Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Bài Viết Của
Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Chuyện mỗi tuần – chuyện về tập sách “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” …
Chuyện mỗi tuần – về : Lời nói đầu của tác giả trong tác phẩm “Dẫu vậy thì vẫn cứ tin”…
Chuyện về tập sách “ Dẫu vậy thì vẫn cứ tin” – do Nhà Xuất Bản TempsPrésent in ấn…
Chuyện mỗi tuần – Phụng Vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Giáo Huấn Chúa Nhật số 18 – Tông Thư về Đào tạo Phụng vụ cho Dân Thiên Chúa số 12 (tt)…
Chuyện mỗi tuần – Phụng vụ - nơi gặp gỡ Đức Kitô (tt) – Tông thư số 12...
Chuyện mỗi tuần – chuyện về “Những Khao Khát của Thầy”…
Tản mạn ngày Giỗ Đầu của Huynh Trưởng Giuse Đỗ Bá Ái…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về thừa sai Pierre, Auguste Gallioz – Cố Thiết ( 1882 – 1954)
Chuyễn mỗi tuần – chuyện về thừa sai Eugène Garnier – Cố Minh (1862 – 1952)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Thừa Sai Jean Gagnaire – Cố Định (1861 – 1931).
Chuyện mỗi tuần – chuyện về Linh Mục Thừa Sai Eugène DURAND (1864-1932)
Câu chuyện về lệnh truyền của Chúa dành cho các môn đệ trước khi các ông lên đường rao giảng…
Chuyện mỗi tuần – Lời “giải oan” cho chị Mác-ta…
Chuyện về Nhà Truyền Giáo Dorgeville – Cố Sĩ (1881 – 1967)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Roger Delsuc – Cố Sáng – 1927 – 1974
Chuyện mỗi tuần – chuyện về người quét sân…
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Gaston DEGAS – 1880 - 1907
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude Charmot – 1922-1982 (tiếp theo)
Chuyện về các Thừa Sai MEP - Cha Claude – Émile – Marie Charmot…
Câu chuyện về Cha Victor Caillon (1906- 1983) – tiếp theo
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa Sai – MEP - Cha Cyprien-Théophile Brugidou (1887 – 1962)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các thừa sai MEP Cha BÉLIARD Donatien – Cố Phước (1913 – 1974)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (Cha Alexis BOIVIN – Cố Nhã (1870 – 1923))
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các Thừa Sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – chuyện về các Thừa sai MEP (tiếp theo)
Chuyện mỗi tuần – Chuyện về các nhà Truyền Giáo - Thừa sai Paris
Chuyện mỗi tuần – câu chuyện về các nhà truyền giáo của Hội Thừa Sai – Paris…
Chuyện mỗi tuần – Chuyến hành hương viếng Mẹ…
Huấn giáo của Đức Thánh Cha Phanxicô sau chuyến Tông Du Hungary trong buổi tiếp kiến chung sáng thứ tư ngày 3 – 5 – 2023 tại Quảng trường Thánh Phê-rô…
Bài giáo lý XII của Đức Thánh Cha Phanxicô với đề tài : Các đan sĩ là sức mạnh vô hình hổ trợ Giáo Hội và việc truyền giáo trong Giáo Hội…
Bài giáo lý XI của Đức Thánh Cha trong loạt bài về lòng nhiệt thành truyền giáo…Và chủ đề tuần này là : Người Ki-tô hữu hãy sẵn sàng để làm chứng cho Đức Kitô…
Bài giáo lý X của Đức Thánh Cha Phanxicô trong loạt bài trình bày về lòng nhiệt thành loan báo Tin Mừng – niềm đam mê loan báo Tin Mừng…
Bài giáo lý IX trong loạt bài về “Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ” với chủ đề “Trở thành Kitô hữu không nhờ trang điểm nhưng nhờ Chúa Giêsu biến đổi tâm hồn”…
Bài giáo lý VIII của Đức Thánh Cha Phanxicô trình bày trong buổi tiếp kiến chung thứ tư ngày 22 – 3 – 2023 với chủ đề: “Cách thế đầu tiên để loan báo Tin Mừng là làm chứng tá”…
Bài VII trong loạt bài giáo lý về Lòng say mê loan báo Tin Mừng – Lòng nhiệt thành Tông Đồ…Bài giáo lý tuần này có chủ đề: Là Tông Đồ trong một Giáo Hội tông truyền
Bài VI trong loạt bài giáo lý của Đức Thánh Cha về lòng say mê loan báo Tin Mừng – lòng nhiệt thành Tông Đồ
Chuyện mỗi tuần - Huấn dụ của Đức Thánh Cha : Phúc Âm không phải là “một đảng phái chính trị, một ý thức hệ, một câu lạc bộ”…
Chuyện mỗi tuần – lời mời gọi của Đức Thánh Cha : Hãy loan báo Tin Mừng với sự khiêm nhường và hiền lành – không dựa vào của cải vật chất – và cùng đi với nhau…
“ ... HỌ SẼ ĐƯỢC THIÊN CHÚA XÓT THƯƠNG .” ( MT 5 , 7B)

 

Theo lịch Phụng Vụ hằng năm , Giáo Hội mừng chung trong một ngày – ngày 1 . 11 - Tất Cả Các Thánh Nam Nữ  :  các vị đã được tôn vinh và nhất là những vị chưa được hay không bao giờ được tôn vinh...Ngày ấy  - trong năm Phụng Vụ 2015 này – là ngày Chúa Nhật XXXI / B ...

