Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Bài Viết Của
Phaolô Phạm Xuân Khôi
THÁNH LỄ LÀ GÌ?
TẠI SAO CHÚNG TA CẦN BÍ TÍCH THÁNH THỂ
BÀI GIỚI THIỆU TÀI LIỆU MẦU NHIỆM THÁNH THỂ TRONG ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH - CỦA ĐỨC CHA ANDREW COZZENS
BỐN BƯỚC DỄ DÀNG ĐỂ ĐI TỪ SÁM HỐI CHIẾU LỆ ĐẾN CÁCH XƯNG TỘI HẤP DẪN VÀ HIỆU QUẢ
Phục hưng Thánh Thể là Phương Thuốc Giải độc duy nhất cho Chủ Nghĩa Thế tục hôm nay
Giới thiệu 5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ
Sống một Mùa Chay Thánh Thể
Những nét đặc thù của Phục Hưng Thánh Thể
Phục hưng Thánh Thể Cá nhân trong Hành trình Đức tin và Canh tân
TUẦN CỬU NHẬT CẦU NGUYỆN CHO VIỆC PHỤC HƯNG THÁNH THỂ
Giới Thiệu Kế Hoạch Phục Hưng Thánh Thể Toàn Quốc của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
Thông báo về Khóa Thánh Kinh 120 Tuần ONLINE do ông Phạm Xuân Khôi phụ trách
Dưới đây là nối kết của 3 Videos Dẫn Nhập vào Thần Học Thân Xác
Video Dẫn Nhập vào Thần Học Thân Xác
MẦU NHIỆM THÁNH THỂ TRONG ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH (tài liệu của HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC CÔNG GIÁO HOA KỲ)
Dẫn Nhập vào Thần Học Thân Xác – Introduction to Theology of the Body
TÂN CHỈ NAN HUẤN GIÁO - CHƯƠNG IV Việc Đào Tạo Giáo Lý Viên
Tân Chỉ Nam Huấn Giáo - Chương 3
THÁCH ĐỐ ĐÀO LUYỆN LƯƠNG TÂM ĐỂ LÀM TÍN HỮU CÔNG DÂN
Tân Chỉ Nam Huấn Giáo - CHƯƠNG II Căn Tính của Việc Dạy Giáo Lý
Tân Chỉ Nam Huấn Giáo - Chương 1
TÂN CHỈ NAM HUẤN GIÁO Của Hội Đồng Giáo Hoàng về Thăng Tiến việc Tân Phúc Âm Hóa
BÀI GIÁO LÝ 5 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ 4 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ 3 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ 2 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ 1 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
CHRISTUS VIVIT! - Đức Kitô đang sống! - Tông Huấn cho Giới Trẻ và toàn thể Dân Thiên Chúa
GIỚI TRẺ, ĐỨC TIN VÀ VIỆC PHÂN ĐỊNH ƠN GỌI - THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC ĐẠI HỘI THƯỜNG KỲ THỨ XV - TÀI LIỆU KẾT THÚC
THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC ĐẠI HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ THỨ XV: GIỚI TRẺ, ĐỨC TIN VÀ VIỆC PHÂN ĐỊNH ƠN GỌI Tài liệu kết thúc (phần 2)
THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC ĐẠI HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ THỨ XV: GIỚI TRẺ, ĐỨC TIN VÀ VIỆC PHÂN ĐỊNH ƠN GỌI Tài liệu kết thúc (phần 1)
Bài Giáo Lý 2 của ĐTC Phanxicô về Bí Tich Thêm Sức: Ấn Tín của Chúa Thánh Thần
Bài Giáo Lý 1 của ĐTC Phanxicô về Bí Tich Thêm Sức: Làm Chứng cho Đức Kitô.
Bài Giáo Lý 6 của ĐTC Phanxicô về Bí Tích Rửa Tội: Mặc lấy Đức Kitô
Bài Giáo Lý 5 của ĐTC Phanxicô về Bí Tich Rửa Tội: Việc Tái Sinh
Bài Giáo Lý 4 của ĐTC Phanxicô về Bí Tich Rửa Tội: Nguồn mạch sự sống
Bài Giáo Lý 3 của ĐTC Phanxicô về Bí Tich Rửa Tội: Quyền năng chiến thắng sự dữ
Bài Giáo Lý 2 của ĐTC Phanxicô về Bí Tich Rửa Tội: Bí Tích Rửa Tội: Dấu Chỉ của Đức Tin Kitô Giáo
Bài Giáo Lý 1 của ĐTC Phanxicô về Bí Tich Rửa Tội
TOÀN VĂN BẢN DỊCH TÔNG HUẤN GAUDETE ET EXSULTATE
BÀI GIÁO LÝ THỨ 3 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ VỀ THÁNH LỄ: THÁNH LỄ LÀ CUỘC TƯỞNG NIỆM MẦU NHIỆM VƯỢT QUA CỦA ĐỨC KITÔ

 

“Việc tham dự Thánh Lễ làm cho cho chúng ta bước vào mầu nhiệm của Đức Kitô, bằng cách cho chúng ta đi với Người từ cái chết sang sự sống.”

