Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Bài Viết Của
Phaolô Phạm Xuân Khôi
Cuộc Hành Hương Thánh Thể theo Lộ Trình Phía Nam St. Juan Diego sẽ đi qua nhiều Cộng Đồng Việt Nam
Người Công giáo tham dự Cuộc hành hương Thánh Thể Toàn quốc và Đại hội Thánh Thể Toàn quốc có cơ hội lãnh nhận Ơn Toàn Xá
Lần Chuỗi Lòng Thương Xót Chúa Là Dâng Hy Tế Thiêng Liêng
Thánh Lễ Là Suối Nguồn của Lòng Thương Xót
Bài Ca Thứ Tư Người Tôi Tớ Đau Khổ (Is 52:13-53:12)
BÀI CA THỨ BA NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 50:4-11)
BÀI CA THỨ HAI NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (49:1-6)
BÀI CA THỨ NHẤT NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ (Is 42:1-9)
NGƯỜI TÔI TỚ ĐAU KHỔ VÀ THÁNH THỂ
THÁNH LỄ LÀ GÌ?
TẠI SAO CHÚNG TA CẦN BÍ TÍCH THÁNH THỂ
BÀI GIỚI THIỆU TÀI LIỆU MẦU NHIỆM THÁNH THỂ TRONG ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH - CỦA ĐỨC CHA ANDREW COZZENS
BỐN BƯỚC DỄ DÀNG ĐỂ ĐI TỪ SÁM HỐI CHIẾU LỆ ĐẾN CÁCH XƯNG TỘI HẤP DẪN VÀ HIỆU QUẢ
Phục hưng Thánh Thể là Phương Thuốc Giải độc duy nhất cho Chủ Nghĩa Thế tục hôm nay
Giới thiệu 5 Phút Giáo Lý về Thánh Lễ
Sống một Mùa Chay Thánh Thể
Những nét đặc thù của Phục Hưng Thánh Thể
Phục hưng Thánh Thể Cá nhân trong Hành trình Đức tin và Canh tân
TUẦN CỬU NHẬT CẦU NGUYỆN CHO VIỆC PHỤC HƯNG THÁNH THỂ
Giới Thiệu Kế Hoạch Phục Hưng Thánh Thể Toàn Quốc của Hội Đồng Giám Mục Hoa Kỳ
Thông báo về Khóa Thánh Kinh 120 Tuần ONLINE do ông Phạm Xuân Khôi phụ trách
Dưới đây là nối kết của 3 Videos Dẫn Nhập vào Thần Học Thân Xác
Video Dẫn Nhập vào Thần Học Thân Xác
MẦU NHIỆM THÁNH THỂ TRONG ĐỜI SỐNG HỘI THÁNH (tài liệu của HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC CÔNG GIÁO HOA KỲ)
Dẫn Nhập vào Thần Học Thân Xác – Introduction to Theology of the Body
TÂN CHỈ NAN HUẤN GIÁO - CHƯƠNG IV Việc Đào Tạo Giáo Lý Viên
Tân Chỉ Nam Huấn Giáo - Chương 3
THÁCH ĐỐ ĐÀO LUYỆN LƯƠNG TÂM ĐỂ LÀM TÍN HỮU CÔNG DÂN
Tân Chỉ Nam Huấn Giáo - CHƯƠNG II Căn Tính của Việc Dạy Giáo Lý
Tân Chỉ Nam Huấn Giáo - Chương 1
TÂN CHỈ NAM HUẤN GIÁO Của Hội Đồng Giáo Hoàng về Thăng Tiến việc Tân Phúc Âm Hóa
BÀI GIÁO LÝ 5 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ 4 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ 3 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ 2 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
BÀI GIÁO LÝ 1 CỦA ĐTC PHANXICÔ VỀ BÁT PHÚC
CHRISTUS VIVIT! - Đức Kitô đang sống! - Tông Huấn cho Giới Trẻ và toàn thể Dân Thiên Chúa
GIỚI TRẺ, ĐỨC TIN VÀ VIỆC PHÂN ĐỊNH ƠN GỌI - THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC ĐẠI HỘI THƯỜNG KỲ THỨ XV - TÀI LIỆU KẾT THÚC
THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC ĐẠI HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ THỨ XV: GIỚI TRẺ, ĐỨC TIN VÀ VIỆC PHÂN ĐỊNH ƠN GỌI Tài liệu kết thúc (phần 2)
THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC ĐẠI HỘI ĐỒNG THƯỜNG LỆ THỨ XV: GIỚI TRẺ, ĐỨC TIN VÀ VIỆC PHÂN ĐỊNH ƠN GỌI Tài liệu kết thúc (phần 1)
CHÌA KHÓA CỦA CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II: CHÚA THÁNH THẦN (BÀI GIẢNG THỨ HAI MÙA VỌNG CỦA CHA CANTALAMESSA)

 

Năm mươi năm sau Công Đồng Vaticanô II

 

Dưới đây là bản dịch bài giảng thứ hai Mùa Vọng của Cha Raniero Cantalamessa, vị giảng thuyết của phủ Giáo Hoàng.  Bài này dịch phần lớn từ tiếng Pháp với tham khảo bản tiếng Anh.

1. Công Đồng:  cách chú giải gián đoạn và tiếp tục

Trong bài suy niệm này tôi muốn suy nghĩ về nguyên nhân lớn thứ nhì của việc cử hành năm nay: kỷ niệm 50 năm khai mạc Công Đồng Chung Vaticanô II.

Trong những thập niên gần đây, những nỗ lực nhằm lượng giá Công Đồng Vaticanô II đã gia tăng [1].  Đây không phải là dịp để theo đuổi dòng tư tưởng này, và thì giở cũng không cho phép.  Đôi khi, song song với những chú giải phân tích cũng có những cố gắng giải tổng hợp, nói cách khác, có một cuộc tìm kiếm một chìa khóa cho việc giải thích biến cố Công Đồng.  Tôi muốn góp phần của mình vào nỗ lực này và cố gắng đề ra một cách đọc những chìa khóa khác nhau trong việc giải thích này.

Có ba chìa khóa chính yếu: aggiornamento (cập nhật hóa), đoạn tuyệt canh tân trong sự tiếp tục.  Khi công bố Công Đồng cho thế giới, ĐTC Gioan XXIII dùng đi dùng lại từ “aggiornamento” (cập nhật hóa), mà nhờ công lao của ngài đã đi vào tự vựng phổ quát.  Trong bài huấn từ khai mạc Công Đồng, ngài đưa ra định nghĩa đầu tiên về ý nghĩa của từ này, theo ý ngài: “Công Đồng Chung thứ 21 […] muốn truyền đạt giáo lý Công Giáo một cách tinh tuyền và toàn vẹn, không một chút giảm bớt hay méo mó […]. Tuy nhiên, nhiệm vụ của chúng ta không phải chỉ là canh giữ kho tàng quí báu này, như thể chúng ta chỉ quan tâm đến quá khứ, mà còn dấn thân một cách mau mắn và không sợ hãi vào những công việc mà thời đại đang đòi hỏi chúng ta, trong khi theo đuổi con đường mà Hội Thánh đã từng đi theo trong gần 20 thế kỷ qua […]. Điều cần thiết là giáo lý chắc chắn và bất biến này, mà chúng ta phải chấp nhận trung thành, phải được học hỏi và trình bày theo cách thế mà thời chúng ta đòi hỏi” [2].

Tuy nhiên, theo đà tiến triển của các công việc và các khóa của Công Đồng, hai mặt trận đối lập nhau đã từ từ được hình thành, tùy thuộc vào việc người ta nhấn mạnh đến mục đích thứ nhất hay thứ nhì được nhắc đến ở trên: thí dụ như việc tiếp tục với quá khứ hay canh tân nó.  Đối với mặt trận thứ nhì, từ “aggiornamento” đã bị thay thế bởi từ “đoạn tuyệt”, nhưng nó mang trong mình một tinh thần và những chủ ý rất khác biệt.  Đối với những người được gọi là cấp tiến, đó là một thành quả phải được nhiệt tình chào đón.  Đối với mặt trận đối lập, thì (việc đoạn tuyệt) đó lại là thảm cảnh cho toàn thể Hội Thánh.

Đứng giữa hai mặt trận này, tức là hai mặt trận đồng ý với nhau về sự kiện đã xảy ra nhưng chống đối nhau về phán đoán của họ về sự kiện ấy, chúng ta thấy lập trường của Huấn Quyền Giáo Hoàng về “canh tân trong sự tiếp tục”.  Trong thông điệp Ecclesiam Suam, ĐTC Phaolô VI trở lại với từ “aggiornamento” của ĐTC Gioan XXIII để tuyên bố rằng ngài muốn nó được coi như “nguyên tắc hướng dẫn” [3].   ĐTC Gioan Phaolô II cũng đã nhắc lại quan điểm của vị tiền nhiệm của ngài ngay từ thủa ban đầu của triều đại ngài [4], và trong nhiều dịp, đã tự ý nói lên cùng một cách.  Tuy nhiên, trên hết, Đức Đương Kim Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã giải thích điều được Huấn Quyền Hội Thánh có ý nói về “canh tân trong sự tiếp tục”.  Ngài đã làm điều đó chỉ vài tháng sau khi được bầu cử, trong một huấn từ dành cho Giáo Triều Rôma ngày 22 tháng 12, năm 2005.  Chúng ta hãy lắng nghe vài đoạn:

“Vấn đề được đặt ra là: tại sao việc thực thi Công Đồng lại khó khăn đến thế trong phần lớn của Hội Thánh?  Đúng, việc này hoàn toàn tùy thuộc vào cách giải thích đúng về Công Đồng, hay như chúng ta có thể nói thời nay, tùy thuộc vào sự chú giải đúng của nó, là chìa khóa đúng đắn cho việc giải thích và áp dụng của Công Đồng.  Những vấn đề trong việc thực thi nó phát sinh từ sự kiện này là có hai cách chú giải đối chọi và bất đồng với nhau. Một cách tạo ra sự lẫn lộn, trong khi cách kia, tuy âm thầm nhưng càng ngày càng rõ ràng hơn, đã và đang đem lại hoa trái.  Một đàng, là cách giải thích tôi tạm gọi là ‘chú giải gián đoạn và đoạn tuyệt’; cách chú giải này thường chiếm được cảm tình của các phương tiện truyền thông, và cũng là một chiều hướng của thần học hiện đại. Đàng khác, là ‘chú giải canh tân’”.

Đức Thánh Cha nhìn nhận rằng quả thực đã xảy ra một số gián đoạn và đoạn tuyệt nào đó.  Tuy nhiên, nó không liên quan gì đến những nguyên tắc và chân lý căn bản của đức tin Kitô Giáo, nhưng đúng hơn liên quan đến một số quyết định trong lịch sử.  Được kể trong số đó, là sự xung đột giữa Hội Thánh và thế giới hiện đại, mà cao điểm là việc lên án toàn diện chủ thuyết hiện đại (modernist) dưới triều ĐTC Piô IX.  Tuy nhiên, nó cũng liên quan đến những tình trạng gần đây, như những tình trạng phát sinh từ các phát triển khoa học cũng như quan hệ mới giữa các tôn giáo, với những dính lứu của nó đến vấn đề tự do lương tâm.  Chưa kể đến việc Tàn Sát Người Do Thái (Holocaust), là điều đòi buộc chúng ta phải suy nghĩ lại những thái độ đối với dân Do Thái.  ĐTC viết:

“Rõ ràng là trong những lãnh vực ấy, cùng góp phần vào việc hình thành một vấn đề duy nhất, một loại gián đoạn nào đó có thể xẩy ra.  Thực thế, một sự gián đoạn đã lộ ra nhưng trong đó, sau khi phân biệt giữa những hoàn cảnh lịch sử cụ thể và những đòi hỏi của chúng, người ta đã chứng minh được rằng sự liên tục của những nguyên tắc đã không bị loại bỏ.  Người ta dễ bỏ sót sự kiện này khi nhìn thoáng qua.  Bản chất của việc canh tân đích thực hệ tại ở chính sự kết hợp giữa sự tiếp tục và gián đoạn ở những mức độ khác nhau này.”

