Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
PM. Cao Huy Hoàng
Bài Viết Của
PM. Cao Huy Hoàng
THỰC LÒNG THẢO KÍNH CHA MẸ
PHÚT GIAO THỪA THIÊNG LIÊNG
Bài hát LẠY ĐỨC BÀ SÀI GÒN (chung lời nguyện cầu với người Sài Gòn)
BÁNH BỞI TRỜI VÀ CON RẮN ĐỒNG HÔM NAY
CHÚA XUỐNG NHÀ CON
CHỦ ƠI, NẾU CÓ VỀ, XIN GẶP EM Ở TÂM DỊCH
Bài hát CHÚA LUÔN Ở TRONG CON
TÂM TÌNH GỬI ĐỨC THÁNH CHA
Bài hát LỜI NGUYỆN TRONG CƠN DỊCH BỆNH (Theo lời nguyện chính thức của HĐGMVN)
LỜI THẦM THÌ CỦA NHỮNG NẤM MỘ
MỘT THÁNH LỄ TẠ ƠN VÀ CHIA TAY
ĐỊA CHỈ THỰC THI LÒNG THƯƠNG XÓT
MANG TIN VUI BÌNH AN ĐẾN CHO CUỘC ĐỜI
ĐI RA VÀ RA ĐI
KHÔNG CÓ CHUYỆN “PHẦN AI, NẤY RỖI”
“PHẢI TẮM ĐỨC MẸ BẰNG RƯỢU THÔI EM À”
GIUSE, BẠN CỦA BÀ, LÀ NGƯỜI CÔNG CHÍNH
LÀM CHA MẸ GIỮA THỜI ĐẠI NGÁO ĐÁ (Nhân mừng lễ Thánh Giuse, Bổn mạng các Gia Trưởng, 19-3-2019)
THÁNH HÓA CÔNG VIỆC
PHÚT GIAO THỪA VÀ DỰ TÍNH KHÔN NGOAN
XUÂN NÀY MẸ KHÔNG VỀ !
CHUYỆN ĐỒNG HÀNH 2019
“MẸ THIÊN CHÚA” CỦA CỤ TOM
2019, MONG GÌ?
XIN ĐỪNG NÓI VỚI CHÚA… CON KẸT QUÁ!
CHÚA ĐẺ BÊN DÒNG SUỐI (Mừng Chúa Giáng Sinh 2018)
DẤU CHẤM HẾT (Suy tư Mừng Chúa Giáng Sinh)
NÓI GÌ VỚI NGƯỜI CỘNG SẢN (Suy tư nhân lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam)
ĐỂ TẠ ƠN CHÚA, HAY LÀ ĐỂ CHÚA TẠ ƠN CON?
LỜI TÌNH TỪ NHỮNG NẤM MỘ
MÓN KHÔN NGOAN
CON TRAI BÀ GÓA NA-IN ĐÃ CHẾT
GẮN BÓ VỚI CHÚA, VỚI GIÁO HỘI VÀ VỚI NHAU
HỒNG ÂN THĂNG THIÊN
Nhạc Phẩm Mẹ Giáo Hội
QUÀ TẶNG MỚI NHẤT CỦA CHÚA THÁNH THẦN
GỬI NGƯƠI TÌNH NHỎ (tặng những người sống đời thánh hiến)
TRONG CÙNG MỘT ĐỨC KI-TÔ CỨU THẾ
MỤC TỬ HIỀN LÀNH KHIÊM NHƯỢNG
TẬN HIẾN CHO MẸ MARIA KHIÊM NHƯỜNG
CHÌA KHÓA MỞ CỬA NƯỚC TRỜI

( Suy niệm Lời Chúa CN 26 TN C 2010 )

Thánh Phaolô gọi Timôthêô là “người của Thiên Chúa” và Ngài căn dặn: “Hỡi người của Thiên Chúa, hãy theo đuổi đức công chính, lòng đạo hạnh, Đức Tin, Đức Ái, đức nhẫn nại, đức hiền lành. Con hãy chiến đấu trong cuộc chiến đấu chính nghĩa của Đức Tin. Hãy cố đoạt lấy Sự Sống đời đời mà con đã được kêu gọi tới và cũng vì đó, con đã mạnh dạn tuyên xưng Đức Tin trước mặt nhiều nhân chứng” ( Tm 6, 11 – 12 ).

Như vậy, theo Thánh Phaolô, “người của Thiên Chúa” là người sống công chính ở đời này để được sống đời đời mai sau.

Đời sống công chính nhờ Đức Tin vào Thiên Chúa, và Đức Tin ấy được thể hiện bằng Đức Ái với mọi người, đức nhẫn nại chịu đựng mọi người, chịu đựng mọi sự vì lòng hiền lành khiêm nhượng.

Yêu thương, chịu đựng và nhân lành với mọi người là điều không dễ, người của Thiên Chúa phải trải qua một cuộc chiến đấu cam go tự bên trong: cuộc chiến đấu với chính mình, cuộc chiến đấu với lòng ích kỷ, cuộc chiến đấu với con mắt khinh bỉ, với cái nhìn dửng dưng, và nhất là cuộc chiến đấu với những bả phù vân đang đầy hấp dẫn.

