Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
PM. Cao Huy Hoàng
Bài Viết Của
PM. Cao Huy Hoàng
THỰC LÒNG THẢO KÍNH CHA MẸ
PHÚT GIAO THỪA THIÊNG LIÊNG
Bài hát LẠY ĐỨC BÀ SÀI GÒN (chung lời nguyện cầu với người Sài Gòn)
BÁNH BỞI TRỜI VÀ CON RẮN ĐỒNG HÔM NAY
CHÚA XUỐNG NHÀ CON
CHỦ ƠI, NẾU CÓ VỀ, XIN GẶP EM Ở TÂM DỊCH
Bài hát CHÚA LUÔN Ở TRONG CON
TÂM TÌNH GỬI ĐỨC THÁNH CHA
Bài hát LỜI NGUYỆN TRONG CƠN DỊCH BỆNH (Theo lời nguyện chính thức của HĐGMVN)
LỜI THẦM THÌ CỦA NHỮNG NẤM MỘ
MỘT THÁNH LỄ TẠ ƠN VÀ CHIA TAY
ĐỊA CHỈ THỰC THI LÒNG THƯƠNG XÓT
MANG TIN VUI BÌNH AN ĐẾN CHO CUỘC ĐỜI
ĐI RA VÀ RA ĐI
KHÔNG CÓ CHUYỆN “PHẦN AI, NẤY RỖI”
“PHẢI TẮM ĐỨC MẸ BẰNG RƯỢU THÔI EM À”
GIUSE, BẠN CỦA BÀ, LÀ NGƯỜI CÔNG CHÍNH
LÀM CHA MẸ GIỮA THỜI ĐẠI NGÁO ĐÁ (Nhân mừng lễ Thánh Giuse, Bổn mạng các Gia Trưởng, 19-3-2019)
THÁNH HÓA CÔNG VIỆC
PHÚT GIAO THỪA VÀ DỰ TÍNH KHÔN NGOAN
XUÂN NÀY MẸ KHÔNG VỀ !
CHUYỆN ĐỒNG HÀNH 2019
“MẸ THIÊN CHÚA” CỦA CỤ TOM
2019, MONG GÌ?
XIN ĐỪNG NÓI VỚI CHÚA… CON KẸT QUÁ!
CHÚA ĐẺ BÊN DÒNG SUỐI (Mừng Chúa Giáng Sinh 2018)
DẤU CHẤM HẾT (Suy tư Mừng Chúa Giáng Sinh)
NÓI GÌ VỚI NGƯỜI CỘNG SẢN (Suy tư nhân lễ các Thánh Tử Đạo Việt Nam)
ĐỂ TẠ ƠN CHÚA, HAY LÀ ĐỂ CHÚA TẠ ƠN CON?
LỜI TÌNH TỪ NHỮNG NẤM MỘ
MÓN KHÔN NGOAN
CON TRAI BÀ GÓA NA-IN ĐÃ CHẾT
GẮN BÓ VỚI CHÚA, VỚI GIÁO HỘI VÀ VỚI NHAU
HỒNG ÂN THĂNG THIÊN
Nhạc Phẩm Mẹ Giáo Hội
QUÀ TẶNG MỚI NHẤT CỦA CHÚA THÁNH THẦN
GỬI NGƯƠI TÌNH NHỎ (tặng những người sống đời thánh hiến)
TRONG CÙNG MỘT ĐỨC KI-TÔ CỨU THẾ
MỤC TỬ HIỀN LÀNH KHIÊM NHƯỢNG
TẬN HIẾN CHO MẸ MARIA KHIÊM NHƯỜNG
THÁNH GIÁ CHÚA ĐỒNG HÀNH SUỐT CUỘC ĐỜI TÍN HỮU

 

Từ bệnh viện Grall ở Qui Nhơn những năm 1938, cho đến khi lập gia đình, rồi bốn lần chuyển nơi ở, cho đến lúc qua đời năm 2002,  Mẹ tôi chỉ làm một nghề mà thôi: nữ hộ sinh. Niềm vui lớn lao của Mẹ là khi mỗi em bé lọt lòng, không kể lương hay giáo, Mẹ được vinh dự là người đầu tiên âm thầm ghi dấu thánh giá trên trán, với lời nguyện tắt “Xin Thánh Giá của Chúa Giêsu cứu chuộc con”.

