Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
PM. Cao Huy Hoàng
Bài Viết Của
PM. Cao Huy Hoàng
“CHÂN LÝ SỐNG”: MẾN CHÚA, YÊU NGƯỜI
NGÀY TRUYỀN GIÁO 20-10-2024 TẢN MẠN TỪ CÂU CHUYỆN ĐỘNG THỔ
THỰC LÒNG THẢO KÍNH CHA MẸ
PHÚT GIAO THỪA THIÊNG LIÊNG
Bài hát LẠY ĐỨC BÀ SÀI GÒN (chung lời nguyện cầu với người Sài Gòn)
BÁNH BỞI TRỜI VÀ CON RẮN ĐỒNG HÔM NAY
CHÚA XUỐNG NHÀ CON
CHỦ ƠI, NẾU CÓ VỀ, XIN GẶP EM Ở TÂM DỊCH
Bài hát CHÚA LUÔN Ở TRONG CON
TÂM TÌNH GỬI ĐỨC THÁNH CHA
Bài hát LỜI NGUYỆN TRONG CƠN DỊCH BỆNH (Theo lời nguyện chính thức của HĐGMVN)
LỜI THẦM THÌ CỦA NHỮNG NẤM MỘ
MỘT THÁNH LỄ TẠ ƠN VÀ CHIA TAY
ĐỊA CHỈ THỰC THI LÒNG THƯƠNG XÓT
MANG TIN VUI BÌNH AN ĐẾN CHO CUỘC ĐỜI
ĐI RA VÀ RA ĐI
KHÔNG CÓ CHUYỆN “PHẦN AI, NẤY RỖI”
“PHẢI TẮM ĐỨC MẸ BẰNG RƯỢU THÔI EM À”
GIUSE, BẠN CỦA BÀ, LÀ NGƯỜI CÔNG CHÍNH
LÀM CHA MẸ GIỮA THỜI ĐẠI NGÁO ĐÁ (Nhân mừng lễ Thánh Giuse, Bổn mạng các Gia Trưởng, 19-3-2019)
THÁNH HÓA CÔNG VIỆC
PHÚT GIAO THỪA VÀ DỰ TÍNH KHÔN NGOAN
XUÂN NÀY MẸ KHÔNG VỀ !
CHUYỆN ĐỒNG HÀNH 2019
“MẸ THIÊN CHÚA” CỦA CỤ TOM
2019, MONG GÌ?
XIN ĐỪNG NÓI VỚI CHÚA… CON KẸT QUÁ!
CHÚA ĐẺ BÊN DÒNG SUỐI (Mừng Chúa Giáng Sinh 2018)
DẤU CHẤM HẾT (Suy tư Mừng Chúa Giáng Sinh)
NÓI GÌ VỚI NGƯỜI CỘNG SẢN (Suy tư nhân lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam)
ĐỂ TẠ ƠN CHÚA, HAY LÀ ĐỂ CHÚA TẠ ƠN CON?
LỜI TÌNH TỪ NHỮNG NẤM MỘ
MÓN KHÔN NGOAN
CON TRAI BÀ GÓA NA-IN ĐÃ CHẾT
GẮN BÓ VỚI CHÚA, VỚI GIÁO HỘI VÀ VỚI NHAU
HỒNG ÂN THĂNG THIÊN
Nhạc Phẩm Mẹ Giáo Hội
QUÀ TẶNG MỚI NHẤT CỦA CHÚA THÁNH THẦN
GỬI NGƯƠI TÌNH NHỎ (tặng những người sống đời thánh hiến)
TRONG CÙNG MỘT ĐỨC KI-TÔ CỨU THẾ
CHÚA ĐẺ BÊN DÒNG SUỐI (MỪNG CHÚA GIÁNG SINH 2018)

 

Con Thiên Chúa đã sinh xuống làm người trong thân phận một hài nhi, giữa cánh đồng Be-lem hoang vu, giá lạnh, bé nhỏ…bầu trời đầy sao sáng, các Thiên Thần trổi nhạc tung hô, các mục đồng í ới gọi nhau đến Be-lem mà xem điềm lạ, vài anh dân nghèo cũng hối hả đến hang đá trố mắt nhìn em bé dễ thương…

Chuyện “Con Thiên Chúa Giáng Sinh rất đỗi tầm thường”, nhưng không dừng lại ở cái tầm thường đơn sơ khiêm hạ ấy. Bởi chính cái tầm thường đơn sơ khiêm hạ, lại là mầu nhiệm chí cao chí cả của tình thương.