Nhưng, dù cuộc chiến đấu cam go cách mấy, cũng thành dễ dàng chiến thắng nếu người của Chúa biết cậy trông vào Chúa và nhờ nhắm tới cùng đích của cuộc chiến là chiếm đoạt Nước Thiên Chúa, chiếm đoạt được Sự Sống đời đời. Hẳn nhiên là, khi không vì cùng đích tối thượng ấy, chắc chắn người của Thiên Chúa sẽ không thể thực hiện điều công chính. Trong tình thế đó, sự sống đời này phải tiêu tan, và Sự Sống đời sau vĩnh cửu cũng không bảo đảm.

Cả ba nhân đức Tin Cậy Mến đều được Thánh Phaolô đề cập tới trong một câu ngắn gọn và súc tích, nói lên cả một cuộc lữ hành của con người, người của Thiên Chúa, tìm về Sự Sống đời đời.

Sự Sống đời đời ấy, được Chúa Giêsu minh họa là “được các Thiên Thần đem lên nơi lòng Abraham”, tổ phụ của những kẻ tin, chuẩn mực của sự công chính ( Lc 16, 19 – 31 ).

Người công chính điển hình “được các Thiên Thần đem lên nơi lòng Abraham” trong Tin Mừng hôm nay lại là một nhân vật Ladarô nghèo khổ, hành khất để kiếm sống, không tiền chữa bệnh, sống chung với kiếp đọa đày trong thân xác ghẻ lở, lang thang khắp chợ đời, đón nhận những bữa ăn trộn với lời khinh bỉ, đón nhận những thức uống hòa chan với những cái nhìn kinh tởm ghê rợn, rẻ rúng, né tránh…

Người hành khất chấp nhận cuộc thương khó trong đời mình, không oán than, không gian dối, nhưng bằng lòng tự bạch cuộc đời đau khổ của mình ra trước mặt thiện hạ để mong đón nhận những sẻ chia. Người hành khất lương thiện, và cũng là người hành khất sống trước sự tủi nhục mà Chúa Giêsu Kitô Đấng Cứu Thế sẽ phải nếm trải.

Vâng, Ladarô là hình ảnh của một Con Thiên Chúa chịu đau khổ vì bị khinh miệt, rẻ rúng, bỏ rơi, một Con Thiên Chúa “không nơi gối đầu”, còn bị kết án, bị đánh đập, bị thương tích toàn thân và bị giết chết. Nhưng đó là Con Thiên Chúa Cứu Độ.

Bởi vậy, tìm đến Ơn Cứu Độ là phải tìm đến Chúa Giêsu Kitô, đồng hình đồng dạng với Ngài, trở nên bạn hữu chí thiết của Ngài.

Chúa Giêsu hôm qua, hôm nay, và mãi mãi vẫn ở bên chúng ta nơi Lời Hằng Sống, nơi Bánh Trường Sinh và cả nơi những con người chấp nhận thương khó trong đời. Người của Thiên Chúa phải là người sống với Lời Chúa, với Thánh Thể Chúa và còn phải bẻ tấm bánh cuộc đời mình ra mà san chia cho nhiều người, nhất là những người nghèo khổ, hình ảnh Chúa Giêsu Kitô thương khó.

Vậy, thiết tưởng, “Ơn Cứu Độ”, “Sự sống đời đời”, “lòng ông Abraham” không ở đâu xa. Ở rất gần chúng ta, như Ladarô đang ngồi ngay trước của nhà phú hộ. Nếu chúng ta vẫn đành tâm làm ngơ, vẫn cố ý vô tình, vẫn lập kế hoạch lập qui trình tránh né…, thì thử hỏi làm sao ta có thể “được các thiên thần đem vào lòng ông Abraham” ? Khoảng cách ở trần thế giữa ta với người đau khổ mà chúng ta cố giữ, không xóa đi, không kéo lại gần, sẽ chính là khoảng cách muôn đời giữa ta và người đau khổ, giữa ta và Thiên Chúa trong cuộc sống mai sau.

Địa chỉ của Sự Sống đời đời đang ở ngay trước mắt chúng ta: nơi những con người đau khổ nhất, nghèo túng nhất, nhưng có thể họ đang hưởng hạnh phúc Thiên Đàng ngay tại thế nầy, vì họ đang kết hiệp đau khổ của họ với Con Thiên Chúa.

Dù chiếc giường là một sạp tre nho nhỏ, với một manh chiếu tưa bưa, một tấm nhựa vừa che mưa vừa đắp lạnh… người hành khất kia vẫn ngủ ngon trong thiên đường của họ, vì họ đang gối đầu vào ngực Chúa Giêsu đau khổ, Người đã hứa với bạn hữu của mình một thứ bình an mà thế gian không ban được. Đến với họ để chia sẻ nỗi đau của họ và học với họ bài học chịu đựng, bài học thương khó của Chúa Kitô, là tìm đến Sự Sống đời đời.

