Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Bài Viết Của
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Rao Giảng Đức Kitô trong Thế Giới Hiện Đại - Sứ Vụ Truyền Giáo của Đức Lêo XIV
Triều Đại ĐGH Phanxicô Dưới Sự Quan Phòng của Thiên Chúa
Nền Tảng và Cùng Đích của Cuộc Lữ Hành Hy Vọng
Người Lữ Hành Hy Vọng trước Các Thách Đố của Thời Đại
Thánh Lễ Là Cuộc Tưởng Niệm Chữa Lành Ký Ức của Chúng Ta
Thánh Thể và Lời Mời Gọi Truyền Giáo, Phần I
Bí Tích Thánh Thể Chữa Lành Lo Âu Và Trầm Cảm
Thánh Thể Là Linh Hồn Của Một Hội Thánh Hiệp Hành
Bí Tích Thánh Thể Chữa Lành Trái Tim Tan Vỡ của Chúng Ta
Từ Thánh Thể đến Truyền Giáo - Quyền Năng Biến Đổi của Chúa Thánh Thần - Hãy để Chúa Thánh Thần biến Bạn thành Thừa Sai Thánh Thể
Khám phá Căn Tính Thật Sự của Chúng Ta trong Thiên Chúa
Bốn Trụ Cột của Năm Truyền Giáo Thánh Thể
Bài Thuyết Trình của Đức Cha Robert Barron trong Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc 2024
Bài Giảng của Đức Hồng Y Luis Tagle trong Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc Hoa Kỳ 2024
Tám Lý Do Để Biến Đổi Một Giáo Xứ Từ Tình Trạng Bảo Trì sang Truyền Giáo
Quyền Năng của việc Chầu Thánh Thể
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 8 – Tiến về Phía Trước – Yêu Đến Cùng
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 7 – Đời Sông Giáo Xứ Hậu COVID – Tạo Không Gian để Gỡ và Liên Hệ
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 6 – Vun Trồng Một Nền Văn hóa Thánh Thể
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 5 – Xây Dựng một Nền Văn hóa Thánh Thể
Bài 4 – Thánh Lễ và Sứ Vụ: Hành Trình từ Phụng Vụ sang Phúc Âm Hoá
Bài 3 - Bày Tỏ Đức Kitô: Dâng Lễ vật đến Kinh Tạ Ơn
Bài 2 - Mối Liên hệ giữa Phụng Vụ Lời Chúa, Tin Mừng và Mầu Nhiệm Bàn Thờ
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ (Linh đạo Thánh Thể của Linh mục – Bài 1)
Chuẩn bị cho Chiến Dịch Mời Một Người Trở Lại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
TÔN THỜ THÁNH THỂ (Bài 9 - Nhất Quán Thánh Thể)
TÔN THỜ THÁNH THỂ
RƯỚC LỄ LÀ HIỆP THÔNG VỚI ĐỨC KITÔ VÀ HỘI THÁNH
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài IV Chúa Giêsu là Chúa và Người Yêu Các Linh Hồn
Sự Hiện Diện Thật của Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài III – Lời Mời Gọi Nên Thánh Phổ Quát
SỰ HIỆN DIỆN THẬT CỦA ĐỨC KITÔ TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ
TẠI SAO CHÚA GIÊSU CHỊU CHẾT?
Cuộc Hành Hương Thánh Thể theo Lộ Trình Phía Nam St. Juan Diego sẽ đi qua nhiều Cộng Đồng Việt Nam
Người Công giáo tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Toàn quốc và Đại hội Thánh Thể Toàn quốc có cơ hội lãnh nhận Ơn Toàn Xá
Lần Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa Là Dâng Hy Tế Thiêng Liêng
Thánh Lễ Là Suối Nguồn của Lòng Thương Xót
Bài Ca Thứ Tư Người Tôi Tớ Đau Khổ (Is 52:13-53:12)
BÀI CA THỨ BA NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 50:4-11)
BÀI CA THỨ HAI NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (49:1-6)
CUỘC ĐỜI LÀ MỘT GIẤC MƠ

Chúa Nhật I Mùa Vọng – B (Mc 13:33-37)

Chú giải Tin Mừng Chúa Nhật I Mùa Vọng Năm B của Cha Raniero Cantalamessa, Cha giảng thuyết của Phủ Giáo Hoàng. Ngài nói về việc làm sao để Mùa Vọng giúp chúng ta chừa tật xấu.

Khi ấy Chúa Giêsu nói với các môn đệ: “Vậy các con hãy tỉnh thức, vì các con không biết khi nào chủ nhà sẽ trở về, buổi chiều hay nửa đêm, khi gà gáy hay buổi sáng. Ông ấy có thể về vào lúc các con không ngờ và thấy các con đang ngủ. Ðiều Thầy bảo các con, Thầy cũng bảo mọi người là, Hãy tỉnh thức!”

