Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Thành Long
Bài Viết Của
Lm. Nguyễn Thành Long
ĐỐ VUI NĂM MẬU TUẤT – 2018
ĐƯỜNG GIÊSU – ĐƯỜNG VỀ NHÀ CHA
MẸ FATIMA - MẸ CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT
Một Đức Kitô “rất Chúa” và cũng “rất người”
Thánh sử Mathêu - 21.9 - BỨC TRANH ĐỔI ĐỜI TUYỆT ĐẸP
Lễ thánh Monica: BÀ MẸ CÔNG GIÁO ANH HÙNG
TIỆC LY - BỮA TIỆC CỨU ĐỘ (Thứ Năm Tuần Thánh)
TRI ÂN NGƯỜI CỨU MẠNG
MÙNG 2 TẾT - MẮC NỢ MẸ CHA
MỒNG MỘT TẾT - XUÂN TẠ ƠN VÀ CẦU BÌNH AN
Đấu nào ta đang đong cho Chúa và cho tha nhân?
Tôi đang làm chứng hay phản chứng về đạo?
Lần Chuỗi Mân Côi – một việc đạo đức đang bị giới trẻ “xếp xó”
Nước Thiên Chúa – Nước vĩnh hằng
‘MÃN TANG’ HỒNG ÂN LINH MỤC (Bài chia sẻ dịp Tạ Ơn 3 năm Linh Mục - Khóa 9, Gp. Phan Thiết)
Thứ Sáu Tuần Thánh - Suy tôn Thánh Giá và hôn chân Chúa
Lễ kính Thánh Giuse “THÁNH GIUSE GỒM NO MỌI NHÂN ĐỨC”
LÀM MỚI ĐỀN THỜ TÂM HỒN
LỜI CẦU XIN ĐẸP LÒNG CHÚA
LO LẮNG THÁI QÚA LÀ THIẾU LÒNG TIN
ĐỨC KITÔ - VỊ LƯƠNG Y THỨ THIỆT
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
Đến với Chúa nhờ Ánh Sáng Trời Cao soi dẫn
Virus hủy hoại Gia Đình - Tế Bào của Xã Hội
CỦA LỄ DÂNG CHÚA HÀI NHI
XIN ĐƯỢC PHỤNG SỰ VUA GIÊSU
CÁC LINH HỒN NƠI LUYỆN NGỤC ĐANG CẦN NHỮNG THỨ GÌ?
DU LỊCH TƯỞNG NHỚ
Liệu ta có bị ai thế chỗ trong Nước Trời?
NICKNAME CỦA CHÚA GIÊSU
BÀI HỌC THIẾT THỰC TỪ THẦY GIÊSU
QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA Ở TRÊN TRỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CỦA ĐỨC KITÔ PHỤC SINH
PHỤC SINH – BIẾN CỐ VÔ TIỀN KHOÁNG HẬU
Hành trình Thương khó của Chúa Giêsu
Nối kết với Chúa Giêsu là Nguồn ban Sự Sống
Yêu thương thù địch - điều không dễ chút nào
CUỘC CÁCH MẠNG VỀ LỀ LUẬT
50 CÂU ĐỐ VUI NĂM CON NGỰA (GIÁP NGỌ)
Ý nghĩa của biến cố Chúa chịu Phép Rửa
“YÊU THƯƠNG LÀ THẾ ĐÓ”

Chúa Nhật 24 Thường Niên C

Cao điểm của Phụng vụ Lời Chúa hôm nay là Dụ ngôn người cha nhân hậu, một trong những dụ ngôn đẹp nhất của Tin mừng. Có thể gọi đó là “Tin mừng” của Tin Mừng. Tin mừng về một Thiên Chúa là cha giàu lòng nhân hậu yêu thương. Dụ ngôn hé mở cho chúng ta thấy 4 nét lớn của lòng nhân hậu yêu thương đó.

- Nét thứ nhất của lòng nhân hậu yêu thương là hoàn toàn tôn trọng tự do của con cái. 

