Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Bài Viết Của
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Nền Tảng và Cùng Đích của Cuộc Lữ Hành Hy Vọng
Người Lữ Hành Hy Vọng trước Các Thách Đố của Thời Đại
Thánh Lễ Là Cuộc Tưởng Niệm Chữa Lành Ký Ức của Chúng Ta
Thánh Thể và Lời Mời Gọi Truyền Giáo, Phần I
Bí Tích Thánh Thể Chữa Lành Lo Âu Và Trầm Cảm
Thánh Thể Là Linh Hồn Của Một Hội Thánh Hiệp Hành
Bí Tích Thánh Thể Chữa Lành Trái Tim Tan Vỡ của Chúng Ta
Từ Thánh Thể đến Truyền Giáo - Quyền Năng Biến Đổi của Chúa Thánh Thần - Hãy để Chúa Thánh Thần biến Bạn thành Thừa Sai Thánh Thể
Khám phá Căn Tính Thật Sự của Chúng Ta trong Thiên Chúa
Bốn Trụ Cột của Năm Truyền Giáo Thánh Thể
Bài Thuyết Trình của Đức Cha Robert Barron trong Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc 2024
Bài Giảng của Đức Hồng Y Luis Tagle trong Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc Hoa Kỳ 2024
Tám Lý Do Để Biến Đổi Một Giáo Xứ Từ Tình Trạng Bảo Trì sang Truyền Giáo
Quyền Năng của việc Chầu Thánh Thể
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 8 – Tiến về Phía Trước – Yêu Đến Cùng
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 7 – Đời Sông Giáo Xứ Hậu COVID – Tạo Không Gian để Gỡ và Liên Hệ
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 6 – Vun Trồng Một Nền Văn hóa Thánh Thể
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 5 – Xây Dựng một Nền Văn hóa Thánh Thể
Bài 4 – Thánh Lễ và Sứ Vụ: Hành Trình từ Phụng Vụ sang Phúc Âm Hoá
Bài 3 - Bày Tỏ Đức Kitô: Dâng Lễ vật đến Kinh Tạ Ơn
Bài 2 - Mối Liên hệ giữa Phụng Vụ Lời Chúa, Tin Mừng và Mầu Nhiệm Bàn Thờ
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ (Linh đạo Thánh Thể của Linh mục – Bài 1)
Chuẩn bị cho Chiến Dịch Mời Một Người Trở Lại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
TÔN THỜ THÁNH THỂ (Bài 9 - Nhất Quán Thánh Thể)
TÔN THỜ THÁNH THỂ
RƯỚC LỄ LÀ HIỆP THÔNG VỚI ĐỨC KITÔ VÀ HỘI THÁNH
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài IV Chúa Giêsu là Chúa và Người Yêu Các Linh Hồn
Sự Hiện Diện Thật của Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài III – Lời Mời Gọi Nên Thánh Phổ Quát
SỰ HIỆN DIỆN THẬT CỦA ĐỨC KITÔ TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ
TẠI SAO CHÚA GIÊSU CHỊU CHẾT?
Cuộc Hành Hương Thánh Thể theo Lộ Trình Phía Nam St. Juan Diego sẽ đi qua nhiều Cộng Đồng Việt Nam
Người Công giáo tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Toàn quốc và Đại hội Thánh Thể Toàn quốc có cơ hội lãnh nhận Ơn Toàn Xá
Lần Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa Là Dâng Hy Tế Thiêng Liêng
Thánh Lễ Là Suối Nguồn của Lòng Thương Xót
Bài Ca Thứ Tư Người Tôi Tớ Đau Khổ (Is 52:13-53:12)
BÀI CA THỨ BA NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 50:4-11)
BÀI CA THỨ HAI NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (49:1-6)
BÀI CA THỨ NHẤT NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 42:1-9)
NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ VÀ THÁNH THỂ
BÀI GIÁO LÝ 1 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC




BÀI 1 - GIỚI THIỆU BÁT PHÚC

 

Kể từ Thứ Tư 29 tháng 1, năm 2020, Đức Thánh Cha Phanxicô bắt đầu loạt bài giáo lý về Bát Phúc hay Tám Mối Phúc Thật.  Dưới đây là bản dịch Bài Giáo Lý thứ nhất của Đức Thánh Cha được ban hành trong buổi Triều Yết Chung tại Rôma hôm Thứ Tư vừa qua. Trong bài này chúng tôi dịch Bài Tóm Tắt bằng Tiếng Anh và bài Giáo Lý chính từ bản tiếng Ý được đăng trong website của Toà Thánh (http://www.vatican.va).

 Bài Tóm Tắt bằng Anh Ngữ

Anh chị em thân mến: Hôm nay chúng ta bắt đầu một loạt bài giáo lý mới về các Mối Phúc Thật trong Tin Mừng Thánh  Matthêu. Giáo huấn của Chúa Giêsu cung cấp một loại “thẻ căn cước” cho các Kitô hữu.  Như ông Môsê trên Núi Sinai, Chúa Giêsu cũng ban “những “điều răn mới” này từ một sườn đồi. Người không áp đặt chúng, nhưng thay vào đó, đề nghị chúng như con đường dẫn đến hạnh phúc thật trong tương lai mà Thiên Chúa hứa với những ai trung thành với Ngài. Mỗi Mối Phúc Thật gồm có ba phần: từ mở đầuPhúc thay”, tiếp theo là tình cảnh mà những người được gọi là có phúc tìm thấy ở mình - nghèo đói về tâm linh, khóc lóc, khao khát công lý - và cuối cùng là lý do mà họ được chúc phúc. Các Mối Phúc Thật dạy rằng chúng ta được chúc phúc không phải bởi hoàn cảnh hiện tại của mình, nhưng trái lại, vì điều kiện mới mà chúng ta có được nhờ ân sủng của Thiên Chúa.  Như thế, bài giảng thứ nhất này của Chúa Giêsu giới thiệu tám “cánh cửa” mà qua đó chúng ta có thể gặp gỡ quyền năng của tình yêu Thiên Chúa để biến đổi cuộc đời và lịch sử của mình.  Vượt trên các giới hạn, nước mắt và thất bại của chúng ta, các Mối Phúc Thật chỉ đến niềm vui Vượt Qua phát sinh từ cuộc vượt qua hiển hách của chính Đức Kitô từ sự chết sang sự sống.

Bài Chính bằng Tiếng Ý

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay chúng ta bắt đầu loạt bài giáo lý về các Phúc Thật trong Tin Mừng Thánh Matthêu (5:1-11). Văn bản này mở đầu “Bài Giảng Trên Núi” và soi sáng cuộc sống của các tín hữu, thậm chí của cả những người chưa có đức tin.  Thật khó mà cầm nổi xúc động do những lời này của Chúa Giêsu gây ra, và ước ao hiểu chúng cùng chấp nhận chúng một cách trọn vẹn hơn bao giờ hết là điều thật chính đáng. Bát Phúc hàm chứa “căn cước” của Kitô hữu - đây là chứng minh thư của chúng ta - bởi vì chúng phác thảo dung nhan của chính Chúa Giêsu và cách sống của Người.

Giờ đây chúng ta trình bày những lời này của Chúa Giêsu một cách tổng quát; trong các bài giáo lý tiếp theo, chúng ta sẽ giải thích từng Mối Phúc Thật một.

Trước hết, điều quan trọng là việc công bố sứ điệp này đã xảy ra như thế nào: Chúa Giêsu, khi thấy đám đông dân chúng đi theo Người, thì Người lên một sườn núi quanh hồ Galilêa, ngồi xuống và giảng cho các môn đệ, công bố các Mối Phúc Thật. Vì vậy, sứ điệp được nói với các môn đệ, nhưng ở chân trời thì cũng có những đám đông dân chúng, là tất cả nhân loại. Đó là một sứ điệp cho toàn thể nhân loại.