Nếu chúng ta đi từ mức độ giá trị (axiological), nghĩa là mức độ của những nguyên tắc và giá trị, sang mức độ thời gian (chronological), chúng ta có thể nói rằng Công Đồng tiêu biểu cho một sự gián đọan với quá khứ gần nhưng tiêu biểu cho một sự tiếp tục với quá khứ lâu đời.  Về nhiều điểm, nhất là những điểm chính yếu liên quan đến quan niệm về Hội Thánh, Công Đồng muốn tạo ra việc trở vể nguồn gốc của mình, những nguồn Thánh Kinh và Giáo Phụ của đức tin.

Cách giải thích về Công Đồng mà Huấn Quyền đưa ra, nghĩa là canh tân trong sự tiếp tục có một tiền đề xuất sắc trong “Khảo Luận về Việc Phát Triển Giáo Lý Kitô Giáo” của ĐHY Newman, người thường được gọi là “Nghị Phụ vắng mặt của Vaticanô II”.  Châ Phước Gioan Newman chứng tỏ rằng, khi chúng ta đương đầu với những tư tưởng triết học hay niềm tin tôn giáo lớn như Kitô Giáo chẳng hạn thì: “Người ta không thể xét đoán ở những bước đầu những gì sẽ là tiềm năng của nó và những mục tiêu mà nó đang tìm kiếm. […].   Trong nhiều tương quan mới mà người ta có thể gặp sẽ xuất hiện những nguy cơ và những hy vọng; và những nguyên tắc cũ tái xuất hiện dưới những hình thức khác.  Nó thay đổi với chúng để vẫn luôn còn nguyên.  Trong một thế giới siêu nhiên những sự việc qua đi một cách khác, nhưng ở đây, dưới thế thì sống có nghĩa là thay đổi, và sự hoàn hảo là kết quả của nhiều cuộc biến đổi” [5].

Thánh Grêgôriô Cả một cách nào đó đã tiên liệu xác tín này.  Ngài nói rằng Thánh Kinh “cum legentibus crescit”,“lớn lên với người đọc nó” [6]; nghĩa là, nó lớn lên qua việc thường xuyên được đọc và sống, theo nhịp điệu của những vấn đề mới và thách đố mới nảy sinh trong lịch sử.  Như thế, giáo lý đức tin thay đổi nhưng chỉ để cho nó vẫn còn chân thật với chính mình; nó thay đổi theo những bất ngờ xảy ra trong lịch sử, ngõ hầu còn nguyên trong bản chất, như ĐTC Bênêđictô XVI đã nói.

Như trường hợp ngôn ngữ, có một thí dụ khá tầm thường nhưng lại đầy ý nghĩa.  Chúa Giêsu đã nói ngôn ngữ của thời đại Người; không phải tiếng Hipri, là ngôn ngữ trang trọng của Thánh Kinh (Tiếng La Tinh của thời đại Người), nhưng tiếng Aram của thường dân.  Việc trung thành với sự kiện khởi đầu ấy không thể hệ tại ở việc cứ tiếp tục nói tiếng Aram với tất cả những ai lắng nghe Tin Mừng trong tương lai, nhưng nói tiếng Hy Lạp với người Hy Lạp, tiếng La Tinh với người La Tinh, tiếng Armênia với người Armênia, tiếng Cop với người Cop, và vân vân cho đến tận thời đại chúng ta.  Như ĐHY Newman đã nói, chính nhờ thay đổi mà người ta trung thành nhất với những chỉ thị ban đầu.

 

2. Chữ viết giết chết, Thần Khí ban sự sống

Với tất cả sự kính trọng và mền phục đóng góp bao la và tiên phong của ĐHY Newman, một thế kỷ rưỡi sau tiều luận của ngài, và dưới ánh sáng của tất cả những gì mà Kitô giáo đã trải qua từ ngày đó, chúng ta cũng vẫn thấy có điều gì thiếu sót trong việc khai triển lý luận của ngài: là việc hầu như hoàn toàn vắng mặt của Chúa Thánh Thần.  Trong động năng của việc phát triển giáo lý Kitô giáo, người ta không kể đến một cách đầy đủ vai trò ưu tiên mà Chúa Giêsu dành cho Đấng An Ủi ngõ hầu Ngài mặc khải cho các môn đệ những chân lý mà các ông chưa “có sức chịu nổi”, và hướng dẫn các ông “đến toàn thể chân lý” (Ga 16:12-13).

Thực ra, điều gì cho phép chúng ta giải quyết được sự nghịch lý của việc canh tân trong sự tiếp tục và của tính cố định trong thay đổi, nếu không phải là hành động của Chúa Thánh Thần trong Hội Thánh? Thánh Irênê hoàn toàn hiểu điều này khi ngài viết rằng mặc khải giống như “một vật báu được giữ trong một bình quí, nhờ Chúa Thánh Thần, luôn đổi mới sự tươi trẻ của nó, làm cho chính bình chứa đựng nó cũng đổi mới sự tươi trẻ của mình” [7].  Chúa Thánh Thần không nói những lời mới.  Ngài không tạo ra các bí tích mới và các cơ chế mới, nhưng Ngài luôn luôn đổi mới và sinh động hóa các lời nói, các bí tích và các cơ chế mà Chúa Giêsu đã thiết lập.  Ngài không làm những điều gì mới, nhưng Người làm mới mọi sự!

Việc thiếu chú tâm đến vai trò của Chúa Thánh Thần này giải thích đại đa số những khó khăn đã phát sinh trong việc tiếp nhận Công Đồng Vaticanô II.  Thánh Truyền, mà nhân danh nó một số người đã bác bỏ Công Đồng, là một loại Thánh Truyền mà trong đó Chúa Thánh Thần chẳng đóng một vai trò nào cả.  Nó chỉ là một mớ những niềm tin và thực hành được ấn định một lần dứt khoát, chứ không phải là làn sóng giảng huấn tông truyền, một làn sóng luôn tiến về phía trước và lan truyền qua các kỷ nguyên, và như tất cả mọi làn sóng, người ta không thể theo kịp nó nếu không di chuyển cùng với nó.   Băng đá hóa Thánh Truyền bằng cách làm nó bắt đầu hay kết thúc ở một thời điểm nhất định nào đó có nghĩa là làm nó trở thành một truyền thống chết, không giống như điều được Thánh Irênê mô tả là “Thánh Truyền sống động.”  Thi sĩ Charles Péguy đã giải thích chân lý thần học này như sau:

“Chúa Giêsu đã chẳng cho chúng ta những lời đã chết,
Để chúng ta có mà đóng kín trong những hộp bè con (hay những hộp to).
Và để chúng ta có mà gìn giữ trong đống dầu ôi…
Như những xác ướp Ai Cập.
Chúa Giêsu Kitô đã chẳng cho chúng ta những lời đóng hộp
Để giữ,
Nhưng Người đã cho chúng ta những lời hằng sống
Để nuôi dưỡng …
Người lệ thuộc vào chính chúng ta, những kẻ yếu đuối và xác thịt,
Để làm cho sống, để nuôi dưỡng và giữ cho sống mãi với thời gian
Những lời được công bố sống động trong thời gian” [8].
 

Tuy nhiên, chúng ta phải nói ngay rằng ở mặt trận đối lập cực đoan bên kia, sự việc chẳng khác gì.  Ở đó, người ta cố ý nói đến một “tinh thần Công Đồng”, nhưng tiếc thay, tinh thần ấy không phải là tinh thần của Chúa Thánh Thần.  Qua “Tinh thần Công Đồng” người ta đã nghe thấy thôi thúc lớn lao [hướng đến điều mới lạ], về can đảm sáng kiến, là những điều không thể được đưa vào bản văn của Công Đồng vì bị một số [nghị phụ] chống đối, và vì nhu cầu cần phải có sự nhượng bộ giữa các bên [để đạt được sự nhất trí].

Giờ đây tôi muốn cố gắng minh họa điều, đối với tôi, tạo thành sự giải thích theo Thần Khí thật sự của Công Đồng, nghĩa là vai trò của Chúa Thánh Thần trong việc thực thi Công Đồng.  Tái sử dụng một tư tưởng táo bạo của Thánh Augustinô liên quan tới lời Thánh Phaolô về chữ viết và Thần Khí (2 Cor 3:6), Thánh Tôma Aquinô viết rằng:

“Chữ viết chỉ tất cả mọi luật lệ được viết ra mà ở ngoài con người, kể cả những luật luân lý trong Tin Mừng; chính vì thế cả chữ viết của Tin Mừng sẽ giết chết nếu ở bên trong không được nối kết với ân sủng thanh tẩy của đức tin” [9].

Cũng trong cùng bối cảnh này, Thánh Tiến Sĩ viết: “Luật Mới chủ yếu là chính ơn Chúa Thánh Thần được ban cho những ai tin vào Đức Kitô” [10].  Các luật của Tin Mừng cũng tạo thành Luật Mới, nhưng theo nghĩa tài liệu (material sense), như nội dung; ơn Chúa Thánh Thần mới là Luật Mới theo nghĩa chính thức (formal sense), vì chỉ có nó mới ban sức mạnh để đem những luật Tin Mừng này ra thực hành.  Thánh Phaolô nó gọi là “luật thần khí ban sự sống trong Chúa Giêsu Kitô” (Rm 8:2).

Đây là nguyên tắc phổ quát áp dụng cho mọi luật lệ.  Nếu không có ơn Chúa Thánh Thần, ngay cả những luật của Tin Mừng cũng chỉ một “chữ viết giết người”, thì chúng ta phải nói gì về những luật lệ của Hội Thánh, và trong trường hợp của chúng ta, phải nói gì về các sắc lệnh của Công Đồng Vaticanô II?  Như thế, việc “thực thi” hay thi hành Công Đồng không phải là áp dụng cách thẳng thừng.  Không được tìm cách áp dụng Công Đồng theo nghĩa đen, và hầu như một cách máy móc, nhưng “trong Thần Khí”, bằng cách lắng nghe Chúa Thánh Thần, chứ không phải một ‘tinh thần Công Đồng” mơ hồ, mở ra cho tất cả mọi chủ nghĩa chủ quan.  Huấn Quyền Giáo Hoàng là huấn quyền đầu tiên nhận ra nhu cầu cấp bách ấy.  ĐTC Gioan Phaolô II viết trong năm 1981 rằng:

“Tòan thể công trình canh tân trong Hội Thánh mà Công Đồng Vaticanô II đã đề ra và mở đầu một cách đầy quan phòng, một cuộc canh tân vừa phải cập nhật hóa ("aggiornamento") vừa phải củng cố điều vốn là trường cửu và tạo thành sứ vụ Hội Thánh, chỉ có thể thi hành được trong Chúa Thánh Thần, nghĩa là, với sự giúp đỡ của ánh sáng và quyền năng của Ngài” [11].

 

3. Phải tìm những hoa quả của Công Đồng Vaticanô II ở đâu?

“Lễ Hiện Xuống Mới” mà người ta nóng lóng mong đợi đã thực sự xảy ra chưa?  Một học giả nổi tiếng quen thuộc với tư tưởng của ĐHY Newman, là Ian Ker, đã đưa ra bằng chứng về tất cả đóng góp mà ngài có thể cung cấp, không những chỉ để hiểu sự phát triển của Công Đồng, mà cũng để hiều thời hậu Công Đồng [12].  Tiếp theo xác định về tính Bất Khả Ngộ của Giáo Hoàng nhân dịp Công Đồng Vaticanô I năm 1870, ĐHY Newman đã được đề cử hướng dẫn một buổi suy niệm chung về các công đồng và những xác định của chúng.  Ngài đã kết luận rằng các công đồng thường hay có những hiệu quả ngoài ý định của các vị tham dự lúc ấy.  Các ngài có thể thấy nhiều hơn hay ít hơn, so với những gì mà những quyết định ấy có thể đem lại sau đó.