Đêm Giáng Sinh huyền diệu, hắn là đã có nhiều người đến trước hang đá, trước nôi Chúa Hài Nhi mà chiêm ngắm, mà lắng nghe lời tỏ tình rất thinh lặng của một vì Thiên Chúa tối cao, mà  lắng nghe lòng mình lao xao như có tiếng thì thào của tình yêu huyền nhiệm.

Và cũng dĩ nhiên là, mỗi người có một lắng nghe rất riêng, một dòng suy tư rất riêng, nhưng dòng nào thì cũng đổ về biển tình của Thiên Chúa.

Thế đấy,

Hài nhi Giê-su bé nhỏ, đơn sơ, như bất kỳ một hài nhi con người nào ấy, mà tiên tri Isaia phải gọi Người là “Cố Vấn Kỳ Diệu, Thiên Chúa Huy Hoàng, Người Cha Muôn Thuở, Ông Vua Thái Bình”.

Bởi,

Hài nhi Giê-su là Ánh Sáng bừng lên trên những người cư ngụ miền thâm u sự chết.

Hài nhi Giê-su mở ra một trang sử mới cho  nhân loại.

Hài nhi Giê-su tỏa chiếu vinh quang và Tình thương của Thiên Chúa cho loài người.

Sự xuất hiện của Hài nhi Giê-su đã khiến cho Thiên Chúa không còn là một bí ẩn, nhưng phải linh hiển trước mắt người phàm. Cánh cửa trời ngàn năm xưa đóng kín, đã mở toang ra. Ánh sáng của sự sống vĩnh cửu đã đến. Hòa bình đích thực của trời cao tuôn xuống khắp cõi địa cầu. Thiên Chúa đã tỏ bày lòng yêu của Người.

Ấy là chuyện tình của Thiên Chúa, phía Thiên Chúa. Còn nhân loại, còn chúng ta thì sao? Có đón nhận quà tặng bình an quý giá ấy không, hay chỉ là một chiêm ngắm, một thưởng lãm, một cảm xúc chóng vánh, một thán phục thoáng qua, một chút tình vội vã…rồi đâu cũng vào đấy, rồi năm này cũng giống như năm kia, rồi ngày mai cũng chẳng khác hơn gì những ngày đã qua đi, ngày nào cũng ê chề niềm bất hạnh.

Đừng hỏi tại sao Con Thiên Chúa đã Giáng Sinh mà thế giới vẫn chưa có hòa bình, nhưng hãy hỏi được mấy người trong nhân gian đón nhận và thực thi sứ điệp hòa bình của Con Thiên Chúa.

Đừng hỏi tại sao nhà mình cũng đón mừng Chúa Giáng Sinh tưng bừng: đèn hoa lộng lẫy, hang đá tít nháy, sao lạ lung linh, tiệc linh đình, thân hữu bạn bè vui thỏa, các đôi nhảy thật tình tứ theo điệu nhạc xập xình suốt sáng thâu đêm … thế mà nhà mình chẳng ấm, chẳng êm, vẫn cứ bất ổn, bất bình, bất an, bất hạnh. Nhưng hãy hỏi, được mấy người trong chúng ta đã đón nhận và thực thi Lời Tình của một Con Thiên hiền lành khiêm nhượng, để trở nên thực hiền lành khiêm nhượng từ trong ý nghĩ, đến lời nói cử chỉ việc làm của chúng ta.

Lời Thiên Chúa từ trên trời cao, qua câu hát của các Thiên Thần đã chỉ ra cho con người biết việc phải làm để thấu cảm được tình yêu Thiên Chúa, để được phúc lành Đêm Giáng Sinh và suốt cả cuộc đời:“Vinh danh Thiên Chúa trên trời. Bình an dưới thế cho người thiện tâm”.