Hơn nữa, “núi” ám chỉ núi Sinai, nơi Thiên Chúa ban các Điều Răn cho ông Môsê. Chúa Giêsu bắt đầu dạy một Luật Mới: trở nên nghèo khó, hiền lành, thương xót... Những “Điều Răn Mới” này còn hơn cả những luật lệ. Thực ra, Chúa Giêsu không áp đặt bất cứ điều gì, nhưng mặc khải con đường hạnh phúc – con đường của Người - bằng cách lặp lại từ “phúc thay” tám lần.

Mỗi mối phúc có ba phần. Phần thứ nhất luôn có từ “phúc thay”; rồi đến hoàn cảnh mà trong đó người được chúc phúc  cảm thấy mình đang sống: nghèo đói về tâm linh, đau khổ, khao khát công lý,… ; sau cùng là lý do cho phúc lành, được giới thiệu bởi liên từ “vì”: “Phúc thay những người này vì, phúc thay họ vì ...”  Cả tám Mối Phúc đều như vậy, và thật tốt khi học thuộc lòng chúng để lặp lại chúng, để ghi nhớ luật này, mà Chúa Giêsu đã cho chúng ta, trong trí khôn và tâm hồn anh chị em.

Chúng ta hãy chú ý đến sự thật này: căn nguyên của hạnh phúc không phải là tình trạng hiện tại nhưng là điều kiện mới mà chúng ta nhận được như một hồng ân từ Thiên Chúa: “vì Nước Trời là của họ”, “vì họ sẽ được an ủi”, “vì họ sẽ được đất làm gia nghiệp”, vân vân.

Trong yếu tố thứ ba, chính là lý do của hạnh phúc, Chúa Giêsu thường sử dụng thì tương lai thụ động: “họ sẽ được an ủi”, “ họ sẽ được đất làm gia nghiệp”, “họ sẽ được thỏa lòng”, “họ sẽ được tha thứ”, “họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa”.

Nhưng từ “phúc thay” có nghĩa gì? Tại sao mỗi mối phúc trong Tám Mối Phúc Thật lại bắt đầu bằng từ “phúc thay”?  Thuật ngữ nguyên thuỷ không ám chỉ một người được no đủ hay đang sung túc, nhưng ám chỉ một người đang ở trong tình trạng ân sủng, đang tiến bộ trong ân sủng của Thiên Chúa và tiến bộ trên con đường của Thiên Chúa: kiên nhẫn, nghèo khó, phục vụ người khác, an ủi ... Những người tiến bộ trong những điều này đều có hạnh phúc và sẽ được chúc phúc.

Để tự hiến cho chúng ta, Thiên Chúa thường chọn những con đường không thể tưởng tượng được, có lẽ là những con đường của các giới hạn của chúng ta, của những giọt nước mắt của chúng ta, của những thất bại của chúng ta. Đó là niềm vui Phục Sinh mà anh em Đông Phương nói, có thánh tích nhưng vẫn còn sống, đã trải qua cái chết và đã cảm nghiệm được quyền năng của Thiên Chúa. Các Mối Phúc Thật luôn mang đến cho anh chị em niềm vui; chúng là con đường dẫn đến niềm vui.  Thật có lợi cho chúng ta hôm nay khi lấy Tin Mừng Thánh Matthêu, chương năm, câu một đến câu mười một và đọc các Mối Phúc Thật - có lẽ đọc thêm một vài lần nữa trong tuần - để hiểu con đường thật đẹp, thật chắc chắn của hạnh phúc này mà Chúa ban cho chúng ta.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ.

Nguồn: http://www.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2020/documents/papa-francesco_20200129_udienza-generale.html

Tác giả: Phaolô Phạm Xuân Khôi

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!