Bằng cách này, ĐHY Newman đã không làm gì khác hơn là áp dụng vào những xác định của Công Đồng cùng một nguyên tắc phát triển, là nguyên tắc mà ngài đã minh họa liên quan đến giáo lý Kitô giáo nói chung.  Như mọi tư tưởng vĩ đại khác, một tín điều sẽ không được hiểu một cách hoàn toàn cho tới khi người ta thấy những kết quả của nó cũng như phát triển lịch sử của nó.  Theo hình ảnh của ngài: chỉ sau khi dòng sông rời khỏi mảnh đất gồ ghề mà từ đó nó phát sinh, nó mới có lòng sông và cuối cùng trở thành sâu rộng và tràn đầy [13].  Điều ấy đã xẩy ra với việc xác định tín điều bất khả ngộ của Giáo Hoàng: trong bầu khí nóng bỏng của lúc đó, nhiều người nghĩ rằng họ tìm thấy trong đó nhiều hơn chính Hội Thánh và chính vị Giáo Hoàng đưa ra.  Xác định này đã không làm cho các công đồng chung khác trong tương lai trở nên vô dụng như một số người thời ấy lo sợ hoặc hy vọng.  Công Đồng Vaticanô II minh xác điều này [14].

Chúng ta tìm thấy sự chứng thực về tất cả những điều này trong nguyên tắc chú giải về “lịch sử của những hiệu quả” (Wirkungsgeschichte) của Hans-Georg Gadamer.  Theo nguyên tắc này, để hiểu một bản văn, người ta cần phải xem xét những hiệu quả mà nó đã tạo ra trong lịch sử qua việc trở nên một phần của lịch sử ấy và bước vào cuộc đối thoại với nó [15].  Nguyên tắc này xảy ra một cách mô phạm trong việc giải thích nghĩa thiêng liêng của Thánh Kinh.  Nó không chỉ giải thích bản văn theo những gì đã xẩy ra trước nó, như cách giải thích theo lịch sử và triết học, là những cách tự giới hạn trong việc nghiên cứu các nguồn, nhưng cũng theo những gì xẩy ra sau đó.  Nó giải thích lời tiên tri theo những điều ứng nghiệm nơi Đức Kitô, nó giải thích Cựu Ước trong ánh sang của Tân Ước.

Tất cả những điều ấy chiếu một ánh sáng độc đáo trên thời đại hậu Công Đồng.  Có lẽ ở đây cũng thế, việc thể hiện Công Đồng thực sự nằm ở những nơi khác với những nơi chúng ta nhìn đến.  Phần chúng ta, chúng ta nghĩ đến một “sự thay đổi” trong những cấu trúc và những cơ chế, chúng ta nghĩ đến một sự phân phối quyền hành khác, chúng ta bận tâm về ngôn ngữ dùng trong phụng vụ, mà không ý thức rằng đó chỉ là những thay đổi quá nhỏ so với những điều mà Chúa Thánh Thần đã thực hiện.  Chúng ta tưởng rằng mình có thể xé rách bầu rượu cũ bằng đôi tay mình, trong khi đó Thiên Chúa ban cho ta phương pháp để xé rách những bầu rượu cũ ấy bằng cách đổ đầy chúng bằng rượu mới.

Đối với câu hỏi liệu có một ngày Hiện Xuống Mới không, chúng ta phải trả lời mà không ngần ngại rằng: Có! Nhưng đâu là những dấu chỉ khả tin?   Đó là một sự canh tân về phẩm chất của đời sống Kitô hữu ở bất cứ nơi nào Lễ Hiện Xuống này được tiếp nhận.  Biến cố chủ yếu về tín lý của  Công Đồng Vaticanô II có thể được tìm thấy trong hai chương đầu của Hiến Chế Lumen Gentium, trong đó, Hội Thánh được định nghĩa như “bí tích” và như “dân Thiên Chúa” đang lữ hành dưới sự điều khiển của Chúa Thánh Thần, được sinh động hóa nhờ các đặc sủng của Ngài, dưới sự hướng dẫn của hàng giáo phẩm.   Tóm lại, Hội Thánh là mầu nhiệm và cơ chế, là sự hiệp thông (koinonia) trước khi là phẩm trật (gerarchia).  ĐTC Gioan Phaolô II củng cố cái nhìn này và biến việc thực thi nó thành ưu tiên hàng đầu khi Hội Thánh bước vào thiên kỷ niên mới [16].

Chúng ta tự hỏi: Ở đâu hình ảnh về Hội Thánh này đã chuyển từ những văn kiện sang sự sống?  Ở đâu nó mặc lấy “thịt và máu” [17]?  Ở đâu đời sống Kitô hữu được sống theo “luật Thần Khí” một cách hân hoan và đầy xác tín vì được lôi cuốn thay vì bị bó buộc?  Ở đâu Lời Chúa được trân quý nhất?  Ở đâu các đặc sủng đang được tỏ tường nhất?  Ở đâu ao ước tha thiết một cuộc tân phúc âm hóa và hiệp nhất Kitô giáo được người ta cảm nhận?”

Vì chúng ta đang đối phó với một thực tại nội tâm, xẩy ra trong tâm hồn con người, nên câu trả lời tối hậu cho những câu hỏi này chỉ có một mình Thiên Chúa biết.  Về lễ Hiện Xuống mới, chúng ta nên nhắc lại điều Chúa Giêsu nói về Nước Thiên Chúa: “Không ai nói; ‘Này, nó ở đây!’ hay ‘Nó ở kia!’  Quả thực, này, nước Thiên Chúa đang ở giữa các ông” (Lc 17:21). Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể cảm nhận được những dấu chỉ, cũng nhờ khoa xã hội học tôn giáo, là khoa chuyên về những vấn đề này.  Từ quan điểm này, câu trả lời cho câu hỏi này, mà người ta luôn luôn và thưởng xuyên nghe là: những phong trào Hội Thánh!

Tuy nhiên, có một điều cần phải nhấn mạnh ngay lập tức.  Những phong trào Hội Thánh cũng bao gồm, qua chất lượng của chúng nếu không phải là dưới hình thức của chúng, các giáo xứ, các đoàn thể tín hữu (hiệp hội tín hữu) và các cộng đồng mới trong đó cùng một sự hiệp thông và cùng một phẩm chất của đời Kitô hữu đang được sống.   Dưới khía cạnh này, các phong trào và giáo xứ không được đặt ở vị thế đối nghịch hay cạnh tranh nhau, nhưng hợp nhất trong việc thực thi cùng một mô thức của đời sống Kitô hữu [theo nhiều cách thế khác nhau].  Cũng được kể trong số này những cộng đồng được gọi là “cộng đồng cơ bản”, là những cộng đồng mà trong đó ít nhất yếu tố chính trị không lấn át yếu tố tôn giáo.

Chúng ta cần phải khẳng định danh xưng chính xác: các phong trào “Hội Thánh” chứ không phải các phong trào “giáo dân”.  Đa số các phong trào này được thành lập, không phải do một thành phần mà do tất cả mọi thành phần trong Hội Thánh: chắc chắn là có các giáo dân, nhưng cũng có các giám mục, linh mục, tu sĩ nam nữ nữa.  Họ đại diện tập thể đặc sủng, là “dân Thiên Chúa” như được diễn tả trong Lumen Gentium.  Chỉ vì những lý do thực tiễn (vì đã có hai Thánh Bộ Giáo Sĩ và Thánh Bộ Tu Sĩ), nên “Hội Đồng Giáo Hoàng về Giáo Dân” phụ trách những phong trào này.

ĐTC Gioan Phaolô II đã nhìn thấy trong những phong trào và những cộng đồng giáo xứ sinh động này “những dấu chỉ của một mùa xuân mới của Hội Thánh” [18].  Trong nhiều dịp, ĐTC Bênêđictô XVI cũng đã đã diễn tả cùng một cảm nghĩ như thế [19].  Trong bài huấn từ lễ Truyền Dầu Thứ Năm Tuần Thánh (2012), ngài đã nói: “Bất cứ ai quan tâm đến lịch sử của thời hậu Công Đồng đều có thể nhận ra động năng của việc canh tân thực sự, một động năng thường mang những hình thức bất ngờ trong những phong trào đầy sinh động và hầu như hữu hình hóa sức sống không bao giờ cạn của Hội Thánh, tức là sự hiện diện và sự hữu hiệu của Chúa Thánh Thần.”

Khi nói đến những dấu chỉ của Lễ Hiện Xuống mới, chúng ta không thể không nhắc đến Phong Trào Canh Tân Đặc Sủng, hay Canh Tân Trong Thần Khí.  Nói cho đúng, đây không phải là một phong trào Hội Thánh theo nghĩa xã hội học của thuật ngữ này (vì không có người sáng lập và cơ cấu hay linh đạo riêng), nhưng đúng hơn, nó là luồng ân sủng nhằm tự phân tán khắp nơi trong Hội Thánh, như một dòng điện trong quần chúng, và cuối cùng biến đi như một thực thể riêng biệt.

Lần đầu tiên trong năm 1973, một trong những nhà thiết kế vĩ đại của Công Đồng Vaticanô II, ĐHY Suenens, khi nghe nói về hiện tượng này, đã viết một cuốn sách nhan là “Chúa Thánh Thần, Nguồn Mạch của Mọi Hy Vọng của Chúng Ta” và đây là điều ngài kể lại trong hối ký của ngài:

“Tôi đã ngừng lại để diễn tả cuốn sách này.  Tôi đã nghĩ rằng việc chú tâm đến hành động của Chúa Thánh Thần là một vấn đề có tính thống nhất cơ bản nhất, bất kể sự biểu lộ ấy có kinh ngạc như thế nào.  Tôi đặc biệt quan tâm khi người ta nói đến việc đánh thức các đặc sủng; ở Công Đồng, tôi từng bênh vực chính việc đánh thức như thế.”

Và đây là điều ngài đã viết sau khi đã đích thân kiểm chứng và thực sự cảm nghiệm hiện tượng này cách cá nhân (hiện tượng đang được hàng chục triệu người Công Giáo chung chia sẽ):

“Bỗng dưng, Thánh Phaolô và Sách Tông Đồ Công Vụ dường như trở nên sống động và trở thành một phần của hiện tại; điều thực sự có thật xưa kia dường như đang xẩy ra một lần nữa trước mắt chúng ta.  Đó là việc khám phá ra hành động thật sự của Chúa Thánh Thần, Đấng luôn hành động, như Chúa Giêsu đã hứa. Người đã giữ ‘lời’.  Một lần nữa lại có sự bùng cháy của Chúa Thánh Thần trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, một niềm vui vốn đã trở thành xa lạ với Hội Thánh” [20].

Các phong trào Hội Thánh và các cộng đồng mới chắc chắn không làm cạn tất cả những tiềm năng và cuộc canh tân mong đợi của Công Đồng, nhưng chúng đáp ứng được điều quan trọng nhất trong những điều ấy, ít là dưới mắt Thiên Chúa.  Chúng không thiếu yếu điểm và đôi khi một phần nào bị trôi giạt lững lờ.  Nhưng có cuộc canh tân vĩ đại nào trong lịch sử Hội Thánh mà không có thiếu sót do con người tạo ra?  Có phải điều ấy đã không xẩy ra ở đầu thế kỷ mười ba khi những dòng khất sĩ xuất hiện?  Ở thời đại chúng ta cũng thế, chính các Đức Giáo Hoàng, đặc biệt là Đức Giáo Hoàng Innôcentê III, là đấng đầu tiên nhận ra và đón nhận ân sủng của thời điểm, cùng khuyến khích các giám mục khác cũng làm như thế.