Chị ba tôi có lần hỏi Mẹ: là giáo dân, mình có được phép làm như vậy không?. Mẹ trả lời Mẹ nghĩ là không ai cấm. Vì đó là việc làm do đức tin của Mẹ. Mẹ tin rằng việc mình xin qua một dấu chỉ, còn lại là việc Chúa làm điều Chúa muốn. Ngay cả các con, sau khi lọt lòng, lúc Mẹ vừa tỉnh dậy thì việc đầu tiên là Mẹ ghi dấu Thánh Giá trên trán các con. Và cũng “Xin Thánh Giá của Chúa Giêsu cứu chuộc con”.

Hỏi ra mới biết từ đời các cố Tây đến những năm 1950, thời các Cha người Việt tiếp quản xứ, và thịnh nhất là đời Cha Phê-rô Khổng Văn Giám, 1958, các bà mẹ ở giáo xứ tôi đã được nhắc nhở việc làm đầu tiên với trẻ sơ sinh: Ghi dấu Thánh Giá trên trán, xin ơn cứu chuộc cho con. Thời nay, các vợ chống trẻ nghe lại chuyện này xem như chuyện cổ tích, nhưng thiết nghĩ, chúng ta không nên xem thường một việc đạo đức rất bình dân, nhưng lại bắt nguốn từ giáo lý thần học thâm sâu về Thánh Giá Chúa Kitô. 

Thánh Giá Chúa đồng hành suốt cuộc đời tín hữu.  

Từ dấu Thánh Giá mà một Linh mục, Cha Mẹ và người đỡ đầu ghi trên trán trong ngày lãnh nhận bí tích rửa tội, mỗi tín hữu đã nhận lấy Thánh Giá như một quà tặng của Thiên Chúa Cha: Quà tặng có giá trị cứu rỗi. Và nhờ phép rửa, một con người cũ đã chết đi với cái chết của Chúa Giêsu trên Thánh Giá và một con người mới  đã được tái sinh trong sự phục sinh của Ngài. Mỗi tín hữu là một con người mới nhờ Thánh Giá Chúa Kitô và vì thế, không có ơn cứu rỗi nào ngoài Thánh Giá Chúa Kitô.

Cây Thánh Giá là quà tặng cứu chuộc, là cây cứu chuộc muôn dân đặng rỗi. Quà tặng cứu chuộc đã sẵn sàng. Tình yêu của Cha cho đi một cách nhưng không. Và mỗi người được ơn cứu chuộc nhờ chấp nhận quà tặng thánh giá.

Đó là xác tín của Giáo Hội và hơn thế nữa, đó phải là xác tín của mỗi tín hữu chúng ta. 

Xác tín ấy trở thành niềm vinh dự, khi mỗi tín hữu được thông phần với Thánh Giá Chúa Kitô bằng cách từ bỏ ý riêng mình, lấy đau khổ đời này làm niềm vui và niềm hy vọng cho mai sau. Như thế, mỗi tín hữu đã góp phần mình, tuy chẳng đáng-nhưng cần thiết, vào ơn cứu rỗi cho chính mình. Đúng như suy niệm của Thánh Augustin: Chúa sinh con ra không cần ý kiến của con, nhưng Chúa cứu chuộc con, cần có ý kiến của con. Việc chấp nhận chết đi để biến đổi thành con người mới, không phải đơn thuần là việc của lý luận, của lý trí, của khoa học hay y học, mà phải nói chính xác là một quyết định của Đức Tin.

Đức tin ấy là: được trở nên Kitô hữu Công Giáo là nhờ Thánh Giá Chúa Kitô, đồng nghĩa với việc chấp nhận ôm, vác Thánh Giá mà đi theo Chúa. Không ai được phép từ chối, vì đây là căn tính của Kitô hữu, căn tính của Ơn cứu Chuộc. 

Trong đời sống mỗi tín hữu, Thánh Giá vẫn luôn đồng hành để bảo đảm cho mỗi tín hữu  được ơn cứu độ. Ở bậc nào cũng có sẵn những thánh giá Chúa trao như quà tặng hồng phúc. Phải nhìn những khổ đau ở đời với con mắt đức tin mới nhận ra đó là quà tặng quí giá, bằng không, cứ tưởng là phần phạt, hoặc còn hơn thế nữa, có người cho là tà ma ám khí đeo bám suốt cuộc đời. Có người cho rằng đau khổ vì những tương quan giữa người với người là một thứ nợ đời oan gia mà không ngộ ra đó là quà tặng của Thiên Chúa: Quà Tặng Thánh Giá.

