Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Thành Long
Bài Viết Của
Lm. Nguyễn Thành Long
ĐỐ VUI NĂM MẬU TUẤT – 2018
ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA
MẸ FATIMA - MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Một Đức Kitô “rất Chúa” và cũng “rất người”
Thánh sử Mathêu - 21.9 - BỨC TRANH ĐỔI ĐỜI TUYỆT ĐẸP
Lễ thánh Monica: BÀ MẸ CÔNG GIÁO ANH HÙNG
TIỆC LY - BỮA TIỆC CỨU ĐỘ (Thứ Năm Tuần Thánh)
TRI ÂN NGƯỜI CỨU MẠNG
MÙNG 2 TẾT - MẮC NỢ MẸ CHA
MỒNG MỘT TẾT - XUÂN TẠ ƠN VÀ CẦU BÌNH AN
Đấu nào ta đang đong cho Chúa và cho tha nhân?
Tôi đang làm chứng hay phản chứng về đạo?
Lần Chuỗi Mân Côi – một việc đạo đức đang bị giới trẻ “xếp xó”
Nước Thiên Chúa – Nước vĩnh hằng
‘MÃN TANG’ HỒNG ÂN LINH MỤC (Bài chia sẻ dịp Tạ Ơn 3 năm Linh Mục - Khóa 9, Gp. Phan Thiết)
Thứ Sáu Tuần Thánh - Suy tôn Thánh Giá và hôn chân Chúa
Lễ kính Thánh Giuse “THÁNH GIUSE GỒM NO MỌI NHÂN ĐỨC”
LÀM MỚI ĐỀN THỜ TÂM HỒN
LỜI CẦU XIN ĐẸP LÒNG CHÚA
LO LẮNG THÁI QÚA LÀ THIẾU LÒNG TIN
ĐỨC KITÔ - VỊ LƯƠNG Y THỨ THIỆT
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
Đến với Chúa nhờ Ánh Sáng Trời Cao soi dẫn
Virus hủy hoại Gia Đình - Tế Bào của Xã Hội
CỦA LỄ DÂNG CHÚA HÀI NHI
XIN ĐƯỢC PHỤNG SỰ VUA GIÊSU
CÁC LINH HỒN NƠI LUYỆN NGỤC ĐANG CẦN NHỮNG THỨ GÌ?
DU LỊCH TƯỞNG NHỚ
Liệu ta có bị ai thế chỗ trong Nước Trời?
NICKNAME CỦA CHÚA GIÊSU
BÀI HỌC THIẾT THỰC TỪ THẦY GIÊSU
QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA Ở TRÊN TRỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
PHỤC SINH – BIẾN CỐ VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
Hành trình Thương khó của Chúa Giêsu
Nối kết với Chúa Giêsu là Nguồn ban Sự Sống
Yêu thương thù địch - điều không dễ chút nào
CUỘC CÁCH MẠNG VỀ LỀ LUẬT
50 CÂU ĐỐ VUI NĂM CON NGỰA (GIÁP NGỌ)
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
NHỮNG CÁI CHẾT BẤT NGỜ GIỮA MÙA XUÂN

(Bài chia sẻ lễ An Táng anh G.B Đoàn Thanh Xuân và anh Phêrô Đoàn Công Phụng - 21.01.2012)

Kính thưa quý ông bà anh chị em!

Một vị thần mà ai cũng mong được gặp, bất luận họ thuộc tôn giáo nào đi nữa, nhất là dịp đầu năm mới ai cũng mong được ông thần này viếng thăm, đó là ông Thần Tài. Nhưng cũng có một vị thần mà chẳng mấy ai muốn gặp bao giờ, đó là ông Thần Chết. Có điều nghiệt ngã là dầu chẳng ai muốn tí nào, thì ông thần này vẫn cứ đến, không sớm thì muộn, không trước thì sau. Ông thường đến rất bất lịch sự, có khi đến vô duyên, vô lý. Ai cũng phải gặp ổng. Nói được là trong tất cả các vị thần, Thần Chết là vị thần không bao giờ thất nghiệp. Khi nào cũng có người chết, nên khi nào ông cũng có việc đều đều, nhất là ông thần chết đặc trách về tai nạn giao thông thì không khi nào hết việc. Cũng vì thế mà Thần Chết bị stress thường xuyên. Mỗi năm gần 12 ngàn người phải nộp mạng cho ông thần này. Giáo xứ chúng ta nay phải nộp cho ổng 2 mạng.  

Kính thưa cộng đoàn! Anh GB đây, mới 23 tuổi đời, tuổi thanh xuân, đúng như tên gọi rất đẹp của anh : Thanh Xuân. Anh từ giã cõi đời ở độ tuổi thanh xuân và lại giữa mùa xuân. Khi mà mọi người, mọi nhà đang háo hức chào Xuân đón Tết, thì anh lại đột ngột ra đi không một lời từ biệt, để lại bao tiếc nuối khôn nguôi. Còn anh Phêrô, tuổi đời của anh cũng còn rất trẻ: 24. Cái tên của anh cũng rất ấn tượng, thuộc hàng tứ Linh: Phụng (Long Li Qui Phụng). Phụng mà lại là Công Phụng nữa, tức là Phượng Hoàng trống. Nhưng nay, trước thềm năm Rồng (Long), Phượng Hoàng (Phụng) đã ra đi để nhường chỗ cho Anh Rồng. Phượng Hoàng ra đi mà không một lời báo trước, làm cho gia đình anh, giáo xứ anh, người yêu của anh, và bao người khác ngẩn ngơ thương tiếc. Đây là lần đầu tiên trong giáo xứ có hai đám tang cùng một ngày một giờ: trùng táng. Mà lại là anh em con chú bác. Có người bảo rằng hai anh em không thích ăn Tết cõi trần, nên rủ nhau xuống ăn Tết cõi âm. Có người lại bảo chết có anh có em xuống dưới cũng đỡ buồn…. Dù nói gì đi nữa thì cái chết của anh Phêrô và anh G.B vẫn là một mất mát lớn lao cho gia đình, gia tộc và cho cả giáo xứ. Theo thống kê cuối năm 2011 vừa qua, giáo xứ chỉ có 780 giáo dân. Nay Chúa lấy mất 2, còn lại có 778 người. Có lẽ từ giờ trở đi, phải ra lệnh cấm… chết đối với những người trẻ. Những ai từ 80 trở lên mới được phép chết. Giáo xứ sẽ gởi kiến nghị này lên cho thánh Phêrô !?