 

Để đón nhận hồng phúc Giáng Sinh, để đón nhận Tin Mừng Cứu Rỗi, để đón nhận niềm vui bình an, mỗi chúng ta phải là người có lòng ngay chính, có thiện chí, thiện tâm.

Ước gì mỗi chúng ta hiểu ra cội nguồn của ngay chính, của thiện chí, của thiện tâm chính là đức khiêm nhường.

Có một tác giả thơ công giáo, suy niệm như sau:

Không phải do con người ngước lên,

nhưng nhờ Thiên Chúa cúi xuống.

Không phải bởi lòng khát khao của con người đã đến lúc tràn dâng lên như con sóng,

nhưng nhờ lòng yêu của Thiên Chúa đã đến hồi cháy bỏng những khát khao.

Không phải nỗi chờ mong của con người đã đến thời chạm tới những vì sao,

nhưng bởi lòng từ bi Chúa muốn tuôn trào ơn cứu rỗi…

Không phải tự con người biết mình trầm luân trong bóng tối,

nhưng vì ánh sáng thần linh muốn chiếu dọi vào chốn mê muội, âm u

Vâng,

Thiên Chúa, Đấng đã dùng chính Ngôi Con của mình, là Lời Tình Muôn Thủa,

để Lời Người sáng tạo nên vạn vật xinh tươi, nên muôn loài sống động,

thì Người cũng dùng chính Ngôi Lời ấy, mà chuộc lại những gì đã hư đi, đã mất mát, đã đổ nát, đã tan hoang.

Thiên Chúa uy quyền, phép tắc, Người thượng trí cao sang,

Người biết tường tận rằng,

con người không còn chút khả năng nào để có thể vươn lên,

nên Người đành cúi xuống

Con người yếu đuối, bệnh hoạn, tật nguyền, nếu không nói là bại liệt, bó gối, không thể nào bước lên được nữa,

nên Người đành bước xuống

và bước xuống đến tận nơi cùng thấp bi thương nhất của con người,

để cứu rỗi con người.

 

Đúng như Thánh Phao-lô nói với Ti-tô: “Khi Ðấng Cứu Thế, Chúa chúng ta, đã tỏ lòng từ tâm và nhân ái của Người, thì không phải do những việc công chính chúng ta thực hiện, nhưng do lòng từ bi của Người, mà Người đã cứu độ chúng ta...”.

Vâng, Chúa đã Giáng Sinh nơi Be-lem, trong thân phận hài nhi bé nhỏ, như chúng ta. Những người chăn chiên đã tìm đến Belem và đã gặp thấy Đức Maria, Thánh Giuse và Hài Nhi. Tâm hồn họ đã bừng lên niềm vui và họ loan báo cho mọi người. Nghe họ kể, ai nấy đều trào dâng trong lòng một thắc thỏm muốn gặp Đấng Cứu Thế. Belem, Hài Nhi, khó nghèo, chính nơi chỗ cùng thấp ấy, Người dọn sẵn cho con người một địa chỉ, và tạo cơ duyên gặp gỡ thân tình dễ dàng. Người đã đến ngay trong căn nhà của nhân loại, một cách khiêm nhường đến thẳm sâu, mà nhân loại còn không nhận ra nữa, thì còn gì đáng tiếc cho bằng.

 

Từ Đức Khiêm Nhường của Thiên Chúa, mỗi Ki-tô hữu có thể tâm nguyện với Con Thiên Chúa trong Mầu Nhiệm Giáng Sinh lời này: “Lạy Chúa, không phải do con ngước lên, nhưng bởi vì Người đã cúi xuống”.

Từ Đức Khiêm Nhường của Thiên Chúa, mỗi chúng ta có thể tâm nguyện với Con Thiên Chúa trong Mầu Nhiệm Giáng sinh lời này: “Lạy Chúa, không phải do con yêu Chúa, nhưng bởi vì Người đã yêu con, không phải con chọn Chúa, nhưng Người đã chọn con. Không phải bởi con…, nhưng tất cả bởi tình yêu Chúa”.

Từ tâm nguyện ấy,

Ước gì mỗi người con cái của Thiên Chúa sẽ thấu cảm được sứ vụ của mình trong mầu nhiệm cứu rỗi, đó là:

Hãy khiêm nhượng đón nhận cưu mang Đấng Cứu Thế như Đức Trinh Nữ Maria.