Đó là  những thánh giá bằng xương, bằng thịt, là vợ mình, chồng mình, con cái mình, bà con lối xóm, kẻ giàu người nghèo, kẻ sang người hèn, kẻ hoan hô người đã đảo… tất là đều biết nói biết cười, biết khóc biết than, biết la hét, biết nỗi giận ghen tuông, nhưng cũng biết yêu thương, tha thứ, biết sẻ chia đắng cay ngọt bùi, biết vỗ về an ủi và nhất là biết giúp nhau nên tốt nếu mỗi người chấp nhận hy sinh từ bỏ riêng mình mà tập trung cho điểm chung cần thiết nhất, đó là ơn cứu chuộc , ơn cứu chuộc của mình và của tha nhân.

Có những thánh giá bằng gỗ là sự vô tâm vô tình dững dưng của người nọ người kia, của ông to bà lớn đang đè nặng trên những người thấp cổ bé miệng.

Và cũng có những thánh giá bằng sắt, bằng đá, bằng cốt thép xi măng nặng nề đến nỗi làm cho ta tưởng như phải chối từ ngay khi chưa kịp nhìn thấy.

Có những thánh giá là một cái chết ngay tức khắc, là một cánh cửa nhà tù đang mở ra, là một quyết định phát lưu biệt xứ, là một cuộc tẩy chay, loại trừ ra khỏi cộng đoàn hiệp thông, là một cuộc thanh trừng sát hại không để lộ tông tích, là một sự đàn áp dã man không còn nhân tính, là những bức bách thể xác tinh thần đến độ mất ăn mất ngủ sinh kiệt sức đến lâm chung, là cách cai trị theo kiểu cai trị đám dân nô lệ vài ngàn năm khi nhân loại còn trong bóng đêm lạc hậu. Vâng, có quá nhiều thánh giá cho các tín hữu thời nay. Nhưng thực là vui mừng, khi không thiếu những tín hữu sẵn sàng kê vai mà vác lấy những cây Thánh Giá nặng nề, vì ơn cứu rỗi của mình và của các linh hồn. Họ là con cháu của các Thánh Tử Đạo Việt nam. 

Các tín hữu Việt Nam thời Cha Ông đã anh hùng vác thánh giá suốt cuộc đời mình qua những cuộc bức bách, đã ôm cây thánh giá vào lòng trước mặt các quan quyền, đã quì gối hôn kính Thánh Giá để chấp nhận bao cực hình cho đến chết, dứt khoát không bước qua Thánh Giá. Thánh Anre Năm Thuông, một giáo dân, đã nói “Tôi thà chịu chết. Thánh Giá tôi yêu, tôi kính, tôi thờ, tôi không thể bước qua”. Dấu Thánh Giá mà Mẹ và Mẹ Giáo Hội ghi trên trán ngày xưa , đã trở thành dấu chỉ của lòng tin vững chắc, trở thành Thập Giá thật để mỗi tín hữu chịu đóng đinh mình và vào cuộc khổ nạn với Chúa, trở thành niềm vinh dự hiến dâng của lễ đời mình cho Thiên Chúa, hiệp với lễ tế Chúa Giêsu. 

Tri ân các vị tiền nhân đã gieo trồng Hội Thánh Công Giáo Việt Nam bằng chính giọt máu, đã uống chén đau khổ Chúa Ki tô, đã trở nên bạn hiền của Thiên Chúa, mỗi tín hữu Việt nam, hơn lúc nào hết, ngay lúc nầy, noi gương các Ngài ôm Thánh Giá mà sống vui, vác Thánh Giá mà hân hoan vinh dự và sẵn sàng cùng với Thánh Giá làm chứng cho Thiên Chúa ở đoiwf nầy, và cùng Thánh Giá đi vào cõi sống muôn đời.  