Ấy vậy, địa chỉ của Nước Thiên Chúa là những gầm cầu, những vỉa hè, những khu ẩm thấp… nơi những người đói khát cần cơm cần nước, nơi những người vô gia cư cần một mái ấm, nơi người thất chí nằm bên lề đường cần được cảm thông, an ủi, nơi những cô gái miền sông nước đang bỏ nhà xa quê đang cần hướng nghiệp và hỗ trợ sống chân chính, lương thiện…

Địa chỉ của Nước Thiên Chúa là Đồng Chiêm, là Cồn Dầu, là Loan Lý, nơi những con người bị áp bức trắng trợn cần được bênh vực, chở che cứu giúp…

Địa chỉ của Nước Thiên Chúa là Việt Nam, nơi còn biết bao người đang nghèo chính Thiên Chúa, nghèo chân lý của Chúa, nghèo công bằng, nghèo tự do, nghèo luân lý, nghèo nhân phẩm trong khi vẫn tự hào giàu văn hóa vô thần đến nỗi có thể mỗi năm giết cả triệu thai nhi không khả năng tự vệ, giàu tham nhũng như những con vi rút biết rúc rỉa tinh vi cái tài sản chung làm thành tài sản riêng, giàu áp bức vì sức mạnh độc quyền vô đối, giàu vô luân làm suy đồi mọi giá trị truyền thống cao quí, giàu gian dối biến không ra có, biến có ra không, biến tội thành công, biến công thành tội…

Trong số những con người đó, thiết nghĩ, cũng có cả chúng ta, những người mang danh nghĩa “người của Thiên Chúa”, là tín hữu của Chúa, cũng hoặc đã tiêm nhiễm cách sống của phú hộ, hoặc đã ủng hộ, tán dương cách dửng dưng vô tình, cách sống bất công, thất đức của phú hộ.

Ngôn Sứ Amos cũng đang dùng Lời Thiên Chúa mà cảnh cáo chúng ta: "Khốn cho các ngươi là những kẻ phú quý ở Sion, và tự kiêu trên núi Samaria. Các ngươi đã nằm ngủ trên giường ngà, mê đắm trên ghế dài: ăn chiên con trong đoàn và bê béo trong đàn; và ca hát theo tiếng đàn cầm thụ; người ta nghĩ mình như Đavit, có những nhạc khí, dùng chén lớn uống rượu, lấy dầu hảo hạng xức lên mình, và chẳng thương hại gì đến nỗi băn khoăn của Giuse; vì thế, giờ đây họ phải lưu đày và đi đầu các kẻ lưu đày; những buổi yến tiệc của các kẻ buông tuồng sẽ không còn nữa" ( Am 6, 1a. 4 – 7 )

Đoạn Thánh Vịnh 145, đáp ca, ( Tv 145, 7. 8 – 9a. 9bc – 10 ) góp phần mở ra cho chúng ta con đường “được các Thiên Thần đem vào lòng Abraham”: Hãy là trái tim, là cánh tay của Thiên Chúa mà “trả lại quyền lợi cho người bị áp bức, ban cho những người đói được cơm ăn. cứu gỡ những người tù tội, mở mắt những kẻ đui mù, giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, yêu quý các bậc hiền nhân, che chở những khách kiều cư, nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân”.

Sao nỡ đành tâm, sao nở vô tình ? Còn nhớ cách suy nghĩ thật chí lý của ông bà ta xưa mà mẹ tôi hay kể rằng “mỗi người chúng ta vốn là những kẻ ăn mày của Đức Chúa Trời, thì chớ nên làm ngơ giả điếc trước những nhu cầu của người thiếu thốn”.

Có thể chúng ta đang giàu có và có rất nhiều chìa khóa cho những căn nhà, căn phòng, những tủ tài sản, nhưng chúng ta vẫn là người bất hạnh, nếu không có chìa khóa mở cửa Nước Trời.

Lời Chúa hôm nay gửi đến cho mỗi người một chìa khóa để mở cửa Nước Trời, để mở lòng ông Abraham, để mở cửa hạnh phúc, cửa bình an đời này và đời sau. Chìa khóa ấy chính là đón nhận Đức Kitô thương khó nơi những người cùng khổ, nơi những người bị áp bức; sẻ chia với họ và giúp họ hoàn thiện kiếp người đúng với nhân phẩm và xứng với hình ảnh con cái của Thiên Chúa.

Lạy Chúa Giêsu, Chúa đang ở rất gần chúng con, để chúng con tìm được bình an hạnh phúc ở đời này và đời sau. Xin cho chúng con nhận ra Chúa mà vác đỡ Thánh Giá Chúa, mà lau khô những giọt mồ hôi máu trên khuôn mặt của Chúa, nơi những người cùng khốn đang đồng hành trong cuộc đời chúng con. Amen.

PM. CAO HUY HOÀNG, 23.9.2010

Tác giả: PM. Cao Huy Hoàng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!