Nói cho vui vậy thôi, thưa quý ÔBACE, chết là một tất yếu của phận người. Đã làm người ai cũng phải chết. Trẻ chết, già chết, giàu chết, nghèo chết, khôn chết, dại chết… chết ‘ráo’ hết. Chúa Giêsu, vì mang thân phận con người nên Ngài cũng phải trải qua cái chết. Dẫu biết vậy, nhưng chết là thảm kịch, là thất bại đau đớn nhất đối với con người, vì con người là sinh vật có ý thức cao nhất về sự sống và luôn khát khao được trường sinh bất tử. Đau hơn nữa là cái chết thường đến bất ngờ, không mấy khi báo trước. Nó đặt người ta vào trong thế bị động, phá tan mọi kế hoạch, phũ phàng đến tận cùng.

Tối qua, khi xuống nhà dưới an ủi bà ngoại của anh Phêrô, tôi nghe bà thổn thức: “Cha ơi, con xin Chúa được chết thay cho cháu mà Chúa không nhận lời. Con thương mấy đứa cháu của con lắm”. Thực sự không ai chết thay cho người khác được. Dù có muốn, dù có xin. Chúa gọi ai thì người đó phải dạ. Âu đó là huyền nhiệm của sự chết.

“Tuy nhiên, trong Đức Kitô, mầu nhiệm sự chết được tỏ lộ. Chết là bước chuyển tiếp của cuộc sống con người, từ cuộc sống trần thế vào cuộc sống vĩnh cửu. “Sự sống không mất nhưng chỉ đổi thay”, chúng ta vẫn thường hát như thế mỗi khi có đám tang. Nên, nếu sự chết là điều ghê sợ nhất trong kiếp người, thì Mầu Nhiệm Vượt qua - chết và sống lại - của Đức Kitô cùng với ơn cứu độ mà Người thực hiện trong Mầu nhiệm này, lại là điều đem đến cho chúng ta niềm an ủi lớn lao nhất, niềm cậy trông vững vàng nhất.

Người Kitô hữu không chỉ tin có linh hồn bất tử, có sự sống vĩnh cửu, mà còn xác tín vào sự phục sinh thân xác. Cũng như mọi người, họ cũng sợ chết, sợ cuộc sống này sẽ chóng qua đi. Nhưng họ dám đón nhận cái chết trong sự an bình, nhờ niềm tin vào Thiên Chúa. Họ xác tín có sự sống đời sau, nên xem nhẹ cái chết. Họ tin vào ơn cứu độ, vào sự sum vầy cùng với chư thánh trên Thiên quốc, nên ngay trong sự đau đớn của cái chết, họ vẫn bộc lộ nét hân hoan thanh thản” (x. Sự Chết, Lm G.B Nguyễn Hồng Uy).  

Cây cối sẽ không nảy lộc đâm chồi, nở nhuỵ đơm hoa trong mùa xuân ấm áp, nếu không trải qua mùa đông giá lạnh. Trần thế là Mùa Đông. Thiên Đàng là Mùa Xuân. Mùa Đông trần thế có giới hạn, còn Mùa Xuân Thiên Quốc là vĩnh hằng, là bất diệt. Vì thế Mùa Đông thế trần cũng là thời gian mà chúng ta cần nghĩ về sự chết, để từ việc nghĩ về sự chết, chúng ta sẽ dễ dàng nhìn thấy căn nguyên sự sống và sự sống lại của ta trong chính Đức Giêsu Kitô, Chúa của Mùa Xuân trường cửu, Đấng đã chết nhưng đã sống lại.

“Ai không nghĩ đến cái chết, sẽ không biết sống như thế nào. Ai không liên kết cái chết của mình với cái chết của Con Thiên Chúa, cũng sẽ không nối kết được sự sống lại của Người vào trong sự sống lại của bản thân, và dễ dàng đánh mất hướng sống. Hôm nay ta chưa chết, nhưng một ngày kia ta sẽ ra đi. Do vậy, hôm nay ta cần phải chết; chết đi cho những nết xấu, để sống cho những nhân đức; chết đi cho tội lỗi, để trở về đời sống ân sủng; chết đi cho những ích kỷ nhỏ nhoi, để sống một đời quảng đại, vị tha… Chính những cái chết như thế sẽ làm cho cái chết cuối cùng của ta nên “nhẹ như lông hồng”, giúp ta hân hoan bước vào cõi sống ngàn thu với Thiên Chúa chúng ta. Amen” (Sự Chết, Lm G.B Nguyễn Hồng Uy).

Rạng, 21.01.2011 (28 Tết)

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Tác giả: Lm. Nguyễn Thành Long

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!