Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Bài Viết Của
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Bài Thuyết Trình của Đức Cha Robert Barron trong Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc 2024
Bài Giảng của Đức Hồng Y Luis Tagle trong Thánh Lễ Bế Mạc Đại Hội Thánh Thể Toàn Quốc Hoa Kỳ 2024
Tám Lý Do Để Biến Đổi Một Giáo Xứ Từ Tình Trạng Bảo Trì sang Truyền Giáo
Quyền Năng của việc Chầu Thánh Thể
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 8 – Tiến về Phía Trước – Yêu Đến Cùng
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 7 – Đời Sông Giáo Xứ Hậu COVID – Tạo Không Gian để Gỡ và Liên Hệ
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 6 – Vun Trồng Một Nền Văn hóa Thánh Thể
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ: Bài 5 – Xây Dựng một Nền Văn hóa Thánh Thể
Bài 4 – Thánh Lễ và Sứ Vụ: Hành Trình từ Phụng Vụ sang Phúc Âm Hoá
Bài 3 - Bày Tỏ Đức Kitô: Dâng Lễ vật đến Kinh Tạ Ơn
Bài 2 - Mối Liên hệ giữa Phụng Vụ Lời Chúa, Tin Mừng và Mầu Nhiệm Bàn Thờ
PHỤC HƯNG MỘT NỀN VĂN HOÁ THÁNH THỂ (Linh đạo Thánh Thể của Linh mục – Bài 1)
Chuẩn bị cho Chiến Dịch Mời Một Người Trở Lại của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
TÔN THỜ THÁNH THỂ (Bài 9 - Nhất Quán Thánh Thể)
TÔN THỜ THÁNH THỂ
RƯỚC LỄ LÀ HIỆP THÔNG VỚI ĐỨC KITÔ VÀ HỘI THÁNH
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài IV Chúa Giêsu là Chúa và Người Yêu Các Linh Hồn
Sự Hiện Diện Thật của Đức Kitô trong Bí Tích Thánh Thể
Ánh Sáng Đẹp Tươi: Nhiệm Huấn Vượt Qua, Bài III – Lời Mời Gọi Nên Thánh Phổ Quát
SỰ HIỆN DIỆN THẬT CỦA ĐỨC KITÔ TRONG BÍ TÍCH THÁNH THỂ
TẠI SAO CHÚA GIÊSU CHỊU CHẾT?
Cuộc Hành Hương Thánh Thể theo Lộ Trình Phía Nam St. Juan Diego sẽ đi qua nhiều Cộng Đồng Việt Nam
Người Công giáo tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Toàn quốc và Đại hội Thánh Thể Toàn quốc có cơ hội lãnh nhận Ơn Toàn Xá
Lần Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa Là Dâng Hy Tế Thiêng Liêng
Thánh Lễ Là Suối Nguồn của Lòng Thương Xót
Bài Ca Thứ Tư Người Tôi Tớ Đau Khổ (Is 52:13-53:12)
BÀI CA THỨ BA NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 50:4-11)
BÀI CA THỨ HAI NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (49:1-6)
BÀI CA THỨ NHẤT NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 42:1-9)
NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ VÀ THÁNH THỂ
THÁNH LỄ LÀ GÌ?
TẠI SAO CHÚNG TA CẦN BÍ TÍCH THÁNH THỂ
BÀI GIỚI THIỆU TÀI LIỆU MẦU NHIỆM THÁNH THỂ TRONG ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH - CỦA ĐỨC CHA ANDREW COZZENS
BỐN BƯỚC DỄ DÀNG ĐỂ ĐI TỪ SÁM HỐI CHIẾU LỆ ĐẾN CÁCH XƯNG TỘI HẤP DẪN VÀ HIỆU QUẢ
Phục hưng Thánh Thể là Phương Thuốc Giải độc duy nhất cho Chủ Nghĩa Thế tục hôm nay
Giới thiệu 5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ
Sống một Mùa Chay Thánh Thể
Những nét đặc thù của Phục Hưng Thánh Thể
Phục hưng Thánh Thể Cá nhân trong Hành trình Đức tin và Canh tân
TUẦN CỬU NHẬT CẦU NGUYỆN CHO VIỆC PHỤC HƯNG THÁNH THỂ
BÀI GIÁO LÝ 23 VỀ KINH TIN KÍNH CỦA ĐTC PHANXICÔ: CÁI CHẾT CỦA CHÚNG TA

 

Nếu chúng ta mở cửa đời sống và con tim của chúng ta cho anh chị em mình, thì ngay cả cái chết  của chúng ta cũng sẽ trở thành một cánh cửa giới thiệu chúng ta vào Thiên Đàng.