 

4. Lời hứa đã được ứng nghiệm

Như thế, chúng ta tự hỏi, ý nghĩa của Công Đồng (Vaticanô II) là gì, khi được hiểu như bộ sưu tập các văn kiện do nó xuất bản: Dei Verbum (Lời Chúa), Lumen Gentium (Ánh Sáng Muôn Dân), Gaudium et spes (Vui Mừng Và Hy Vọng), Nostra aetate (Thời Đại Chúng Ta), v.v...?  Chúng ta có nên bỏ chúng qua một bên rồi mong đợi mọi sự từ Chúa Thánh Thần hay không?  Câu trả lời được tìm thấy trong thuật ngữ mà Thánh Augustinô dùng để tóm lược sự liên hệ giữa lề luật và ân sủng: “Lề luật được ban cho để người ta tìm kiếm ân sủng, ân sủng được ban cho để người ta tuân giữ lề luật” [21].  Như thế, Chúa Thánh Thần không miễn trừ cho chúng ta sử dụng chữ viết, nghĩa là các văn kiện của Công Đồng Vaticanô II.  Ngược lại, chính Ngài thục giục chúng ta học hỏi chúng và đem ra thực hành.  Và thực sự, ngoài các phạm vi kinh viện và đại học, là những nơi các sắc lệnh này được dùng làm tài liệu để thảo luận và nghiên cứu, thì chính trong các phong trào Hội Thánh được nhắc đến ở trên, chúng rất được trân quý.

Tôi đã kinh nghiệm điều này trong chính cuộc đời tôi.  Tôi đã loại trừ được các thành kiến chống người Do Thái và chống người Tin Lành, là những thành kiến tôi đã hấp thụ trong những năm được đào luyện, không phải nhờ đọc Nostra Aetate, nhưng vì đã cảm nghiệm được Lễ Hiện Xuống mới bằng cách nhỏ bé riêng của mình, nhờ sự giúp đỡ của một số huynh đệ.  Sau đó tôi cảm thấy cần phải đọc lại Nostra Aetate, và tôi cũng đọc lại cả Dei Verbum sau khi Chúa Thánh Thần đánh động trong tôi một lòng yêu thích mới đối với Lời Chúa và việc phúc âm hóa.  Tuy nhiên sự di chuyển này có thể xảy ra theo hai chiều khác nhau.  Một số người, mượn lời Thánh Augustinô, được dẫn từ chữ viết đến việc tìm kiếm Thần Khí, trong khi những người khác được Chúa Thánh Thần đánh động để tuân giữ chữ viết.

Thi sĩ T.S. Eliot đã viết những vần thơ có thể soi sáng chúng ta về ý nghĩa của các việc cử hành 50 năm kỷ niệm Công Đồng Vaticanô II:

“Chúng ta không bao giờ được ngừng thăm dò
Và ở cuối cuộc thăm dò
Chúng ta sẽ đến nơi mà chúng ta bắt đầu
Và lần đầu biết nơi ấy” [22].

Sau quá nhiều thăm dò và tranh luận, chúng ta đã đến địa điểm mà chúng ta đã bắt đầu; nghĩa là đến chính biến cố Công Đồng.  Tuy nhiên, mọi khổ công mà chúng ta đã thực hiện để đi vòng quanh nó đều không phải là vô ích, vì theo một nghĩa sâu xa nhất, chỉ đến bây giờ chúng ta mới có thể “biết nơi ấy lần đầu”, nghĩa là biết lượng giá ý nghĩa thật sự của nó, ý nghĩa mà ngay cả các Nghị Phụ cũng không thể nhìn trước được.

Điều này cho phép chúng ta nói rằng có một sự cố kết giữa thân cây lớn lên từ Công Đồng và hạt giống mà từ đó nó đã phát sinh.  Thực thế, Công Đồng đã phát sinh từ điều gì? Những từ ngữ mà ĐTC Gioan XXIII đã dùng để mô tả cảm xúc đi kèm với “việc nở hoa bất ngờ trong tâm hồn và trên môi ngài vì hai chữ Công Đồng” [23] có tất cả mọi dấu chỉ của một linh hứng tiên tri.  Trong diễn từ bế mạc khoá thứ nhất, ngài nói đến Công Đồng như “Lễ Hiện Xuống mới và rất được ước ao, sẽ phong phú hóa Hội Thánh với nhiều năng lực thiêng liêng” [24].

Năm mươi năm sau, chúng ta chỉ có thể kết luận rằng Thiên Chúa đã giữ lời hứa của Ngài với Hội Thánh qua môi miệng tôi trung Ngài là chân phước Gioan XXIII.  Nếu chúng ta coi việc nói về Lễ Hiện Xuống mới như một việc có ít nhiều gia dĩ, vì tất cả những vấn đề và tranh luận xuất hiện trong Hội Thánh sau Công Đồng và vì Công Đồng, thì chúng ta chỉ cần đọc lại sách Tông Đồ Công Vụ để ghi nhận rằng sau Lễ Hiện Xuống Thứ Nhất, cũng không thiếu những vấn đề và những cuộc tranh luận. Và chúng cũng đã chẳng kém nóng bỏng hơn những vấn đề và tranh luận ngày nay.

Phaolô Phạm Xuân Khôi chuyển ngữ từ bản tiếng Pháp.
____________
Ghi chú:
[1] Cf. Le Concile Vatican II. Réception et actualité à la lumière du Jubilé, par R. Fisichella, Ed. San Paolo, 2000.

[2] Jean XXIII, Discours à l’ouverture du Concile, nr. 6,5.

[3] Paul VI, Enc. Ecclesiam suam, 52; cf. aussi Enseignements de Paul VI, vol. IX (1971), p. 318. 

[4] Jean-Paul II, Audience générale du 1er août 1979.

[5] J. H. Newman, Le développement de la doctrine chrétienne, Bologne, Il Mulino 1967, pp. 46 s.

[6] Grégoire Le Grand, Commentaire du livre de Job XX, 1 (CC 143 A, p. 1003).

[7] S. Irénée, Contre les hérésies, III, 24, 1.

[8] Ch. Péguy. Le Porche du mystère de la deuxième vertu, La Pléiade, Paris 1975, pp. 588 s.

[9] Thomas d’Aquin, Summa theologiae, I-IIae, q. 106, a. 2.

[10] Ibid., q. 106, a. 1; cf. Augustin, De Spiritu et littera, 21, 36.

[11] Jean-Paul II, Lettre apostolique A Concilio Constantinopolitano I, 25 mars 1981, dans AAS 73 (1981) 515-527.

[12] I. Ker, Newman, the Councils, and Vatican II, in « Communio ». International Catholic Review, 2001, pp. 708-728.

[13] Newman, op. cit. p.46.
[14] Một thí dụ còn rõ ràng hơn nữa đã xẩy ra trong Công Đồng Chung Êphêsô năm 431. Việc xác định Đức Maria là Theotokos (Mẹ Thiên Chúa), theo ý định của Công Đồng này, và nhất là của vị cổ động chính là Thánh Cyril Thành Alexandria, chỉ nhằm khẳng định tính duy nhất của ngôi vị Đức Kitô. Thực ra, nó đã mở đường cho việc nở hoa bao la của việc sùng kính Đức Maria, và đến việc xây những vương cung thánh đường đầu tiên để kính Mẹ, trong đó có vương cung Thánh Đường Đức Bà Cả ở Rôma. Sự duy nhất của ngôi vị Đức Kitô sau đó còn được xác định trong một bối cảnh khác và một cách quân bình hơn ở Công Đồng Chalcedon năm 451.
[15] Cf. H. G. Gadamer, Wahrheit und Methode, Tübingen 1960.

[16] Novo millennio ineunte, 42.

[17] I. Ker, art. cit. p.727.

[18] Jean-Paul II, Novo millennio ineunte, 46.

[19] Cf. Discours aux mouvements ecclésiaux à la veille de la Pentecôte 2006 in:  The Beauty of Being a Christian. Movements in the Church. Proceedings of the Second World Congress on the Ecclesial Movements and New Communities (Frascati 31 mai – 1er  juin 2006), Rome, Libreria Editrice Vaticana, 2007.

[20] Card. L.-J. Suenens,  Souvenirs et Espérances,  Dublin, Veritas 1992, p. 267.

[21] Augustin, De Spiritu et littera ,19, 34.

[22] T.S. Eliot, Four Quartets V , The Complete Poems and Plays, Faber & Faber, Londres 1969, p.197:

“We shall not cease from exploration

And the end of our exploring

Will be to arrive where we started

And know the place for the first time.”

[23] Jean XXIII, Discours à l’ouverture du concile Vatican II, 11 octobre 1962, n. 3, 1

[24] Jean XXIII, Discours à la clôture de la première phase du Concile, 8 décembre 1962, n. 3, 6.

 

 

Father Cantalamessa's 2nd Advent Sermon

 

"The Second Vatican Council: 50 Years Later - a Key to Its Interpretation"

 

VATICAN CITY, DEC. 14, 2012 (Zenit.org).- Here is a translation of the Advent sermon given today in the presence of Benedict XVI and members of the curia by Capuchin Father Raniero Cantalamessa, preacher of the pontifical household.

 

1. The Council: the hermeneutic of rupture and of continuity

In this meditation I would like to reflect on the second great cause for celebration this year: the fiftieth anniversary of the beginning of the Second Vatican Council.

In recent decades, the attempts to assess the results of Vatican II have multiplied[i]. This is not the occasion to pursue this line of thought, nor would time permit it. From the time of the Council, alongside these analytic interpretations there have also been attempts made to provide a synthetic evaluation - a search, in other words, for a key to interpreting the conciliar event. I would like to include myself in this endeavor and try to offer a reading of the various keys to its interpretation.

There were essentially three: aggiornamento, rupture, and renewal in continuity. In announcing the Council to the world, John XXIII repeatedly used the word “aggiornamento,” which to his merit has entered into the universal vocabulary. In the opening address of the Council he offered a first explanation of what he meant by this term:

“The twenty-first Ecumenical Council […] wishes to transmit the Catholic doctrine, pure and integral, without any attenuation or distortion […]. However, our duty is not only to guard this precious treasure, as if we were concerned only with antiquity, but also to dedicate ourselves promptly and without fear to that work which our era demands of us, pursuing the path which the Church has travelled for almost twenty centuries […]. It is necessary that this certain and unchanging doctrine, to which our faithful assent is due, be studied and expounded in the manner required by our times”[ii].

Gradually, however, as the Council’s work and sessions progressed, two opposing fronts formed, depending on whether, of the two purposes mentioned, the first or the second was being emphasized: i.e., continuity with the past or innovation with respect thereto. For the latter front, the word ‘aggiornamento’ came to be replaced by the word ‘rupture’, but it bore within it a very different spirit and very different intentions. For the so-called progressivists, it was an achievement to be greeted with enthusiasm. For the opposing front, it was a tragedy for the entire Church.

Standing between these two fronts – which agreed on the statement of the fact but were opposed in their judgment regarding it – we find the position of the papal Magisterium, which speaks of “renewal in continuity”. In Ecclesiam suam, Paul VI returns to John XXIII’s word “aggiornamento” and states that he wishes it to be regarded as a “guiding principle”[iii]. John Paul II reiterated the judgment of his predecessor at the beginning of his pontificate,[iv] and on several occasions he expressed himself in the same vein. Above all, however, it has been the current Supreme Pontiff Benedict XVI who has explained what the Magisterium of the Church means by “renewal in continuity”. He did so a few months after his election, in the address delivered to the Roman Curia on December 22, 2005. Let us listen to several passages:

“The question arises:  Why has the implementation of the Council, in large parts of the Church, thus far been so difficult? Well, it all depends on the correct interpretation of the Council or - as we would say today - on its proper hermeneutic, the correct key to its interpretation and application. The problems in its implementation arose from the fact that two contrary hermeneutics came face-to-face and quarreled with each other. One caused confusion, the other, silently but more and more visibly, bore and is bearing fruit. On the one hand, there is an interpretation that I would call 'a hermeneutic of discontinuity and rupture'; it has frequently availed itself of the sympathies of the mass media, and also one trend of modern theology. On the other, there is the 'hermeneutic of reform'".

The Pope acknowledges that a certain discontinuity and rupture did in fact occur. However, it did not pertain to the basic principles and truths of the Christian faith but rather to several historical decisions. Numbered among them was the conflict that had arisen between the Church and the modern world, culminating in the wholesale condemnation of modernism under Pius IX. However, it also regarded more recent situations, such as that created by developments in science and by the new relationship among religions, with the implications this holds for the problem of freedom of conscience. Not last was the tragedy of the Holocaust, which required a rethinking of attitudes toward the Jewish people. The Pope writes:

“It is clear that in all these sectors, which all together form a single problem, some kind of discontinuity might emerge. Indeed, a discontinuity had been revealed but in which, after the various distinctions between concrete historical situations and their requirements had been made, the continuity of principles proved not to have been abandoned. It is easy to miss this fact at a first glance. It is precisely in this combination of continuity and discontinuity at different levels that the very nature of true reform consists”.