Đó là điều khả thi đối với những con người điên dại vì Đức Kitô, nhưng khôn ngoan vì nắm chắc ơn cứu chuộc. Vâng, Thánh Giá,  ơn cứu Chuộc vẫn luôn đồng hành trong đời sống các tín hữu. Nhưng tôi tin, điều đó có nghĩa là, Chúa Giêsu vẫn luôn hiện diện, vẫn luôn đồng hành, vẫn đang vác và mời gọi mỗi chúng ta vác thánh giá đỡ Người. Người không để chúng ta đến mức quá sức, vì Ngài biết chúng ta yếu đuối. Điều quan trọng là  đừng từ chối vác Thánh Giá với Người. 

Bà Tươi trong GX tôi, cả đời sống với gánh cháo lòng ngày hai buổi. Bà  rất khổ cực vì chồng con, vì nợ nần, vì điều kiện thiếu thốn, nhưng bà luôn sẵn sàng mỗi khi Gx cần đến, từ những việc nhỏ nhặt nhất, bà sẵn sàng hy sinh thời giờ công sức cho việc chung và cũng rất thơm thảo với mọi người. Có lần túng quẩn,  bà đi mượn gạo, bị một bà khác mắng cho: “làm ăn không lo, cứ lo chuyện bao đồng”.

Tâm sự với Cha già về những đau khổ, Cha khuyên Bà rằng: “Khi nào người ta thấy con cực khổ, người ta nói con đau thương, người ta chê bai chỉ trích con là dại dột chấp nhận sự thua thiệt, người ta cho là con điên khùng xã thân cho chân lý, người ta loại trừ con vì con dám khản tiếng kêu gào cho người đau khổ quanh con…. mà lòng con thì ngược lại: không cảm thấy đau khổ hay tủi nhục, mà chỉ cảm nếm toàn là hân hoan bình an vui mừng vì được cống hiến,  ấy là lúc con đã ôm cây thánh giá mà sống, và con sẽ ôm cây Thánh Giá để đi vào cõi sống muôn đời. Vì như thế là con đã đồng hình đồng dạng với một Đức Kitô đã từng bị làm cho đau khổ, đã từng bị chê bai chỉ trích là điên dại, và đã từng bị kết án cách ô nhục trên thánh giá., và cuối cùng, con đã đồng hình đồng dạng với một Đức Kitô phục sinh vinh hiển”.

Cảm ơn Cha già vì lời khuyên ấy bà đã thuộc lòng và bà lại truyền đi khắp nơi cho khắp mọi người trên đường bán cháo lòng. Năm kia, bà bị một cơn bệnh ngặt nghèo kéo dài hơn 6 tháng. Và bà đã ra đi…

Như những tín hữu công giáo qua đời khác , ban trợ táng tắm rửa thi hài sạch sẽ thơm tho, mang quần áo trắng tinh, rồi đặt thi hài nằm trên giường, mắt hướng về bàn thờ. Sau đó, đặt vào tay thi hài Bà một Cây Thánh Giá , và một cỗ tràng hạt .

Viếng xác Bà, nhìn tay bà cầm cây Thánh Giá, tôi tin bà đã ôm Cây Thánh Giá Chúa Giêsu trong đời, đã vác Thánh Giá trong đời với Chúa Giêsu và tôi tin, bà cũng sẽ cùng Thánh Giá Chúa Giêsu đi vào cõi sống muôn đời.  

Thánh Giá Chúa Giêsu luôn đồng hành trong suốt cuộc đời mỗi tín hữu. Đặc biệt những ngày nầy, các Tín Hữu Việt Nam không thể quên Đức Cố Hồng Y Phanxicô Xavie Nguyễn Văn Thuận, một chứng nhân vác Thập Giá Chúa Kitô trong thời đại chúng ta, Ngài cũng đã ôm Thánh Giá Chúa mà về cõi sống thu. Xin  Ngài nguyện giúp cầu thay danh Chúa được vinh hiển trên quê hương này, nhờ việc mọi thành phần dân Chúa cùng vác Thánh Giá với Chúa Giêsu trong giai đoạn khó khăn nầy. 

 Lạy Chúa Giêsu, trong đời tín hữu của con, Thánh Giá Chúa cũng đồng hành với con để con được cứu chuộc. Xin cho con biết suy tôn, yêu mến, tri ân, và sẵn lòng vác Thánh Giá với Chúa. Con tin là phần của con nhẹ thôi. Phần nặng Chúa đã vác cả rồi.

A men.  

Pm. Cao Huy Hoàng

13-9-2010

Tác giả: PM. Cao Huy Hoàng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!