Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Bài Viết Của
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Rao Giảng Đức Kitô trong Thế Giới Hiện Đại - Sứ Vụ Truyền Giáo của Đức Lêo XIV
Triều Đại ĐGH Phanxicô Dưới Sự Quan Phòng của Thiên Chúa
Nền Tảng và Cùng Đích của Cuộc Lữ Hành Hy Vọng
Người Lữ Hành Hy Vọng trước Các Thách Đố của Thời Đại
Thánh Lễ Là Cuộc Tưởng Niệm Chữa Lành Ký Ức của Chúng Ta
Thánh Thể và Lời Mời Gọi Truyền Giáo, Phần I
Bí Tích Thánh Thể Chữa Lành Lo Âu Và Trầm Cảm
Thánh Thể Là Linh Hồn Của Một Hội Thánh Hiệp Hành
Bí Tích Thánh Thể Chữa Lành Trái Tim Tan Vỡ của Chúng Ta
Từ Thánh Thể đến Truyền Giáo - Quyền Năng Biến Đổi của Chúa Thánh Thần - Hãy để Chúa Thánh Thần biến Bạn thành Thừa Sai Thánh Thể
Khám phá Căn Tính Thật Sự của Chúng Ta trong Thiên Chúa
Bốn Trụ Cột của Năm Truyền Giáo Thánh Thể
Bài Thuyết Trình của Đức Cha Robert Barron trong Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc 2024
Bài Giảng của Đức Hồng Y Luis Tagle trong Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc Hoa Kỳ 2024
Tám Lý Do Để Biến Đổi Một Giáo Xứ Từ Tình Trạng Bảo Trì sang Truyền Giáo
Quyền Năng của việc Chầu Thánh Thể
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 8 – Tiến về Phía Trước – Yêu Đến Cùng
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 7 – Đời Sông Giáo Xứ Hậu COVID – Tạo Không Gian để Gỡ và Liên Hệ
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 6 – Vun Trồng Một Nền Văn hóa Thánh Thể
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 5 – Xây Dựng một Nền Văn hóa Thánh Thể
Bài 4 – Thánh Lễ và Sứ Vụ: Hành Trình từ Phụng Vụ sang Phúc Âm Hoá
Bài 3 - Bày Tỏ Đức Kitô: Dâng Lễ vật đến Kinh Tạ Ơn
Bài 2 - Mối Liên hệ giữa Phụng Vụ Lời Chúa, Tin Mừng và Mầu Nhiệm Bàn Thờ
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ (Linh đạo Thánh Thể của Linh mục – Bài 1)
Chuẩn bị cho Chiến Dịch Mời Một Người Trở Lại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
TÔN THỜ THÁNH THỂ (Bài 9 - Nhất Quán Thánh Thể)
TÔN THỜ THÁNH THỂ
RƯỚC LỄ LÀ HIỆP THÔNG VỚI ĐỨC KITÔ VÀ HỘI THÁNH
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài IV Chúa Giêsu là Chúa và Người Yêu Các Linh Hồn
Sự Hiện Diện Thật của Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài III – Lời Mời Gọi Nên Thánh Phổ Quát
SỰ HIỆN DIỆN THẬT CỦA ĐỨC KITÔ TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ
TẠI SAO CHÚA GIÊSU CHỊU CHẾT?
Cuộc Hành Hương Thánh Thể theo Lộ Trình Phía Nam St. Juan Diego sẽ đi qua nhiều Cộng Đồng Việt Nam
Người Công giáo tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Toàn quốc và Đại hội Thánh Thể Toàn quốc có cơ hội lãnh nhận Ơn Toàn Xá
Lần Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa Là Dâng Hy Tế Thiêng Liêng
Thánh Lễ Là Suối Nguồn của Lòng Thương Xót
Bài Ca Thứ Tư Người Tôi Tớ Đau Khổ (Is 52:13-53:12)
BÀI CA THỨ BA NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 50:4-11)
BÀI CA THỨ HAI NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (49:1-6)
BÀI GIÁO LÝ 24 VỀ KINH TIN KÍNH CỦA ĐTC PHANXICÔ: SỰ SỐNG LẠI CỦA CHÚNG TA

 

Chúng ta tin rằng Chúa Giêsu đã sống lại, Chúa Giêsu vẫn còn sống lúc này…. Và nếu Chúa Giêsu vẫn còn sống, anh chị em có nghĩ rằng Người sẽ để mặc cho chúng ta chết không cho sống lại không?