If we move from the axiological level, i.e. of principles and values, to the chronological level, we could say that the Council represents a discontinuity with the Church’s recent past and instead represents a continuity with respect to the remote past. On many points, especially on the central point of the idea of the Church, the Council wanted to bring about a return to her origins, to the biblical and patristic sources of the faith.

The interpretation of the Council offered by the Magisterium; i.e., of renewal in continuity, had a distinguished precursor in Cardinal Newman’s Essay on the Development of Christian Doctrine. Newman, who has often been called “the absent Father of Vatican II”, demonstrates that when we are dealing with a great philosophical idea or religious belief, such as Christianity:

“Its beginnings are no measure of its capabilities, nor of its scope. […] In time … dangers and hopes appear in new relations; and old principles reappear under new forms. It changes with them in order to remain the same. In a higher world it is otherwise, but here below to live is to change, and to be perfect is to have changed often”.[v]

St. Gregory the Great anticipated this conviction in some way when he stated that Scripture “cum legentibus crescit”, “grows with those who read it”[vi]; that is, it grows by constantly being read and lived, to the extent that new questions and new challenges in history arise. The doctrine of faith changes, then, but only in order to remain true to itself; it changes as regards historical contingencies, in order to remain the same in substance, as Benedict XVI has said.

A somewhat banal but nonetheless indicative example may be found in language. Jesus spoke the language of his time; not Hebrew, which was the noble language of the Scriptures (the Latin of his day!), but rather the Aramaic spoken by the people. Fidelity to this initial fact could not consist, nor did it consist, in continuing to speak in Aramaic to all the future hearers of the Gospel, but in speaking Greek to the Greeks, Latin to the Latins, Armenian to the Armenians, Coptic to the Coptics, and so forth right up until our own day. As Newman said, it is precisely by changing that it remains true to itself.

2. The letter kills, the Spirit gives life

With all due respect and admiration for Cardinal Newman’s immense and pioneering contribution, now at a century and a half’s distance away from his essay - and with all that Christianity has experienced since then - still we cannot fail to detect a lacuna in the unfolding of his argument: the almost total absence of the Holy Spirit. In the dynamic of the development of Christian doctrine, he does not take sufficient account of the preeminent role which Jesus reserved to the Paraclete in revealing to the disciples those truths which they couldn’t yet “bear”, and in guiding them “into all the truth” (Jn. 16:12-13).

What is it, in fact, that allows us to resolve the paradox and to talk about renewal in continuity, about permanence in change, if not the Holy Spirit’s action in the Church? St. Irenaeus understood it perfectly when he stated that revelation is like a “a precious deposit held in an excellent vessel which always, by the Spirit of God, renewing its youth, causes the vessel itself containing it to renew its youth also”[vii]. The Holy Spirit doesn’t speak new words. He doesn’t create new sacraments and new institutions. Rather, he renews and perennially enlivens the words, the sacraments and the institutions which Jesus created. He doesn’t do new things, but makes all things new!

The insufficient attention paid to the role of the Holy Spirit explains many of the difficulties that arose in the reception of the Second Vatican Council. The Tradition in whose name some have rejected the Council was a Tradition wherein the Holy Spirit played no role at all. It was a collection of beliefs and practices fixed once and for all, not the wave of apostolic preaching, which advances and sweeps through the centuries and, like every wave, cannot be grasped except in movement. To freeze the Tradition by making it begin, or end, at a certain fixed moment means making it a dead tradition, unlike that which St. Irenaeus describes as a “living Tradition”. Charles Péguy explained this great theological truth with a poet’s pen:

“Jesus didn’t give us dead words either

For us to seal up into little boxes

(Or even big ones.)

And for us to preserve in rancid oil …

Like the Egyptian mummies.

Jesus Christ, my child, didn’t give us canned words

To keep;

Rather, he gave us living words

To nourish …

He depends on us, weak and carnal,

To bring to life and to nourish and to keep alive in time

These words pronounced alive in time”[viii].

However, it must immediately be said that, on the opposing front of extremism, things were not going any better. Here there was willing talk of the “spirit of the Council”, but unfortunately it was not the Holy Spirit. “Spirit of the Council” denoted that greater impulse toward the new, that greater innovative courage that wasn’t able to be part of the Council texts due to the resistance of some, and to the compromises it was necessary to make between parties to reach unanimity.

I would now like to attempt to illustrate what seems to me to be the true key to a pneumatic interpretation of the Council; in other words, what the true role of the Holy Spirit is in the implementation of the Council. Drawing upon St. Augustine’s bold and daring thought regarding the Pauline saying on the letter and the Spirit (2 Cor. 3:6), St. Thomas Aquinas writes: 

“The letter denotes any writing that is external to man, even that of the moral precepts such as are contained in the Gospel. Wherefore the letter, even of the Gospel, would kill, unless there were the inward presence of the healing grace of faith”[ix].

Within the same context, the holy Doctor states: “The New Law is chiefly the grace itself of the Holy Ghost, which is given to those who believe in Christ”[x]. The precepts of the Gospel are also the New Law, but in a material sense, as regards the content; the grace of the Holy Spirit is the New Law in the formal sense, for it gives us the strength to put these same Gospel precepts into practice. It is what Paul calls “the law of the spirit of life in Christ Jesus” (Rom. 8:2).

This is a universal principle that applies to every law. If even the Gospel precepts, without the grace of the Holy Spirit, would be “a letter that kills”, what shall be said of the precepts of the Church? And what shall we say, in the case before us, about the decrees of Vatican II? The “implementation” or carrying out of the Council is not a simple straightforward matter of applying its decrees in a literal and almost mechanical way. Rather, we must seek to apply them “in the Spirit”, meaning by this the Holy Spirit, and not some vague “spirit of the Council” which is open to every whim. The papal Magisterium was the first to recognize this need. In 1981, John Paul II wrote:

“The whole work of renewal in the Church, so providentially set forth and initiated by the Second Vatican Council - a renewal that must be both an updating and a consolidation of what is eternal and constitutive of the Church's mission - can be carried out only in the Holy Spirit, that is to say, with the aid of His light and His power”[xi].

3. Where to look for the fruits of Vatican II?

Did this eagerly awaited “new Pentecost” really occur? One well-known Newman scholar, Ian Ker, highlighted the contribution Newman can offer to our understanding of not only the unfolding of the Council itself, but also of the post-conciliar era[xii]. Following the definition of papal infallibility at Vatican I in 1870, Cardinal Newman was led to make a general reflection on the councils and the meaning of their definitions. His conclusion was that Councils can often have effects which are not intended at the time by those who participated in them. They can see much more, or much less, than what such decisions will produce thereafter.

Thus, Newman was doing nothing more than applying to conciliar definitions the same principle of development, which he had illustrated in regard to Christian doctrine in general. A dogma, like every great idea, cannot duly be understood until its consequences and historical developments have been seen. To use his image, it is only after the stream moves away from the rugged soil whence it arises that its bed at last becomes deep, and broad, and full[xiii].  This is what happened with the definition of papal infallibility, which in the heated climate of the time, seemed to many to contain much more than what the Church and the Pope himself actually drew from it. It did not make further Ecumenical Councils redundant as some at the time had feared, and as others had hoped. Vatican II confirms this[xiv].

This all finds a singular confirmation in Gadamer’s hermeneutic principle of the “history of effects” (Wirkungsgeschichte). According to this principle, in order to understand a text, it is necessary to consider the effects it has produced in history by becoming part of the same history and entering into dialogue with it[xv]. This is what occurs in an exemplary way in the spiritual interpretation of Sacred Scripture. It not only explains the text in light of what has preceded it - as the historical-philological interpretation does through research into sources – but also in light of what has followed thereafter. It explains prophecy in light of its realization in Christ, the Old Testament in light of the New.

All this sheds a unique light on the post-conciliar era. Perhaps here, too, the true realizations of the Council lay in places other than where we were looking. We were looking at changes in structures and institutions, at a different distribution of power, at the language that was to be used in the liturgy, while we failed to realize how small these changes were compared to the work that the Holy Spirit was accomplishing. We imagined we would break the old wineskins with our own hands, while God was offering us his own method of breaking old wineskins - by filling them with new wine.

When asked whether there was a new Pentecost, we should respond without hesitation: Yes! What is the most convincing sign of this? The renewal of the quality of Christian life wherever this Pentecost was received. The key doctrinal event of Vatican II can be found in the first two chapters of Lumen Gentium, in which the Church is defined as a sacrament and as the people of God journeying under the guidance of the Holy Spirit, animated by his charisms, under the guidance of the hierarchy. In short, the Church as mystery and institution; as koinonia before gerarchia. John Paul II reinforced this vision and made its implementation a priority as the Church entered into the new millennium[xvi].

We wonder: where has this image of the Church passed from the documents to life? Where has it assumed “flesh and blood”[xvii]? Where is the Christian life being lived out according to the “law of the Spirit” with joy and conviction, by attraction and not by constraint? Where is God’s Word held in highest honor? Where is it that the charisms are being manifest? Where is the eager concern for a new evangelization and for the unity of Christians being felt?

Since we are dealing with an interior reality that takes place in human hearts, the ultimate answer to these questions is known to God alone. Concerning the new Pentecost, we should repeat what Jesus said about the Kingdom of God: “No one will say: ‘Lo it is here!’ or ‘Lo it is there!’ for behold, the kingdom of God is in the midst of you” (Lk 17:21).  And yet, we can perceive some of the signs, also with the help of religious sociology, which deals in these matters. From this point of view, the answer given in many quarters to this question is: in the ecclesial movements!

One thing, however, should immediately be pointed out. Belonging to the ecclesial movements are also those renewed parishes, associations of the faithful and new communities in which the same koinonia and the same quality of Christian life are being lived out. From this perspective, movements and parishes should not be seen in opposition to or in competition with each other, but united in the realization, in different ways, of the same model of Christian life. Some of the so-called "basic communities” are also to be numbered among these realities; those at least, in which the political element has not taken precedence over the religious.

We must insist on the correct name: “ecclesial” movements and not “lay” movements. The majority of these movements are formed not by one, but by all ecclesial components: laity, to be sure, but also bishops, priests, and men and women religious. They represent all charisms, the “people of God” described in Lumen Gentium. It is only for practical reasons (because the Congregations for Clergy and for Religious already exist) that the “Pontifical Council for Laity” oversees these movements.

John Paul II saw in these living movements and parish communities “the signs of a new springtime of the Church”[xviii]. On various occasions Pope Benedict XVI has expressed the same sentiments [xix]. In his homily for the Chrism Mass of Holy Thursday 2012, he stated:

“Anyone who considers the history of the post-conciliar era can recognize the process of true renewal, which often took unexpected forms in living movements and made almost tangible the inexhaustible vitality of holy Church, the presence and effectiveness of the Holy Spirit”.

In speaking of the signs of a new Pentecost, we cannot fail to mention - if for no other reason than the sheer vastness of the phenomenon - the charismatic Renewal, or Renewal in the Spirit. Properly speaking it is not an ecclesial movement in the sociological sense of the word (it has no founder, structure, or spirituality or its own); rather, it is a current of grace destined to disperse itself throughout the Church, like an electrical charge in the mass, and then eventually disappear as a distinct reality.

When, for the first time, in 1973, one of the great architects of Vatican II, Cardinal Suenens, heard talk of the phenomenon, he was writing a book entitled The Holy Spirit – Source of all our Hopes, and here is what he recounts in his memoires:

“I gave up writing the book; I thought it was a matter of the most basic courtesy to pay attention to the possible action of the Holy Spirit, however surprising it might be. I was especially interested in the talk of the awakening of charisms; at the Council, I had pleaded the cause of such an awakening”.