Qua ngày 2 . 11 sẽ là ngày Giáo Hội dâng Thánh Lễ  cầu cho các linh hồn – khởi sự tháng “ báo  hiếu” của người Công Giáo nói chung và người Công Giáo Việt Nam chúng ta nói riêng , bởi vì người Công Giáo Việt Nam sẽ có những cách diễn tả lòng kính hiếu của mình với những nét mang dấu ấn truyền thống văn hóa của riêng mình .

Và Lời Chúa , trong ngày lễ kính các thánh nam nữ , cho chúng ta nghe lại Tám Mối Phúc Chúa nói trong Tin Mừng  và chúng ta thì đã quá quen thuộc ...

Tất cả những mối phúc đều rất đẹp và là những điều mà chúng ta cố gắng để mà sống , mặc dù biết rằng không dễ , nhưng Chúa chấm điểm dựa trên ý thức muốn sống như thế cũng như quyết tâm của mỗi chúng ta ...Phần còn lại là của Thiên Chúa , mà  - theo thiển ý – thì

  “ Phúc thay ai xót thương người ,

     vì họ sẽ được xót thương .”

là mối phúc dễ thương hơn cả ...

Ngày 13 tháng 3 vừa qua , tại Đền Thờ thánh Phê-rô , Đức Thánh Cha đã công bố mở Năm Thánh đặc biệt được gọi là “ Năm Thánh Lòng Thương Xót ” : khởi sự với nghi thức mở cửa Đền thánh Phê-rô ngày 8 . 12 . 2015 – ngày lễ Đức Maria Vô Nhiễm tới đây – và kết thúc ngày lễ Chúa Giê-su  Ki-tô Vua  ngày 20 . 11 . 2016 ... Nghĩa là chúng ta còn hơn một tháng nữa thì vào “ Năm Thánh Lòng Thương Xót ”  ...

Trong bài giảng ở Thánh Lễ  bế mạc Thượng Hội Đồng Giám Mục thế giới ngày 25 . 10 vừa qua, dựa vào việc  Chúa chữa anh mù Bar-ti-mê , Đức Thánh Cha nói đến hai cơn cám dỗ : - cám dỗ cho rằng những vấn đề xảy ra quanh mình thì không phải là chuyện của mình nên lặng lẽ bỏ qua để khỏi phiền phức ; - cám dỗ về tình trạng sống  “ đức tin theo lịch trình” , nghĩa là mọi việc , mọi điều đã được sắp xếp đâu vào đó và cứ thế mà làm , mọi người phải tôn trọng cái lịch trình đó để không ai gây phiền toái cho ai ...

Hai  cơn cám dỗ đó có không , trong hôm nay , giữa chúng ta ?

Có và khá rõ :  - “ ôm rơm rặm bụng” là tình trạng ít người muốn và không muốn là vì ngại những phiền toái ... Đức Thánh Cha bảo rằng nhiều người đi ngang , nghe anh mù lên tiếng , nhưng không mấy ai muốn dừng lại ... Chúa Giê-su , Người đã dừng chân ...và anh mù được khỏi...Thật ra thì chúng ta không có khả năng chữa lành như Chúa đâu , nhưng chúng ta dừng chân , và sự dừng chân ấy biết đâu lại không làm cho một ai đó có thể mở mắt để nhận ra lòng xót thương của Chúa ...qua chúng ta ... Việc dừng chân đương nhiên là sẽ gây nhiều phiền toái thôi : năn nỉ ỉ ôi , bực bội giận hờn , xúc phạm tổn thương ... khi những yêu cầu không được đáp ứng ... Thế nhưng không dừng chân , không nói với nhau một lời nhẹ nhàng , không có cho nhau nụ cười chữa lành ... sẽ làm cho tình trạng mù tăng thêm và trầm kha ; - “ đức tin theo lịch trình” là cái nếp khá phổ biến trong giới nhà Đạo chúng ta : giáo dân thì  có giờ có giấc cho những sinh hoạt trong các giáo xứ , các Đấng các Bậc thì có giờ có giấc cho các sinh hoạt mục vụ và tư riêng...Thời khóa biểu bị phá vỡ là chuyện không ai muốn và không ai thích ...Thế nhưng tình yêu thì đâu có giờ , có giấc nhất định ... Khổ đau cũng không chờ giờ mà đến và nhu cầu cũng bất biết đền giờ , đến buổi ... Nó buộc những “ lịch trình” phải uyển chuyển ... Nó buộc những dự định , những sắp xếp phải thế này , thế khác ... Không chịu được những chuyện đó thì – dù có làm việc của Chúa – chúng ta vẫn bị mù và làm cho người khác mù nặng hơn nữa : chúng ta mù vì không thấy Chúa nơi anh chị em để mà tiếp đón , người khác mù vì cứ tưởng Chúa là như thế - cứng nhắc và độc đoán ...