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 4 tháng 12 năm 2013 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô.  Hôm nay ngài tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về kinh Tin Kính nói về Sự Sống Lại của Chúng Ta.

 

* * *

Anh chị em thân mến, chào anh chị em!

Hôm nay một lần nữa tôi trở lại với lời xác quyết “Tôi tin xác loài người (ngày sau) sống lại.  Đây là một chân lý không đơn giản, và không mấy hiển nhiên, bởi vì, đời sống của chúng ta bị chìm đắm trong thế giới này, nên không dễ hiểu được những thực tại của tương lai.  Nhưng Tin Mừng soi sáng chúng ta: sự sống lại của chúng ta gắn liền với việc Phục Sinh của Chúa Giêsu, Người đã sống lại từ cõi chết là bằng chứng rằng có việc kẻ chết sống lại.  Vì vậy, tôi muốn trình bày một số khía cạnh liên quan đến sự liên hệ giữa việc Phục Sinh của Đức Kitô và sự sống lại của chúng ta.  Người đã sống lại, Người đã sống lại và chúng ta cũng sẽ sống lại.

Trước hết, chính Thánh Kinh chứa đựng một con đường đi đến đức tin trọn vẹn về sự sống lại của kẻ chết.  Điều này được diễn tả như là đức tin vào Thiên Chúa, Đấng Tạo Hóa của toàn thể con người – linh hồn và thân xác - và như là đức tin vào Thiên Chúa giải thoát, Thiên Chúa trung thành cùa giao ước với dân Ngài.  Ngôn sứ Ekiel, trong một thị kiến, nhìn ngắm những ngôi mộ của những người bị lưu đầy được mở ranhững bộ xương khô sống lại nhờ việc thông ban sự sống của một thần khí ban sự sống.  Thị kiến này bày tỏ hy vọng vào “sự sống lại của dân Israel” trong tương lai, có nghĩa là vào sự tái sinh của một dân đã bị đánh bại và hạ nhục (x. Ed 37:1-14).

Chúa Giêsu, trong Tân Ước, hoàn tất mạc khải này, và liên kết đức tin vào sự sống lại với chính Người khi nói: “Thầy là sự sống và sự sống lại” (Ga 11:25).  Thực ra, Chính Chúa Giêsu sẽ làm cho những ai tin vào Người được sống lại trong ngày sau hết.  Chúa Giêsu đến giữa chúng ta, đã làm người giống như chúng ta trong mọi sự ngoại trừ tội lỗi;bằng cách này, Người đã đem chúng ta đi với Người khi trở vể với Chúa Cha.  Người, Ngôi Lời Nhập Thể, đã chết cho chúng ta và đã sống lại, ban cho các môn đệ Chúa Thánh Thần như là một bảo chứng của sự hiệp thông trọn vẹn trong Nước vinh quang của Người mà chúng ta đang tỉnh thức chờ đợi.  Sự mong đợi này là nguồn gốc và lý do của niềm hy vọng của chúng ta, một hy vọng, nếu được vun xới và bảo vệ - niềm hy vọng của chúng ta, nếu chúng ta vun xới và bảo vệ nó - nó sẽ trở thành ánh sáng để chiếu soi lịch sử cá nhân của chúng ta và lịch sử của cộng đồng.  Chúng ta hãy luôn luôn nhớ rằng: chúng ta là những môn đệ của Đấng đã đến, đến mỗi ngày và sẽ đến trong ngày sau hết.  Nếu chúng ta có thể biết rõ về thực tại này, chúng ta sẽ ít bị mệt mỏi vì đời sống hàng ngày, ít bị giam hãm trong phù du và sẵn sàng bước đi với một quả tim đầy lòng thương xót trên con đường cứu độ.