And here is what he wrote after having personally verified and lived from within this experience now shared by tens of millions of Catholics:

“Suddenly, St. Paul and the Acts of the Apostles seemed to come alive and become part of the present; what was authentically true in the past seems to be happening once again before our very eyes. It is a discovery of the true action of the Holy Spirit, who is always at work, as Jesus himself promised. He kept and keeps his “word”. It is once more an explosion of the Spirit of Pentecost, a jubilation that had become foreign to the Church”.[xx]

The ecclesial movements and new communities certainly do not exhaust the full potential and the expected renewal of the Council, but they do respond to the most important of these, at least in the eyes of God. They are not without weaknesses and at times partial drifts. But what other great renewal has appeared in the history of the Church without human flaws? Did not the same thing occur when the mendicant orders appeared at the beginning of the thirteenth century? At that time as well, it was the Roman popes, especially Pope Innocent III, who first recognized and embraced the grace of the moment, and encouraged the rest of the episcopate to do the same.

4. A promise fulfilled

What, then, we wonder, is the meaning of the Council, understood as the collection of the documents it produced: Dei Verbum, Lumen Gentium, Gaudium et spes, Nostra aetate, etc.? Are we to leave them aside and expect everything from the Spirit? The answer is contained in the phrase with which Augustine sums up the relationship between the law and grace: “The law was given that grace might be sought, and grace was given that the law might be kept”[xxi]. The Spirit does not dispense us, then, from making use of the letter; i.e. the decrees of Vatican II. On the contrary, it is he who urges us on to study them and to put them into practice. And actually, outside of scholastic and academic spheres where these decrees serve as material for discussion and study, it is precisely within the ecclesial movements mentioned above that they are held in high regard.

I have experienced this in my own life. I got rid of the prejudices against the Jews and against the Protestants, which I had taken in during my years of formation, not by reading Nostra aetate, but by having experienced the new Pentecost in my own small way, thanks to the encouragement of some brothers. Afterward I felt the need to reread Nostra aetate, as I had likewise reread Dei Verbum after the Spirit aroused in me a new love for the word of God and for evangelization. However, this movement may occur in two alternate directions. Some - to borrow the language of Augustine – are led from the letter to seek the Spirit, while others are moved by the Spirit to observe the letter.

The poet T.S. Eliot penned several verses, which may enlighten us regarding the meaning of the celebrations currently underway for the fiftieth anniversary of Vatican II:

“We shall not cease from exploration

And the end of our exploring

Will be to arrive where we started

And know the place for the first time”[xxii]

After so many explorations and controversies, we have arrived where we started; that is, at the event of the Council itself. All of the intrigue, however, has not been in vain for, in the deepest sense, only now are we able to “know the place for the first time”, that is, to evaluate its true significance, which was unknown even to the Council Fathers themselves.

This allows us to say that the tree that has grown since the Council is consistent with the seed from which it came. What, in fact, gave rise to the event of Vatican II? The words with which John XXIII describes the emotion that accompanied “the sudden flowering in his heart and on his lips at the simple word Council” [xxiii] bear all the signs of a prophetic inspiration. In the closing address of the first session, he spoke about the Council as a “new and dearly desired Pentecost, which will enrich the Church abundantly with spiritual energies”.[xxiv]

Fifty years later, we cannot but note the fulfillment of the promise made by God to the Church through the mouth of his humble servant, blessed John XXIII. If to talk of a new Pentecost seems an exaggeration, given all the problems and controversies that arose in the Church after and on account of the Council, we need only to reread the Acts of the Apostles and to note that problems and controversies were all but lacking after the first Pentecost. And they were no less heated than today’s!

Translation by Diane Montagna

----

[i] Cf. Il Concilio Vaticano II. Recezione e attualità alla luce del Giubileo, edited by R. Fisichella, Ed. San Paolo 2000.

[ii] John XXIII, Opening Address of the Council, 11 October 1962, n.6,5.

[iii] Paul VI, Encyclical Ecclesiam suam, n. 50.

[iv] John Paul II, General Audience of August 1, 1979.

[v] J.H. Newman, The Development of Christian Doctrine, London, Longmans, Green, and Co., 1909, sec.17.

[vi]  St. Gregory the Great, Commentary on Job XX, 1 (CC 143 A, p.1003)

[vii] St. Irenaeus, Against Heresies, III, 24, 1.

[viii] Ch. Péguy, Le Porche du mystère de la deuxième vertu, La Pléiade, Paris 1975, pp.  588 s. (English title: Portal of the Mystery of Hope, London, Wm. B. Eerdman’s Publishing Co., pp.54-55).

[ix] Thomas Aquinas, Summa theologiae, I-IIae, q. 106, a.2

[x] Ibid. q. 106, a.1; cf. Augustine, De Spiritu et littera, 21,36.

[xi] John Paul II, Apostolic Letter A Concilio Constantinopolitano I, 25 marzo 1981, in AAS 73 (1981) 515-527.

[xii] I. Ker, Newman, the Councils, and Vatican II, in “Communio”. International Catholic Review, 2001, pp. 708-728.

[xiii] Newman, op. cit. p. 46

[xiv] An even clearer example can be seen in what occurred at the Ecumenical Council of Ephesus in 431. The definition of Mary as the Theotokos, Mother of God, according to the intentions of the Council and, above all, in those of its great promoter Cyril of Alexandria, had solely to affirm the unity of Christ’s person. In fact, it paved the way for an immense flowering of devotion to the Virgin, and to the building of the first basilicas in her honor, including the basilica of St. Mary Major in Rome. The unity of Christ’s person was later defined in another context and in a more balanced way by the Council of Chalcedon in 451.

[xv] Cf H.G. Gadamer, Wahrheit und Methode, Tübingen 1960

[xvi] Novo millennio ineunte, 42.

[xvii] I. Ker, art. cit. p.727.

[xviii] John Paul II, Novo millennio ineunte, 46.

[xix] Cf. his address to ecclesial movements on the vigil of Pentecost 2006 in: The Beauty of Being a Christian. Movements in the Church. Proceedings of the Second World Congress on the Ecclesial Movements and New Communities (Frascati 31 May – 1 June 2006), Rome, Libreria Editrice Vaticana 2007.

[xx] Card. L.-J. Suenens, Memories and Hopes, Dublin, Veritas 1992, p. 267.

[xxi] Augustine, De Spiritu et littera ,19,34.

[xxii] T.S. Eliot, Four Quartets V, The Complete Poems and Plays, Faber & Faber, London 1969, p.197:

[xxiii] John XXIII, Opening address of the Second Vatican Council, 11 October 1962, n. 3,1.

[xxiv] John XXIII, Closing address of the first period of the Council, 8 December 1962, nr. 3,6.

 

Deuxième prédication de l'Avent, par le P. Cantalamessa

 

La clé de lecture de Vatican II : l'Esprit-Saint

Le Concile vatican II: 50 ans après

Une clef de lecture

  

1. Le Concile: l’herméneutique de la rupture et celle  de la continuité

Dans cette méditation je voudrais réfléchir sur le deuxième grand motif de célébration de cette année: le cinquantième anniversaire du début du concile Vatican II.

Ces dernières décennies ont vu se multiplier les tentatives de tracer un bilan des résultats du concile Vatican II[1]. Ce n’est pas la peine de continuer sur cette lancée, et d’ailleurs le temps à disposition ne le permettrait pas. Parallèlement à ces lectures analytiques, il y a eu, dès l’époque du Concile, une tentative d’évaluation synthétique, autrement dit la recherche d’une clef de lecture de l’événement conciliaire. Je voudrais me joindre à cet effort et tenter, pourquoi pas, une lecture des différentes clefs de lecture.

On en compte trois fondamentales : aggiornamento, rupture, nouveauté dans la continuité. En annonçant le Concile au monde, Jean XXIII ne cessait d’utiliser le mot « aggiornamento » qui, grâce à lui, est entré dans le vocabulaire universel. Le pape donne une première explication de ce qu’il entend par ce terme dans son discours marquant l’ouverture du Concile:

« Le XXIe Concile œcuménique veut transmettre dans son intégrité, sans l’affaiblir ni l’altérer, la doctrine catholique […]. Cependant, ce précieux trésor nous ne devons pas seulement le garder comme si nous n'étions préoccupés que du passé, mais nous devons nous mettre joyeusement, sans crainte, au travail qu'exige notre époque, en poursuivant la route sur laquelle l'Eglise marche depuis près de vingt siècles. […]. Il faut que cette doctrine certaine et immuable, qui doit être respectée fidèlement, soit approfondie et présentée de la façon qui répond aux exigences de notre époque »[2].

Mais au fur et mesure que les travaux et sessions du Concile progressent, deux camps opposés se forment selon que s’accentue l’une ou l’autre des deux exigences exprimées par le pape : c’est-à-dire la continuité avec le passé ou la nouveauté par rapport à celui-ci. Pour cette seconde catégorie de personnes, l’expression « aggiornamento » devint synonyme de « rupture ». Mais dans un esprit et des intentions bien différentes, selon les orientations. Pour l’aile dite progressiste, il était une conquête à saluer avec enthousiasme ; pour le front opposé, c’était une tragédie pour toute l’Eglise.

C’est entre ces deux fronts – unanimes dans l’affirmation du fait, mais opposés dans leurs jugements à son égard – que s’inscrit la position du Magistère papal qui parle de « nouveauté dans la continuité ». Paul VI, dans Ecclesiam suam, reprend l’expression « aggiornamento » de Jean XXIII et dit vouloir la retenir comme « idée maîtresse pour son programme »[3]. Au début de son pontificat Jean Paul II réitère le jugement de son prédécesseur [4] et, à plusieurs occasions, s’exprime dans la même lancée. Mais c’est surtout notre pape actuel Benoît XVI  qui expliquera ce que le Magistère de l’Eglise entend par « nouveauté dans la continuité ». Il le fera quelques mois après son élection, dans son discours à la Curie romaine, le 22 décembre 2005. Ecoutons quelques passages :

« La question suivante apparaît: pourquoi l'accueil du Concile, dans de grandes parties de l'Eglise, s'est-il jusqu'à présent déroulé de manière aussi difficile? Eh bien, tout dépend de la juste interprétation du Concile ou - comme nous le dirions aujourd'hui - de sa juste herméneutique, de la juste clef de lecture et d'application. Les problèmes de la réception sont nés du fait que deux herméneutiques contraires se sont trouvées confrontées et sont entrées en conflit. L'une a causé de la confusion, l'autre, silencieusement mais de manière toujours plus visible, a porté et porte des fruits. D'un côté, il existe une interprétation que je voudrais appeler "herméneutique de la discontinuité et de la rupture"; celle-ci a souvent pu compter sur la sympathie des mass media, et également d'une partie de la théologie moderne. […] A l'herméneutique de la discontinuité s'oppose l'herméneutique de la réforme ».

Le pape admet qu’il y a bien eu une certaine discontinuité et rupture, mais qui ne concerne pas les principes et vérités de base de la foi chrétienne, plutôt des décisions historiques. Il cite à ce propos la situation de conflit qui s’est créé entre l’Eglise et le monde moderne et qui a atteint son paroxysme avec la condamnation en bloc de la modernité sous Pie IX. Mais il parle aussi de situations plus récentes, comme celle qui s’est créée avec les développements de la science, avec les nouveaux rapports entre les religions et leurs implications sur le problème de la liberté de conscience, la tragédie de la Shoah qui imposait une révision de l’attitude envers le peuple juif. Il écrit :

« Il est clair que dans tous ces secteurs, dont l'ensemble forme une unique question, pouvait ressortir une certaine forme de discontinuité et que, dans un certain sens, s'était effectivement manifestée une discontinuité dans laquelle, pourtant, une fois établies les diverses distinctions entre les situations historiques concrètes et leurs exigences, il apparaissait que la continuité des principes n'était pas abandonnée - un fait qui peut échapper facilement au premier abord. C'est précisément dans cet ensemble de continuité et de discontinuité à divers niveaux que consiste la nature de la véritable réforme ».