Tưởng Chúa là như thế , nhưng Người không phải là như vậy ...

Và Đức Thánh Cha thấy cần phải có Năm Thánh Lòng Thương Xót để điều chỉnh , làm cho khuôn mặt của Chúa Thương Xót rõ nét hơn : rõ nét hơn trong Giáo Hội và cũng từ đó mà rõ nét hơn nơi cộng đồng con người ...

Các vị thánh là những con người – khi sống ở trần gian – đã diễn tả được Lòng Thương Xót của Chúa qua cuộc đời của mình : vị này thì rõ nét ở mặt này , vị kia thì rõ nét ở mặt kia ...Nhưng tất cả đều làm cho con người nhận ra rằng : Thiên Chúa giàu lòng Thương Xót và Ngài chăm sóc nhân loại ...

Các vị hiển thánh thì đương nhiên là đã có “ hạnh các thánh ” và đọc thì biết ... Nhưng con số ấy có là bao so với cộng đồng các thánh - hôm nay – được hưởng kiến tôn nhan Thiên Chúa ...Ẩn danh hay vô danh nhưng các ngài đã có một đời sống – có lẽ không vang lừng năm châu bốn bể - nhưng lại rất dễ thương trong một gia đình , trong một công đồng xóm giềng mà chỉ những người gần gũi mới biết và trân trọng ... Giáo Hội Mẹ mừng rỡ và tôn kính tất cả ...Các ngài chắc chắn là những con người có lòng xót thương ...Có thể bản thân các ngài cũng chưa đến nhà thờ lần nào trong đời , nhưng cái “ tâm”  của các ngài mang dấu ấn lòng thương xót của Chúa ...Công trình nên thánh có khi không là những “ linh đạo” của các nhà tu đức lớn , nhưng chỉ là nắm lúa hằng ngày quăng cho bầy chim để chúng sống , làm vui cho cuộc đời và là yếu tố giữ quân bình cho tạo dựng trong khi những người khác miệt mài hủy phá vì lợi ích của riêng mình ...mà những ngày triều cường mùa này được ví von là “ Sài gòn mùa nước nổi”  , bà con mình vất vả vật lộn...


 

  “ Phúc thay ai xót thương người ,

      vì họ sẽ được xót thương .”

Cụ Sào Nam Phan Bội Châu ( 1867 – 1940) có một bài thơ tặng Quan Thượng Thư Bộ Lại – dưới triều hoàng đế Bảo Đại -  khi ông này “ rũ áo từ quan” vì thấy mình không thể làm việc trong tình trạng người  Pháp lạm quyền trên đất nước của mình :

  Ai biết trời nam hãy có người

    Sịch nghe tưởng ngỡ sấm bên tai :

    Lông hồng coi nhẹ vàng muôn lượng ,

    Ngôi quý xem dường dép nửa đôi .

    Phơi tỏ cùng trời gan đỏ chói ,

    Nhá nhem thây kẻ mắt đen thui .

    Ví chăng kịp lúc làm vai vế

    Sau ngựa Châu xin quất ngọn roi .

Và vị Thượng Thư Bộ Lại này lại là một người Công Giáo – chưa được tôn phong và chắc không bao giờ được tôn phong – nhưng là người đức độ được nhiều người mộ mến ...Rất nhiều những con người không cùng tôn giáo và đã từng chia sẻ công việc với con người ấy đã tâm phục , khẩu phục : một con người quá thẳng thắn , quá nhân từ , quá độ lượng ...Nhận định ấy thôi – phải chăng – đã là một sự tôn vinh rồi ...

Xã hội Việt Nam hôm nay không dễ có được mấy người “ Lông hồng coi nhẹ vàng muôn lượng / Ngôi quý xem dường dép nửa đôi”  đâu ...

Giáo Hội Việt Nam hôm nay không dễ có được mấy người “ Lông hồng coi nhẹ vàng muôn  lượng / Ngôi quý xem dường dép nửa đôi ”  đâu ...

Đức Cha Già Phaolo – ở bài suy niệm thánh lễ sáng thứ bảy 31 . 10 hôm nay trong Nhà Nguyện Nhà Nghỉ Dưỡng – chia sẻ :  khi về già và bệnh hoạn mới thấy rằng điều duy nhất cần là được Chúa thương ...Dĩ nhiên điều duy nhất này ai cũng biết ...

Cám ơn Chúa vì các thánh trên trời ...


 

Lm Ngô Mạnh  Điệp .

 


 

Tác giả: Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!