Dưới đây là bản dịch bài Giáo Lý ĐTC Phanxicô ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2013 trong buổi Triều Yết Chung được tổ chức tại Quảng Trường Thánh Phêrô.  Hôm nay ngài tiếp tục chu kỳ Giáo Lý về kinh Tin Kính nói về Cái Chết của Chúng Ta và chúng ta phải chuẩn bị thế nào.

* * *

Anh chị em thân mến,

Chào anh chị em và chúc mừng vì anh chị em vì can đảm ở quảng trường này trong sự lạnh lẽo.  Tôi khen ngợi anh chị em rất nhiều.

Tôi muốn kết thúc loạt bài giáo lý về “Kinh Tin Kính”, được ban hành trong Năm Đức Tin, bế mạc Chúa Nhật tuần trước.  Trong bài giáo lý này và những bài giáo lý tiếp theo tôi muốn nói về chủ đề sự sống lại của thân xác, theo hai khía cạnh như được trình bày trong Sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, tức là sự chết và sống lại của chúng ta trong Đức Chúa Giêsu Kitô.  Hôm nay tôi sẽ suy niệm về khía cạnh thứ nhất, “sự chết trong Đức Kitô.

1. Thường trong chúng ta, có một cách nhìn sai lầm v cái chết.  Tất cả chúng ta đều quan tâm đến cái chết, và nó chất vấn chúng ta một cách sâu xa, đặc biệt là khi nó chạm đến gần chúng ta, hoặc khi nó chạm đến những trẻ em, những người không thể tự vệ, một cách mà đối với chúng ta làxấu xa”.  Tôi luôn luôn tự hỏi: tại sao trẻ em phải chịu đau khổ?  Tại sao trẻ em phải chết?  Nếu cái chết được hiểu là chấm dứt tất cả mọi sự, thì nó thật đáng sợ, khủng khiếp, và biến thành một đe mối dọa phá vỡ mọi mơ ước, mọi quan điểm, mọi liên hệ và làm gián đoạn mọi con đường.  Điều này xảy ra khi chúng ta coi cuộc sống của như như một khoảng thời gian bị giới hạn giữa hai thái cực: sinhtử, khi chúng ta không tin vào một chân trời vượt trên cuộc sống hiện tại; và khi chúng ta sống như thể không có Thiên Chúa.  Quan niệm này về cái chết là điều điển hình của tư tưởng vô thần, là tư tưởng giải thích cuộc đời như việc chúng ta hiện diện trên thế gian là một sự tình cờ,đang đi về phía hư vô.  Nhưng cũng một chủ nghĩa vô thần thực tiễn, đó là một lối sống chỉ vì tư lợi và chỉ sống cho những điều trần tục.  Nếu chúng ta để cho cái nhìn sai lầm về cái chết này bắt giữ, chúng ta sẽ không có sự lựa chọn nào khác hơn là che giấu cái chết, chối từ, hoặc tầm thường hoá nó, ngõ hầu nó không làm cho chúng ta sợ hãi.

2. Tuy nhiên, trước giải pháp sai lầm này, “quả tim” con ngưởi – lòng ước ao sự vô tận của nó, mà mỗi ngưởi chúng ta đều có, lòng khao khát cõi vỉnh hằng của nó, cũng ở trong mỗi ngưởi chúng ta – nổi loạn.  Như thế, ý nghĩa Kitô giáo của cái chết là gì?  Nếu chúng ta nhìn vào những giây phút đau đớn nhất của cuộc đời mình, khi chúng ta bị mất một người thân yêu - cha mẹ, một người anh em, một người chị em, vợ, chồng, một đứa con, một người bạn - chúng ta nhận ra rằng, ngay cả trong thảm trạng của sự mất mát, ngay cả khi bị tan nát bởi việc bị chia cách, một xác tín nảy sinh trong trái tim rằng tất cả mọi sự không thể nào là hết, rằng những điều tốt đã được cho đi và nhận được không phải là vô ích. Có một trực giác mãnh liệt trong chúng ta bảo chúng ta rằng cuộc sống của chúng ta không kết thúc với cái chết.