Một khía cạnh khác: sống lại nghĩa là ?  Sự sống lại của tất cả chúng ta sẽ xảy ra trong ngày sau hết, vào ngày tận thế, do sự toàn năng của Thiên Chúa, Đấng ban sự sống lại cho thân xác chúng ta, làm cho hồn xác tất cả hợp lại với nhau nhờ quyền năng Phục Sinh của Chúa Giêsu.  Đây là giải thích cơ bản: bởi vì Chúa Giêsu đã sống lại, thì chúng ta cũng sẽ sống lại; chúng ta hy vọng vào sự sống lại vì Người đã mở cánh cửa cho sự sống lại này cho chúng ta.  Và sự biến đổi này, sự biến hình này của thân xác chúng ta được chuẩn bị trong cuộc đời này bằng một mối liên hệ với Chúa Giêsu trong các Bí Tích, đặc biệt là Bí Tích Thánh Thể.  Chúng ta biết rằng trong cuộc sống này, chúng ta được nuôi dưỡng bằng Mình và Máu của Người, thì chúng ta sẽ sống lại như Người, với Người và qua Người như Chúa Giêsu đã sống lại với thân xác của Người, nhưng không trở về với một cuộc sống trần gian, vì vậy chúng ta sẽ sống lại với thân xác chúng ta, là thân xác được biến đổi thành thân xác vinh quang.  Nhưng đây không phải là một lời nói dối!  Điều này đúng.  Chúng ta tin rằng Chúa Giêsu đã sống lại, Chúa Giêsu vẫn còn sống lúc này.  Nhưng anh chị em có tin rằng Chúa Giêsu vẫn còn sống không?  Và nếu Chúa Giêsu vẫn còn sống, anh chị em có nghĩ rằng Người sẽ để mặc cho chúng ta chết không cho sống lại không?  Không! Người đang chờ chúng ta, và vì Người đã sống lại, quyền năng Phục Sinh của Người sẽ làm cho tất cả chúng ta sống lại.

Một yếu tố cuối cùng: trong cuộc đời này, chúng ta có trong mình một sự thông phần vào việc Phục Sinh của Đức Kitô.  Nếu thật sự là Chúa Giêsu sẽ cho chúng ta sống lại trong ngày tận thế, thì cũng thật sự rằng, theo một bình diện nào đó, chúng ta đang sống lại với Người.  Sự sống đời đời đã bắt đầu lúc này, nó bắt đầu trong suốt cuộc đời, đó là hướng về thời điểm của sự sống lại cuối cùng.  Và thực ra, chúng ta đã sống lại, qua Bí Tích Rửa Tội, chúng ta được kết hợp trong cái chết và sự Phục Sinh của Đức Kitô và thông phần vào sự sống mới, chínhsự sống của Người.  Cho nên, trong khi chờ đợi ngày sau hết, chúng ta có nơi chính mình một hạt giống của sự sống lại, như bảo chứng về sự sống lại trọn vẹn mà chúng ta sẽ nhận như gia nghiệp.  Cũng vì lý do này mà thân xác của mỗi người chúng ta là tiếng vang của cõi vĩnh hằng, và phải luôn luôn được tôn trọng;đặc biệt là sự sống của những người đau khổ phải được tôn trọng và yêu thương, ngõ hầu họ cảm thấy được sự gần gũi của Nước Thiên Chúa, là tình trạng của sự sống đời đời mà chúng ta đi đến.  Suy nghĩ này cho chúng ta hy vọng: chúng ta đang hành trình hướng về sự sống lại.  Thấy Chúa Giêsu, gặp Chúa Giêsu: đây là niềm vui của chúng ta!  Tất cả chúng ta sẽ cùng nhau - không ở đây nơi quảng trường, nhưng cách khác - hân hoan với Chúa Giêsu.  Đâycùng đích của chúng ta!

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

http://giaoly.org/vn

Tác giả: Phaolô Phạm Xuân Khôi

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!