tôi !

Lần đầu tiên trong đời, cô y tá non trẻ biết đến cái nhìn tuyệt vọng trong bầu khi của căn phòng tuyệt vọng…với một nhóm những y, bác sĩ chuyên gia nhưng đành phải bất lực…để quyết định một  chọn lựa giữa hai sự sống…Con dao phẫu thuật được đưa xuống bụng dưới…Từng lớp da, lớp mỡ, lớp cơ…được lật bung…Người mẹ co giật từng cơn, toàn thân giãy giụa, quằn quại, đôi mắt trợn ngược, miệng cắn chiếc khăn trắng…vả rên từng cơn xé lòng…

Cuối cùng, thai nhi đỏ hỏn cũng được đưa ra và khóc lên tiếng khóc yếu ớt đầu đời…Người mẹ AIDS vừa lịm đi, đột nhiên nghe tiếng khóc của con…nên gắng gượng mở mắt : lần đầu và cũng là lần cuối, chị nhìn thấy con trai mình…

Người viết thành thật xin lỗi tác giả bài viết trên đây…mà ngay khi vừa xuất viện, người viết đã đọc được, đồng thời – nhớ tới các y tá, điều dưỡng viên tươi trẻ đã giúp mình trong suốt thời gian nằm viện từ phòng bệnh đến bàn mổ - phòng hồi sức – và phòng bệnh…nên muốn có đôi giòng cám ơn…Và vì thế có đôi chút thay đổi ở cương vị “người kể chuyện”…chứ không là chính tác giả…Mong được thông cảm và tha thứ…

Có lẽ không có nơi nào mà thân phận con người được diễn tả “trần trụi” hơn Nhà Thương – Bệnh Viện…Ở đấy, những nhà chuyên môn – các y , bác sĩ -  mỗi ngày phải đụng chạm với ngàn muôn nỗi đau của phận người và tìm mọi cách có thể để giúp giảm nhẹ hoặc chữa lành những căn bệnh thể lý đã đành…mà không ít những trường hợp còn phải kiêm luôn công việc của một bác sĩ tâm lý, một người thân – thậm chí người cha, người mẹ - của bệnh nhân…để có thể mang đến cho họ một cơ may…Bên cạnh đó là lực lượng y tá, điều dưỡng, hộ lý tuổi đời còn rất trẻ, ngày đêm vật lộn với những “bất thường” của cả bệnh nhân lẫn thân nhân…Dĩ nhiên đôi khi công việc áp lực có thể có những cái nhăn hoặc sự im lặng khó chịu, nhưng hầu hết là sự tận tụy với nhiệm vụ hằng ngày, những nụ cười và những trao đổi nhẹ nhàng, an ủi…

Xin cám ơn…Xin cám ơn…những “bàn tay chữa lành của Chúa” ở giữa nhịp sống của đau đớn, rên rỉ…và hoàn toàn tín thác…Đây đó có thể có đôi ba những “chấm đen” có chút xíu nhức buốt, nhưng thực ra tất cả vẫn thật sáng sủa – đặc biệt nếu Tin Mừng Chúa được “sống” cách nhẹ nhàng qua ánh mắt, nụ cười và sự cố gắng có niềm vui dành cho nhau – không phải là thứ Tin Mừng được diễn giải trên giảng đài Nhà Thờ -  mà là Tin Mừng của những người luôn ước mong có “Tin Vui”  để mang đến cho anh chị em mình…

Trong lúc trao đổi cho vui với một vị đàn anh đáng kính về “trải nghiệm mùi chiên” khi ở giữa những thành phần “nặng mùi” trong xã hội hiểu về mọi mặt tinh thần cũng như vật chất…thì vị đàn anh ngắn gọn một câu : mình không dễ ngủ…nên không dám nghĩ đến chuyện lăn lộn như vậy !!! Chợt nhớ lại lời huấn đức trước khi ra trường của Cha nguyên Giám Đốc Đại Chủng Viện Xuân Bích – Giám Mục Ba-thô-lô-mê-ô Nguyễn Sơn Lâm – nhắn nhủ ở cuối mỗi năm học ngày xưa : - đi bất cứ đâu; - ở bất cứ nơi nào; - sống và làm việc với bất cứ ai…Thiết tưởng điều “tưởng rằng dễ” này lại là căn bản của “kỹ năng mục vụ” quan trọng mà – do hoàn cảnh cuộc sống – các nhà giáo dục trong hôm nay ít có dịp nhắc đến chăng…

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp.

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!