Hãy khiêm nhượng mang Chúa Giê-su đến cho cuộc đời.

Hãy khiêm nhượng sống Tin Mừng Chúa Giê-su và loan báo Tin Mừng Chúa Giê-su bằng cách sống khiêm nhượng.

Hãy sống khiêm nhượng, vì khiêm nhượng chính là cội nguồn của đức công chính, của thiện chí, của thiện tâm, là chìa khóa cảm nếm hồng phúc bình an của Con Thiên Chúa Giáng Sinh.

Xin được kể câu chuyện này: Tối 23, Cha sở và Hội Đồng đi chấm điểm các hang đá. Bất ngờ có một hang đá thiết kế rất khác lạ: Chúa Giê-su nằm trong hang đá, bên cạnh một dòng suối. Nguồn nước từ hang đá Be-lem chảy thành suối, thành sông, chảy qua đồng bằng, rồi ra biển lớn…

Cha sở nói “Các sách Tin mừng nói về việc Chúa sinh ra, không hề nói đến chuyện Chúa sinh bên dòng suối”.

Huynh trưởng thiết kế hang đá “Chúa đẻ bên dòng suối” trả lời:

Thưa Cha, thưa Hội Đồng,

-Nước là  hình tượng rất sinh động để diễn tả sự khiêm hạ.

-Nước lúc nào cũng khiêm tốn, luôn tìm chỗ rốt hết, chảy xuống chỗ thấp nhất;

-nước mềm mỏng dịu dàng… không hề xô xát cũng không kháng cự hay đối đầu với bất cứ cái gì… nhưng rốt cuộc, nước vẫn chiến thắng nhờ sự hiền dịu;

-nước luôn tìm chỗ thấp nhất, chẳng bao giờ leo lên cao;

-nước nếu bị tấn công bởi lửa, nước nhẹ nhàng bay lên thành mây và khi lửa hừng hực thiêu rụi những cánh rừng, thì từ các tầng mây, nước có thể gieo mình xuống dập tắt.

-nước mềm mại nhưng có sức xói mòn tất cả vì nước chảy đá cũng mòn;

-nước mềm mỏng, nước rửa sạch tất cả, cuốn trôi tất cả;

-nước biết trở nên nhỏ bé, nước có thể len lỏi vào mọi ngõ ngách của các địa tầng, thấm nhập muôn nơi;

-nước tuy thấp hèn, ít ai nhớ tới, nhưng đem lại sự sống cho mọi loài.

Thưa Cha, thưa Hội Đồng,

Chúa Giê-su là dòng Nước khiêm nhường của Thiên Chúa Khiêm Nhường, đến để Tái Sinh nhân loại

 “Nước dạy chúng con phải biết sống như Chúa Giê-su Giáng Sinh:

            -Nước chảy đến đâu thì đem niềm vui đến đó và phân chia cho hết mọi người, mọi vật…nước thật vô vị lợi;

-khi chảy xuống, nước không lưỡng lự dựa vào vách đá… nước thật khiêm tốn;

-nước nhẵn nhụi nhưng cũng có thể tạo thành vực sâu ẩn kín… nước thật khôn ngoan.

-gặp chướng ngại cản lối, nước chảy vòng vòng… nước biết nhịn nhục;

-nước hoạt động ngày đêm để chiến thắng chướng ngại… nước thật kiên trì.

-dù bao nghịch cảnh, nhưng không bao giờ, không một giây phút nào, nước đánh mất đi hướng đi vĩnh cửu của mình là chảy ra biển khơi… nước ý thức cùng đích.

-và cho dù có khi vẩn đục… nước luôn cố gắng trong sạch trở lại… nước luôn canh tân chính mình.

Ước gì, mỗi chúng ta sẽ khiêm nhường mà thưa với Chúa Hài Nhi: “Lạy Chúa, không vì con ngước lên, nhưng bởi Người cúi xuống”. “Xin cho con trở nên dòng nước Giê-su khiêm nhượng, đem niềm vui, sự sống đến cho muôn người.  Amen”.

 

PM. Cao Huy Hoàng, 24-12-2018

Tác giả: PM. Cao Huy Hoàng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!