Si du plan axiologique, c’est-à-dire des principes et des valeurs, nous passons au plan chronologique, nous pourrions dire que le Concile représente une rupture et une discontinuité par rapport au passé récent de l’Eglise mais une continuité par rapport à son passé lointain. Sur tant de points, mais surtout sur le point central qui est l’idée d’Eglise, le Concile a voulu opérer en effet un retour aux origines, aux sources bibliques et patristiques de la foi.

La lecture du Concile faite par le Magistère lui-même, c’est-à-dire celle de la nouveauté dans la continuité, a eu un précurseur dans l’ « Essai sur le développement de la doctrine chrétienne » du cardinal Newman, souvent appelé, à cause de cela aussi, « le père absent de Vatican II ». Le Bienheureux John Newman montre que, lorsqu’il s’agit d’une grande idée philosophique ou d’une croyance religieuse, comme l’est le christianisme, « on ne peut juger à ses débuts ce que seront ses virtualités et les objectifs qu’elle vise. […].  Selon les nouvelles relations que celle-ci se trouve à avoir, naissent des dangers et des espoirs, et les vieux principes réapparaissent sous une autre forme. Celle-ci change en même temps qu’eux pour rester toujours égale à elle-même. Dans un monde surnaturel, les choses se passent autrement, mais ici, sur terre, vivre signifie changer et la perfection est le résultat de beaucoup de transformations »[5].

Saint Grégoire le Grand anticipe, d’une certaine façon, cette conviction. Il affirme que l’Ecriture « cum legentibus crescit », « progresse avec ceux qui la lisent »[6]; c’est-à-dire qu’elle progresse à force d’être lue et vécue, au rythme des nouvelles questions et des nouveaux défis qui se posent au fil de l’histoire. Donc la doctrine de la foi change, mais pour rester fidèle à elle-même; elle change selon les contingences historiques, pour ne pas changer dans sa substance, comme l’a dit Benoît XVI.

Celui de la langue est un exemple banal mais significatif. Jésus parlait la langue de son époque ; pas l’hébreu qui était la langue officielle et des Ecritures (le latin de l’époque!), mais l’araméen des gens ordinaires. Etre fidèle à cette donnée initiale ne pouvait vouloir dire parler en araméen à tous les futurs auditeurs de l’Evangile, mais parler en grec aux Grecs, latin aux Latins, arménien aux Arméniens, copte aux Coptes, et ainsi de suite, jusqu’à nos jours.  Comme disait le cardinal Newman, c’est précisément en changeant qu’on est le plus souvent fidèle aux indications initiales.

2. La lettre tue, l’Esprit donne la vie

Avec tout le respect et l’admiration dus à l’immense et pionnière contribution du cardinal Newman, un siècle et demi après son essai, et à la lumière de tout ce que la chrétienté a vécu entretemps, on ne peut néanmoins s’empêcher de relever aussi une lacune dans le développement de son argument: l’absence quasiment totale de l’Esprit Saint. Dans la dynamique du développement de la doctrine chrétienne, on ne tient pas compte du rôle prééminent que Jésus avait réservé au Paraclet pour qu’il révèle aux disciples les vérités dont ces derniers ne pouvaient pas encore « porter le poids » et pour les conduire « à la vérité tout entière » (Jn 16,12-13).

En effet, qu’est-ce qui permet de résoudre le paradoxe et de parler de nouveauté dans la continuité et de permanence dans le changement, sinon l’action de l’Esprit Saint dans l’Eglise ?  Saint Irénée l’avait parfaitement compris quand il affirme que la révélation est comme un « précieux dépôt conservé dans un vase de valeur qui, grâce à l’Esprit de Dieu, rajeunit toujours et fait rajeunir également le vase qui la contient »[7]. L’Esprit Saint ne dit rien de nouveau, il ne créé pas de nouveaux sacrements, de nouvelles institutions, mais il renouvelle et vivifie tout le temps les paroles, les sacrements et les institutions créés par Jésus. Il ne fait pas des nouvelles choses, mais il renouvelle toute chose!

Cette attention insuffisante au rôle de l’Esprit Saint explique une grande partie des difficultés qui se sont créées dans la réception du concile Vatican II. La Tradition, au nom de laquelle certains ont refusé le Concile, était une Tradition dans laquelle l’Esprit Saint ne jouait aucun rôle. Elle était un ensemble de croyances et de pratiques établies une fois pour toutes, pas la vague de la prédication apostolique qui avance et se propage dans les siècles et que l’on ne peut attraper, comme toutes les vagues, que si l’on bouge avec elle. Congeler la  Tradition et la faire partir - ou se terminer -, à un certain moment signifie en faire une tradition morte et non pas, comme la définit Irénée, une « vivante Tradition ». Charles Péguy, le poète, exprime en vers cette grande vérité théologique :

« Jésus ne nous a point donné des paroles mortes

Que nous ayons à renfermer dans des petites boîtes (ou en des grandes)

Et que nous ayons à conserver dans de l’huile rance...

Comme les momies d’Egypte.

Jésus-Christ ne nous a point donné des conserves de paroles

A garder,

Mais il nous a donné des paroles vivantes

A nourrir. […]

C’est de nous qu’il dépend, infirmes et charnels,

De faire vivre et de nourrir et de garder vivantes dans le temps

Ces paroles prononcées vivantes dans le temps »[8].

Mais disons tout de suite que sur le front de l’extrémisme opposé les choses n’étaient pas différentes. Là, on parlait volontiers d’un  « esprit du Concile », mais il ne s’agissait hélas pas de l’Esprit Saint. Par « esprit du Concile »  on entendait ce surplus d’élan, de courage innovateur, qui n’aurait pas pu entrer dans les textes du Concile à cause des résistances de quelques uns et de la nécessité d’un compromis entre les parties.

Je voudrais maintenant tenter d’illustrer ce qui, pour moi, constitue la vraie lecture pneumatique du Concile, c’est-à-dire le rôle de l’Esprit Saint dans la mise en œuvre du Concile. Reprenant une pensée audacieuse de saint Augustin à propos du dicton paulinien sur la lettre et l’Esprit (2 Co 3,6), saint Thomas d’Aquin écrit :

« La lettre désigne toute loi écrite qui demeure extérieur à l’homme, même les préceptes moraux contenus dans l’Evangile ; c’est pourquoi même la lettre de l’Évangile tuerait si, à l’intérieur, ne s’y adjoignait la grâce purifiante de la foi »[9].

Dans le même contexte, le saint docteur affirme: « La loi nouvelle c’est d'abord la grâce de l'Esprit Saint qui est donnée aux croyants »[10]. Les préceptes de l’Evangile constituent eux aussi la loi nouvelle, mais au sens matériel,  comme le contenu; la grâce de l’Esprit Saint c’est la loi nouvelle au sens formel, en tant qu’elle donne la force pour mettre en pratique les préceptes évangéliques. Paul l’appelle « la loi de l’Esprit qui donne la vie en Jésus-Christ » (Rm 8, 2).

Ceci est un principe universel qui s’applique à chaque loi. Si les préceptes évangéliques eux-mêmes, sans la grâce de l’Esprit Saint, étaient une « lettre qui tue », que dire alors des préceptes de l’Eglise, et que dire, dans notre cas, des décrets du concile Vatican II ? L’« implémentation », ou la mise en œuvre du Concile ne se passe donc pas recto tramite. Il ne faut pas la rechercher dans l’application littérale et presque mécanique du Concile, mais « dans l’Esprit », en entendant par là l’Esprit Saint et non un vague « esprit du Concile » ouvert à tout subjectivisme. Le magistère papal fut le premier à reconnaître cette exigence. Jean-Paul II écrivait en 1981:

« Tout le travail de renouveau de l'Église que le concile Vatican II a si providentiellement proposé et commencé - renouveau qui doit être à la fois "aggiornamento" et raffermissement de ce qui est éternel et constitutif pour la mission de l'Église - ne peut se réaliser que dans l'Esprit-Saint, c'est-à-dire avec l'aide de sa lumière et de sa puissance »[11].

3. Où chercher les fruits du concile Vatican II ?

La « nouvelle Pentecôte » qu’on attendait, a-t-elle vraiment eu lieu ? Un des meilleurs connaisseurs de la pensée du cardinal Newman, Ian Ker, a mis en évidence toute la contribution que celui-ci peut donner, non seulement pour comprendre le déroulement du Concile, mais pour comprendre aussi l’après-Concile[12]. Après la définition de l’infaillibilité du pape à l’occasion du concile Vatican I, en 1870, le cardinal Newman fut amené à élaborer une réflexion générale sur les conciles et sur le sens de leurs définitions. Il en a conclu que les conciles peuvent avoir souvent des effets qui, sur le moment, ne sont pas compris par ceux qui y ont participé. Ces derniers peuvent y voir beaucoup plus, ou beaucoup moins, de ce que ces décisions produiront par la suite.

De cette manière, le cardinal Newman ne faisait qu’appliquer aux définitions conciliaires le principe de développement qu’il avait illustré à propos de la doctrine chrétienne en général. Un dogme, comme toute grande idée, ne saurait se comprendre totalement qu’après en avoir vu les conséquences et les développements historiques. Après que le fleuve – pour reprendre son image – du terrain accidenté qui l’a vu naître, aura trouvé son lit, plus large et plus profond[13]. C’est ce qui est arrivé à la définition de l’infaillibilité papale : dans le climat surchauffé du moment, beaucoup pensaient y trouver beaucoup plus que ce que l’Eglise et le pape lui-même en tirèrent. Cette définition n’a pas rendu inutile tout concile œcuménique futur, comme certains ont craint ou ont espérer sur le moment ; le concile Vatican II en est la preuve[14].

On trouve confirmation de tout cela dans le principe herméneutique de « l’histoire des effets » (Wirkungsgeschichte) de Hans-Georg Gadamer. Selon ce principe, comprendre un texte exige que l’on tienne compte des effets que celui-ci a produit dans l’histoire, en s’insérant dans cette histoire et dialoguant avec elle[15]. C’est ce qui se passe de manière exemplaire dans la lecture spirituelle des Ecritures. Le texte n’est pas expliqué uniquement à la lumière de ce qui l’a précédé, comme c’est le cas pour une lecture historique et philologique qui se limite a rechercher les sources d’un texte, mais aussi en fonction de ce qui suit. C’est expliquer la prophétie à la lumière de sa réalisation en Jésus-Christ, expliquer l’Ancien Testament à la lumière du Nouveau.

Tout cela donne un éclairage sur la période postconciliaire. Là aussi, les vraies réalisations se trouvent peut-être ailleurs que là où nous regardions. Nous, nous pensions à un « changement » dans les structures et les institutions, nous pensions à une distribution du pouvoir différente, nous nous occupions de la langue à utiliser dans la liturgie, et on ne se rendait pas compte que ces nouveautés étaient bien petites à côté de celle que l’Esprit Saint était en train d’opérer. Nous pensions à rompre les vieilles outres de nos propres mains, alors que Dieu nous offrait sa méthode pour les rompre, en y mettant du vin nouveau à l’intérieur.

A la question de savoir s’il y a eu une nouvelle Pentecôte, on doit répondre sans hésiter : Oui! Quel en est le signe le plus convaincant ? Une nouvelle qualité de la vie chrétienne, là où cette Pentecôte a été accueillie. Au plan doctrinal, les deux premiers chapitres de Lumen gentium  constituent le point fort du concile Vatican II ; l’Eglise y est définie comme « sacrement » et comme « peuple de Dieu » marchant sous la conduite de l’Esprit Saint, animée par ses charismes et guidée par la hiérarchie. Soit une Eglise qui est mystère et institution, qui est koinonia, avant d’être hiérarchie. Jean-Paul II a relancé cette vision en faisant de sa mise en œuvre une tache prioritaire, au moment d’entrer dans le nouveau millénaire »[16].

On se demande : où cette image de l’Eglise est-elle passée  des documents à la vie ? Où celle-ci est-elle devenue « chair et sang »[17]?  Où la vie chrétienne est elle vécue selon « la loi de l’esprit », avec joie et conviction, par attraction et non par obligation? Où la parole de Dieu est-elle traitée avec le plus grand respect ? Où les charismes se manifestent-ils ? Où le désir d’une nouvelle évangélisation et de l’unité de chrétiens se fait-il le plus sentir ?