Dưới đây là bản dịch bài giáo lý thứ ba của ĐTC Phanxicô về Thánh Lễ, được ban hành ngày 22 tháng 11, 2017 tại Quảng trường Thánh Phêrô Vatican. Hôm nay ĐTC giủ thích tại sao Thánh Lễ là cuộc tưởng niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô. Ngài nhắn nhủ chúng ta phải ý thức rằng khi tham dự Thánh Lễ là chúng ta lên Núi Sọ cùng Chúa Giêsu chứ không phải đi xem một buổi trình diễn.

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Tiếp tục bài giáo lý về Thánh Lễ, chúng ta có thể tự hỏi: Thánh Lễ là gì? Thánh Lễ là cuộc tưởng niệm Mầu Nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô. Thánh Lễ cho chúng ta tham dự vào cuộc chiến thắng tội lỗi và sự chết của Mầu Nhiệm này, và mang lại ý nghĩa đầy đủ cho cuộc sống của chúng ta.

Vì lý do này, để hiểu được giá trị của Thánh Lễ, trước tiên chúng ta phải hiểu ý nghĩa theo Thánh Kinh của "việc tưởng niệm". Nó “không chỉ là tưởng nhớ các biến cố trong quá khứ, mà còn bằng cách nào đó làm cho các biến cố ấy hiện diện và được hiện tại hóa. Đây chính là cách dân Israel hiểu về cuộc giải phóng của họ từ Ai Cập: Mỗi lần lễ Vượt Qua được cử hành, các biến cố thời Xuất Hành lại hiện diện trong ký ức của các tín hữu, để họ làm sao cho cuộc sống của mình phù hợp với các biến cố ấy" (Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, số1363). Chúa Giêsu Kitô, với cuộc Khổ Nạn, cái Chết, sự Phục Sinh và lên trời của Người, đã hoàn tất Lễ Vượt Qua. Và Thánh Lễ là tưởng niệm cuộc Vượt Qua của Người, "cuộc xuất hành" mà Người đã thực hiện cho chúng ta, để giải thoát chúng ta khỏi tình trạng nô lệ và đưa chúng ta vào miền đất hứa của sự sống đời đời. Nó không chỉ là một lời nhắc nhở, không, nó còn hơn thế nữa: đó là để ghi nhớ những gì đã xảy ra cách đây 20 thế kỷ.

Bí tích Thánh Thể luôn luôn đưa chúng ta đến tột đỉnh của ơn cứu độ của Thiên Chúa: Chúa Giêsu, khi bẻ bánh ra cho chúng ta, đổ trên chúng ta tất cả lòng thương xót và tình yêu của Người, như Người đã làm trên thập giá, để đổi mới con tim chúng ta, cuộc sống chúng ta, và cách chúng ta hiệp thông với Người và với anh em chúng ta. Công Đồng Vaticanô II nói: “Mỗi khi hy tế Thập Giá được cử hành trên bàn thờ, qua đó ‘Đức Kitô là con chiên vượt qua của chúng ta đã chịu hiến tế’, thì công trình cứu chuộc chúng ta lại được thực hiện”. (Hiến chế tín lý Lumen Gentium, 3).

Mỗi cuộc cử hành Thánh Lễ là một tia nắng mặt trời không có hoàng hôn, là Chúa Giêsu Phục Sinh. Tham dự Thánh Lễ, đặc biệt vào ngày Chúa Nhật, có nghĩa là bước vào cuộc chiến thắng của Đấng Phục Sinh, được chiếu sáng bởi ánh sáng của Người, được sưởi ấm bởi sự ấm áp của Người. Qua việc cử hành Thánh Lễ, Chúa Thánh Thần làm cho chúng ta được thông phần vào sự sống của Thiên Chúa, là sự sống có khả năng biến đổi tất cả con người hay chết của chúng ta. Và trong cuộc Vượt Qua của Người từ sự chết sang sự sống, từ thời gian đến vĩnh hằng, Chúa Giêsu cũng kéo chúng theo với Người để làm Lễ Vượt Qua. Thánh lễ được thiết lập cho Lễ Vượt Qua. Trong Thánh Lễ, chúng ta cùng chết và sống lại với Chúa Giêsu, và Người đưa chúng ta đến sự sống đời đời. Trong Thánh Lễ, chúng ta kết hợp với Người. Đúng hơn là, Đức Kitô sống trong chúng ta và chúng ta sống trong Người. Thánh Phaolô nói, "Tôi đã chịu đóng đinh cùng với Đức Kitô” và Thánh Nhân nghĩ rằng, “không còn là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi. Và cuộc sống này, mà tôi sống trong thân xác, là sống trong đức tin vào Con Thiên Chúa, là Ðấng đã yêu thương tôi và đã hiến mạng sống Mình vì tôi" (Gal 2: 19-20).