Cách nói này của Đức Chúa Giêsu ám chỉ một cái nhìn rất chính xác về thế gian: thời buổi hiện đại như một đêm dài; cuộc đời mà chúng ta đang sống giống như một giấc mơ; các hoạt động điên cuồng mà chúng ta đang làm trên thực tế là một giấc mơ. Một văn hào Tây Ban Nha vào thế kỷ thứ 17, Calderón de la Barca, đã viết một vở kịch thời danh về đề tài: “Cuộc đời là một giấc mơ.”

Cuộc đời chúng ta trên hết phản ảnh sự ngắn ngủi của giấc mơ. Giấc mơ xảy ra ngoài thời gian. Trong giấc mơ sự vật không tồn tại như trong thực tế. Những hoàn cảnh, cần nhiều ngày hay tuần lễ, xảy ra trong giấc mơ trong vài phút. Đó là một hình ảnh của cuộc đời chúng ta: Khi đến tuổi già, người ta nhìn lại và có cảm tưởng rằng mọi sự đều qua đi trong nháy mắt.

Một đặc tính khác của giấc mơ là sự không thực tếhư vô. Người ta có thể mơ thấy mình ở trong một bữa tiệc, và ăn uống đến mức no nê; nhưng khi thức dậy thì cơn đói vẫn luôn còn đó. Một hôm, một người nghèo mơ thấy mình trở nên giàu có: anh ta được tâng bốc trong giấc mơ của mình, anh làm ra vẻ quan trọng, anh khinh dể cả cha anh, làm bộ như anh không nhận ra ông, nhưng khi thức giấc, anh ta thấy mình vẫn nghèo như xưa!

Điều này cũng xảy ra khi một người ra khỏi giấc mơ của cuộc đời này. Một người có thể rất giàu có ở dưới thế này nhưng khi chết người ấy thấy mình ở chính tình trạng của người nghẻo trên, là người thức giấc sau khi đã mơ thấy mình giàu có. Có gì còn lại trong sự giàu có của anh ta nếu anh ta đã không dùng chúng cho nên không? Chẳng còn gì cả.

Còn một đặc tính nữa của giấc mơ mà không áp dụng cho đời sống được: sự vắng mặt của trách nhiệm. Bạn có thể giết người hay ăn cướp trong giấc mơ; một khi thức dậy, bạn không có một chút mảy may tội nào cả; hồ sơ tiền án của bạn vẫn còn trắng. Trong đời sống thì không như thế, chúng ta biết rõ điều đó. Điều gì chúng ta làm trong cuộc đời cũng để lại những dấu vết, và dấu vết thế nào! Đã có lời viết rằng “Thiên Chúa sẽ trả lại cho mỗi người tùy theo việc họ làm” (Rm 2:6).

Về mặt thể lý, có những dược liệu có thể “làm cho người ta ngủ” hay giúp cho dễ ngủ; chúng được gọi là những viên thuốc ngủ và được thế hệ như thế hệ của chúng ta, là thế hệ không muốn mất ngủ, biết rõ. Về mặt luân lý cũng có một loại thuốc ngủ kinh khủng. Tên nó là thói quen.

Một thói quen giống như một con ma cà rồng. Ma cà rồng – ít ra là theo điều người ta tin -- tấn công những người đang ngủ và, trong khi nó hút máu họ, thì cùng một lúc nó cũng chích chất mê ngủ làm cho giấc ngủ dễ thương hơn, để người không may rơi vào một giấc ngủ mê man và con ma  cà rồng có thể hút hết máu nếu cần. Thói quen tội lỗi cũng ru ngủ lương tâm, để một người không cảm thấy ân hận; người ấy nghĩ rằng mình rất khỏe mạnh mà không biết rằng mình đang chết về tâm linh.

Chỉ có một cách cứu chữa khi mà “con ma cà rồng” này đã đè lên chúng ta, là có một điều gì bất ngờ xảy ra làm cho chúng ta tỉnh cơn mơ. Đó là điều mà Lời Chúa mà chúng ta nghe thường xuyên trong Mùa Vọng quyết tâm làm, là kêu gào lên để chúng ta thức dậy!

Chúng ta kết thúc bằng một Lời của Chúa Giêsu là Lời mở tâm hồn chúng ta ra để tin tưởng và hy vọng: “Phúc cho những đầy tớ nào khi chủ về mà thấy còn tỉnh thức. Thật, Thầy bảo các con, chủ sẽ thắt lưng, mời họ vào bàn ăn, và ông sẽ đến mà hầu hạ họ” (Lc 12:37).

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Tác giả: Phaolô Phạm Xuân Khôi

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!