S’agissant d’un fait intérieur qui a lieu dans le cœur des personnes, la réponse ultime à cette question, seul Dieu la connait. Nous devrions répéter, à propos de la nouvelle Pentecôte ce que Jésus disait du royaume de Dieu: « On ne dira pas : 'Le voilà, il est ici !' ou bien : 'Il est là!' En effet, voilà que le règne de Dieu est au milieu de vous. » (Lc 17, 21). Néanmoins, nous pouvons en capter les signes, en nous appuyant aussi sur la sociologie religieuse qui s’occupe de ces choses. De ce point de vue là, la réponse qui est donnée à cette question, et que l’on entend toujours plus souvent, est la suivante : dans les mouvements ecclésiaux!

Une chose est à préciser tout de suite. Ces mouvements d’Eglise comprennent aussi, de par leur substance sinon pour leur forme, ces paroisses, associations de fidèles et nouvelles communautés où règne la même koinonia, où prévaut la même qualité de vie chrétienne. Sous cet angle-là, mouvements et paroisses ne sauraient être vus en opposition ou en concurrence entre eux mais unis dans la réalisation d’un même modèle de vie chrétienne. A compter aussi parmi eux sont les dites « communautés de base », celles au moins où le facteur politique n’a pas pris le dessus sur le facteur religieux. 

On doit insister sur le nom correct: mouvements « ecclésiaux » et non pas mouvements « laïcs ». La majorité d’entre eux sont formés, non pas par une seule mais par toutes les composantes de l’Eglise : par des laïcs, certes, mais aussi par des évêques, des religieux et religieuses. Ils représentent l’ensemble des charismes, le « peuple de Dieu » de Lumen gentium. Ce n’est que pour des raisons pratiques (car il existe déjà une congrégation pour le clergé et une autre pour les religieux) si c’est le « Conseil pontifical pour les laïcs » à s’occuper d’eux

Jean-Paul II voyait en ces mouvements et en ces communautés paroissiales vivantes « les signes d’un nouveau printemps de l’Eglise »[18]. C’est dans le même sens que s’est exprimé, à plusieurs occasions, le pape Benoît XVI[19]. A l’homélie de la messe chrismale du dernier Jeudi Saint, il a dit :

 « Celui qui regarde l’histoire de l’époque postconciliaire, peut reconnaître la dynamique du vrai renouvellement, qui a souvent pris des formes inattendues dans des mouvements pleins de vie et qui rend presque tangibles la vivacité inépuisable de la sainte Église, la présence et l’action efficace du Saint Esprit ».

Parlant des signes d’une nouvelle Pentecôte, on ne peut manquer de citer tout particulièrement le Renouveau charismatique, ou Renouveau dans l’Esprit, ne serait-ce qu’en raison de l’étendue du phénomène, même si ce mouvement  n’est pas à proprement parlé un mouvement ecclésial au sens sociologique du terme (il n’a pas de fondateur, de structure, de spiritualité à lui), mais plutôt un courant de grâce destiné à se répandre dans l’Eglise comme une décharge électrique dans la masse et, à la limite, disparaître ensuite comme réalité distincte.

Lorsque l’un des grands artisans du concile Vatican II, le cardinal Suenens, entendit parler du phénomène pour la première fois, en 1973, il était en train d’écrire un livre intitulé « L’Esprit Saint – source de nos espérances », et voici ce qu’il raconte dans ses mémoires :

« J’ai arrêté décrire le livre. Je pensais que prêter attention à l’action de l’Esprit Saint était une question de cohérence la plus élémentaire, aussi surprenante que puisse paraître cette manifestation. A partir du moment où le Concile l’avait invoqué, j’étais particulièrement intéressé à la nouvelle du réveil des charismes ».

Et voici ce qu’il écrivit après avoir pris connaissance du phénomène et en avoir fait une expérience personnelle :

« Tout à coup, saint Paul et les Actes des apôtres semblent prendre vie et faire partie du temps présent; ce qui était authentiquement vrai autrefois, paraît se produire à nouveau sous nos yeux. C’est la découverte d’une vraie action de l’Esprit Saint qui est toujours à l’œuvre, comme Jésus a promis. Il tient parole. C’est une nouvelle explosion de l’Esprit de Pentecôte, une joie qui était devenue inconnue à l’Eglise »[20].

Mouvements ecclésiaux et nouvelles communautés n’épuisent certes pas toutes les possibilités et attentes de renouveau du Concile, mais ils répondent à la plus importante d’entre elles, du moins aux yeux de Dieu. Ceux-ci ne sont pas exempts de faiblesses et parfois de dérives partielles; mais quelle autre grande nouveauté l’histoire de l’Eglise a-t-elle connue sans bavures humaines ? N’est-ce pas ce qui s’est passé au commencement du XIII siècle au moment de l’apparition des ordres mendiants ? A cette époque aussi, ce sont les papes, surtout Innocent III, qui furent les premiers à reconnaître et à accueillir la grâce du moment et à encourager le reste de l’épiscopat à en faire autant.

4. Une promesse tenue

Alors, nous nous demandons, quel est le sens du concile, entendu comme l’ensemble des documents produits par lui, Dei Verbum, Lumen gentium, Gaudium et spes, Nostra aetate,  etc.? Les laisserons-nous de côté pour tout attendre de l’Esprit Saint ? On trouve la réponse dans une phrase d’Augustin résumant le rapport qui existe entre la loi et la grâce : « La loi a été donnée pour que l’on recherche la grâce  et la grâce a été donnée pour que l’on observe la loi »[21]. L’Esprit Saint ne dispense donc pas de mettre aussi en valeur la lettre, autrement dit les décrets de Vatican II; au contraire, il pousse à les étudier et à les appliquer. D’ailleurs, en dehors du cadre scolaire et académique où ils sont des matières de discussion et d’étude, c’est précisément dans les réalités ecclésiales mentionnées, que ceux-ci bénéficient d’une plus grande estime.

J’en ai moi-même fait l’expérience. Je me suis libéré des préjugés contre les juifs et contre les protestants, que j’avais absorbés durant mes années de formation, non pas parce que j’avais lu Nostra aetate, mais parce que j’avais moi aussi, grâce à l’aide des frères, fait l’expérience de la nouvelle Pentecôte. C’est celle-ci qui m’a emmené après  à relire Nostrae aetate, comme j’ai ressenti le besoin d’étudier la constitution Dei Verbum, après que l’Esprit eût fait naître en moi un nouvel amour pour la Parole de Dieu et pour l’évangélisation. Mais le mouvement peut être dans les deux sens: certains  - pour reprendre les propos d’Augustin –  par la lettre sont amenés à chercher l’Esprit,  d’autres par l’Esprit sont poussés à valoriser la lettre.

Le poète Thomas S. Eliot a écrit des vers qui peuvent nous éclairer sur le sens des célébrations en cours pour les 50 ans du concile Vatican II:

« Nous ne devons jamais arrêter d’explorer

Et la fin de notre quête

Sera d’arriver où nous avons commencé

Et de découvrir l’endroit pour la première fois. » [22]

Après tant d’explorations et de controverses, nous sommes, nous aussi, conduits à revenir là où nous avons commencé, c’est à dire au Concile. Mais tout le travail qui a été fait autour de lui n’est pas vain car, au sens le plus profond, ce n’est que maintenant que nous sommes en mesure de « découvrir l’endroit pour la première fois », c’est-à-dire d’évaluer sa vraie signification, ce que les Pères du Concile eux-mêmes ne pouvaient pas prévoir.

Cela permet de dire qu’il y a cohérence entre l’arbre qui a grandi depuis le Concile et le grain qui lui a donné naissance. De quoi est en effet né le Concile ? Les mots utilisés par  Jean XXIII pour décrire l’émotion qui accompagna « l’éclosion soudaine dans son cœur et sur ses lèvres du simple mot ‘concile’ »[23], ont tous les signes d’une inspiration prophétique. Dans son discours prononcé à la fin de la première session, il a dit du concile qu’il serait « cette nouvelle Pentecôte tant recherchée, qui enrichira abondamment l’Eglise d’énergies spirituelles »[24].

50 ans après, on ne peut que constater que Dieu a tenu la promesse qu’il a faite à l’Eglise par la bouche de son humble serviteur, le bienheureux Jean XXIII. S’il nous semble que parler d’une nouvelle Pentecôte soit pour le moins exagéré, vu tous les problèmes et toutes les controverses apparus dans l’Eglise après et à cause du concile,  il ne nous reste plus qu’à aller relire les Actes des apôtres et constater que la période qui a suivi la Première Pentecôte ne manquait pas elle non plus de problèmes et de controverses. Et ceux-ci n’étaient pas moins vifs que ceux d’aujourd’hui!

Traduction d'Isabelle Cousturié

____________ 

NOTES:

[1] Cf. Le Concile Vatican II. Réception et actualité à la lumière du Jubilé, par R. Fisichella, Ed. San Paolo, 2000.

[2] Jean XXIII, Discours à l’ouverture du Concile, nr. 6,5.

[3] Paul VI, Enc. Ecclesiam suam, 52; cf. aussi Enseignements de Paul VI, vol. IX (1971), p. 318. 

[4] Jean-Paul II, Audience générale du 1er août 1979.

[5] J. H. Newman, Le développement de la doctrine chrétienne, Bologne, Il Mulino 1967, pp. 46 s.

[6] Grégoire Le Grand, Commentaire du livre de Job XX, 1 (CC 143 A, p. 1003).

[7] S. Irénée, Contre les hérésies, III, 24, 1.

[8] Ch. Péguy. Le Porche du mystère de la deuxième vertu, La Pléiade, Paris 1975, pp. 588 s.

[9] Thomas d’Aquin, Summa theologiae, I-IIae, q. 106, a. 2.

[10] Ibid., q. 106, a. 1; cf. Augustin, De Spiritu et littera, 21, 36.

[11] Jean-Paul II, Lettre apostolique A Concilio Constantinopolitano I, 25 mars 1981, dans AAS 73 (1981) 515-527.

[12] I. Ker, Newman, the Councils, and Vatican II, in « Communio ». International Catholic Review, 2001, pp. 708-728.

[13] Newman, op. cit. p.46.

[14] Un exemple encore plus évident est ce qui arriva avec le concile œcuménique d’Ephèse en 431. La définition de Marie comme étant la Theotokos, Mère de Dieu, dans les intentions du concile mais surtout de son promoteur Cyrille d’Alexandrie, devait servir uniquement à affirmer l’unité du Christ. La définition marquera par contre le début de l’immense floraison de dévotion à la Vierge et de la construction des premières basiliques en son honneur, dont celle de Sainte-Marie-Majeure à Rome. La définition de l’unité de la personne du Christ sera donnée dans un autre contexte et de manière plus équilibrée  par le concile de Chalcédoine en 451.

[15] Cf. H. G. Gadamer, Wahrheit und Methode, Tübingen 1960.

[16] Novo millennio ineunte, 42.

[17] I. Ker, art. cit. p.727.

[18] Jean-Paul II, Novo millennio ineunte, 46.

[19] Cf. Discours aux mouvements ecclésiaux à la veille de la Pentecôte 2006 in:  The Beauty of Being a Christian. Movements in the Church. Proceedings of the Second World Congress on the Ecclesial Movements and New Communities (Frascati 31 mai – 1er  juin 2006), Rome, Libreria Editrice Vaticana, 2007.

[20] Card. L.-J. Suenens,  Souvenirs et Espérances,  Dublin, Veritas 1992, p. 267.

[21] Augustin, De Spiritu et littera ,19, 34.

[22] T.S. Eliot, Four Quartets V , The Complete Poems and Plays, Faber & Faber, Londres 1969, p.197:

“We shall not cease from exploration

And the end of our exploring

Will be to arrive where we started

And know the place for the first time.”

[23] Jean XXIII, Discours à l’ouverture du concile Vatican II, 11 octobre 1962, n. 3, 1

[24] Jean XXIII, Discours à la clôture de la première phase du Concile, 8 décembre 1962, n. 3, 6.

 

 

Tác giả: Phaolô Phạm Xuân Khôi

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!