Thực ra, Máu Người giải thoát chúng ta khỏi sự chết và việc sợ chết. Người giải thoát chúng ta không những chỉ khỏi sự thống trị của cái chết thể lý, mà còn cả cái chết thiêng liêng là sự dữ và tội lỗi, là những gì bắt giữ chúng ta mỗi khi chúng ta trở thành nạn nhân của tội lỗi của mình hay của người khác. Và rồi cuộc sống của chúng ta bị ô nhiễm, mất thẩm mỹ, mất ý nghĩa và đau khổ.

Thay vào đó, Đức Kitô ban lại sự sống cho chúng ta; Đức Kitô là sự sung mãn của đời sống, và khi phải đối diện với cái chết, Người đã vĩnh viễn tiêu diệt nó: "Từ cõi chết sống lại, Người huỷ diệt sự chết và canh tân sự sống" (Kinh nguyện Thánh Thể IV). Lễ Vượt Qua của Đức Kitô là chiến thắng cuối cùng trên sự chết vì Người đã biến đổi cái chết của Người thành hành động tình yêu tối cao. Người đã chết vì yêu! Và trong Bí Tích Thánh Thể, Người muốn truyền đạt tình yêu tha thiết và chiến thắng này. Nếu chúng ta đón nhận tình yêu ấy trong đức tin, chúng ta cũng có thể thật sự yêu mến Thiên Chúa và tha nhân, chúng ta có thể yêu như cách Người đã yêu chúng ta, bằng cách ban sự sống.

Nếu tình yêu của Đức Kitô ở trong tôi, tôi có thể trao hiến trọn vẹn chính mình tôi cho tha nhân, với niềm xác tín rằng cả khi người khác có thể làm tổn thương tôi, tôi sẽ không chết; nếu không thì tôi sẽ phải bảo vệ mình. Các vị tử vì đạo đã hiến mạng sống của các ngài chính vì xác tín về chiến thắng của Đức Kitô trên sự chết. Chỉ khi nào chúng ta cảm nghiệm được quyền năng này của Đức Kitô, quyền năng của tình yêu của Người, chúng ta mới thực sự tự do hiến mình mà không sợ hãi. Đây là Thánh Lễ: là bước vào cuộc Khổ Nạn, cái Chết, sự Phục Sinh và Lên Trời của Chúa Giêsu; khi chúng ta đi tham dự Thánh Lễ là y như chúng ta đang đi lên Núi Sọ, y như thế. Nhưng anh chị em hãy nghĩ xem: nếu lúc đi Lễ chúng ta đi lên Núi Sọ - chúng ta nghĩ bằng trí tưởng tượng - và chúng ta biết rằng người đang ở đó là chính Chúa Giêsu, thì chúng ta có được phép trò chuyện, chụp hình, trình diễn một chút không? Không! Vì đó là Chúa Giêsu! Chúng ta chắc chắn sẽ im lặng, than khóc, và thậm chí vui mừng vì được cứu độ. Khi chúng ta bước vào nhà thờ để cử hành Thánh Lễ, chúng ta hãy nghĩ về điều này: tôi đến Núi Sọ, nơi mà Chúa Giêsu hiến mạng sống cho tôi. Và như vậy việc trình diễn, đồn đại, bình phẩm ​​và những điều khiến chúng ta xa cách điều tuyệt mỹ này, là Thánh Lễ, chiến thắng của Chúa Giêsu, đều sẽ biến mất.

Tôi nghĩ rằng giờ đây chúng ta thấy rõ hơn là làm sao lễ Vượt Qua lại hiện diện và hoạt động mỗi khi chúng ta cử hành Thánh Lễ, nghĩa là, ý nghĩa của lễ tưởng niệm. Việc tham dự Thánh Lễ làm cho cho chúng ta bước vào Mầu Nhiệm của Đức Kitô, bằng cách cho chúng ta đi với Người từ cái chết sang sự sống, nghĩa là, ở đó trên Núi Sọ. Thánh Lễ là việc tái lập lại Núi Sọ, chứ không phải một buổi trình diễn.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

Nguồn: http://w2.vatican.va/content/francesco/it/audiences/2017/documents/papa-francesco_20171122_udienza-generale.html 

Tác giả: Phaolô Phạm Xuân Khôi

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!