Việc khao khát sự sống này đã tìm thấy câu trả lời thực tế và đáng tin cậy của nó trong sự Sống Lại của Chúa Giêsu Kitô.  Sự Sống Lại của Chúa Giêsu không những chỉ cung cấp cho chúng ta sự chắc chắn về đời sống sau khi chết, mà còn soi sáng những mầu nhiệm về cái chết của mỗi người chúng ta.  Nếu chúng ta sống kết hp với Chúa Giêsu, trung thành với Người, chúng ta sẽ có thể đối diện với việc đi qua của cái chết với niềm hy vọng và sự thanh nhàn.  Thật vậy, Hội Thánh cầu nguyện: “Nếu sự chắc chắn rằng mình phải chết làm anh chị em buồn phiền, thì anh chị em được an ủi bởi lời hứa về trường sinh”.  Đây là một lời cầu nguyện rất đẹp của Hội Thánh!  Một người có khuynh hướng chết theo cách mà người ấy sống.  Nếu cuộc đời của tôi là một cuộc hành trình với Chúa, một con đường tín thác vào lòng thương xót vô hạn của Người, tôi sẽ được chuẩn bị để chấp nhận giây phút cuối cùng của cuộc đời dưới thế như sự phó thác dứt khoát và tin tưởng vào đôi bàn tay đón chào, trong khi chờ đợi để chiêm ngưỡng Thánh Nhan Người tận mặt.  Đây là điều đẹp nhất có thể xảy ra cho chúng ta: chiêm ngưỡng tận mặt Thánh Nhan xinh đẹp của Chúa, để nhìn thấy Người như Người là, xinh đẹp, đầy ánh sáng, tràn đầy tình yêu, đầy dịu dàng.  Chúng ta đi đến cùng đích này: nhìn thấy Chúa.

3. Trong bối cảnh này, chúng ta có thể hiểu được lời mời gọi của Chúa Giêsu là luôn luôn sẵn sàng, tỉnh thức, biết rằng cuộc đời dưới thế này được ban cho chúng ta để chuẩn bị cho đời sau, là đời sống với Cha trên trời.  Và vì thế, có một cách chắc chắn: chuẩn bị tốt cho cái chết, bằng cách gần gũi Chúa Giêsu.  Đó là sự an toàn:  Tôi chuẩn bị mình cho cái chết bằng cách ở gần Chúa Giêsu.  Anh chị em đang gần Chúa Giêsu như thế nào?  Bằng cầu nguyện, các Bí Tích và cũng qua việc thực thi bác ái.  Chúng ta hãy nhớ rằng Người hiện diện trong những người yếu đuối và thiếu thốn nhất.  Chính Người đã đồng hóa Mình với họ, trong dụ ngôn thời danh về Phán Xét Chung, khi Người nói: Ta đói, các con đã cho Ta ăn, Ta khát, các con đã cho Ta uống, một người lạ, các con đã tiếp đón Ta, trần truồng, các con đã cho Ta mặc, đau ốm,các con đến thăm Ta, ở tù, các con đã đến với Ta. Tất cả những gì các con đã làm cho một trong những anh em này của Ta, các con đã làm cho Ta” (Mt 25:35-36,40 ).  Vì vậy, một cách an toàn là để phục hồi ý nghĩa của việc bác ái Kitô giáo và chia sẻ huynh đệ chăm sóc những vết thương về thể chất và tinh thần của những người lân cận của chúng ta.  Sự đoàn kết trong việc cảm thông đau khổ truyền hy vọng là tiền đề và điều kiện để thừa kế Vương Quốc được chuẩn bị cho chúng ta.  Những người thực hành lòng thương xót không sợ chết.  Hãy suy nghĩ về điều này: những người thực hành lòng thương xót không sợ chết!  Anh chị em có đồng ý không?  Chúng ta cùng nhau lập lại câu này để không quên nó được không?  Những người thực hành lòng thương xót không sợ chết.  Và tại sao họ lại không sợ chết?  Tại vì họ nhìn vào nó trong những vết thương của anh chị em, và khắc phục nó với tình yêu của Đức Chúa Giêsu Kitô.

Nếu chúng ta mở cửa đời sống và con tim của chúng ta cho anh chị em mình, thì ngay cả cái chết  của chúng ta cũng sẽ trở thành một cánh cửa giới thiệu chúng ta vào Thiên Đàng, quê hương hồng phúc của chúng ta, nơi chúng ta đang hướng về, với lòng khao khát được sống muôn đời với Cha chúng ta, với Chúa Giêsu, Đức Mẹ Maria và các Thánh.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ

http://giaoly.org/vn

Tác giả: Phaolô Phạm Xuân Khôi

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!