Có người cho rằng người cha này quá dễ dãi khi người con đòi chia gia tài là ông đồng ý ngay. Tuy nhiên việc người cha chia gia tài nói lên rằng ông đối xử với con, không như với một đứa trẻ, mà như một người trưởng thành. Ông hoàn toàn tôn trọng tự do và quyết định của con, dẫu biết rằng rất có thể đứa con sẽ lạm dụng tự do để xúc phạm đến mình. Theo tập tục Do Thái, người ta chỉ chia gia tài khi cha mình đã qua đời. Đòi chia gia tài khi cha mình còn sống là một sự xúc phạm nặng nề. Rõ ràng ở đây, người con thứ đã làm một việc trái với luân thường đạo lý. Hơn nữa, khi được chia gia tài rồi, không phải anh đã dùng gia tài này để làm ăn buôn bán, đầu tư chứng khoán, gởi ngân hàng, hay làm từ thiện…., mà là để ăn chơi cho thoã chí tang bồng. Biết trước như thế, nhưng người cha vẫn tôn trọng quyết định của anh.

Thiên Chúa cũng thế. Ngài là Đấng tự do tuyệt đối, nên Ngài luôn tôn trọng tự do của con người. Dẫu biết rằng con người có thể sử dụng tự do để chống lại cả Thiên Chúa, sử dụng tự do để bội phản Ngài. Và đây chính là nét thứ nhất nói lên lòng nhân hậu yêu thương của Thiên Chúa.

- Nét thứ hai của lòng nhân hậu yêu thương là kiên nhẫn đợi chờ trong thương nhớ. 

Chia gia tài cho con, không phải để nó đi cho rảnh nợ, cho khuất mắt là xong. Trái lại, khi con mình đi rồi, ông luôn thao thức, nhớ thương và ngóng trông con trở về. Ông không hề nhớ tới sự xúc phạm của con, mà chỉ nhớ thương con. Nhớ thương đến mỏi mòn. Ông trăn trở lo âu về số phận của con, nhất là khi có nạn đói xảy ra. Không biết giờ này con mình ở đâu, có ai cho nương tựa hay không, có bình an khoẻ mạnh hay không,…. Biết bao nhiêu câu hỏi cứ quay cuồng trong tâm trí, khiến nhiều đêm ông không sao ngủ được. Chắc hẳn sự thương nhớ và trông mong phải nhiều lắm lắm thì ông mới có thể trực giác thấy con mình từ rất xa khi nó trở về, như thánh Luca mô tả : “Khi anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy” (Lc 15, 20). Và đây cũng chính là nét thứ hai làm nên dung mạo của một Thiên Chúa nhân hậu yêu thương : kiên nhẫn đợi chờ.

- Nét thứ ba của lòng nhân hậu yêu thương là bao dung tha thứ.

Khi thấy con trở về, ông đã chạy ra ôm lấy cổ, không phải để vật nó xuống và đánh cho nó một trận cho bỏ ghét, hay ít ra lườm cho nó mấy cái, rồi chiến tranh lạnh…, nhưng là để “hôn lấy hôn để”. Rõ ràng ông không hề nghĩ tới hình phạt, mà chỉ muốn tha thứ và thứ tha. Tha thứ ngay khi đứa con xúc phạm vì đã đòi chia gia tài lúc mình con sống, thứ tha ngay khi nó phung phá hết tài sản mồ nước mắt mà mình đã tích luỹ một đời. Và khi người con trở về, dường như ông đã quên đi tất cả quá khứ tội lỗi của con, cũng chẳng để cho con xưng thú hết những lỗi phạm của mình.

Bốn hành động xảy ra liên tiếp : chạy ra, ôm cổ, hôn lấy hôn để, sai gia nhân… “Chạy ra, ôm cổ” là những hành động diễn tả niềm vui được gặp lại con mình. Nếu không vui chắc chắn ông không hành động như thế. “Hôn” ở đây là một cử chỉ nói lên sự tha thứ hoàn toàn.

Đức cố Hồng Y F.X Nguyễn Văn Thuận có kể lại câu chuyện như sau : Một bà cụ nọ thường đến gõ cửa phòng Cha xứ, kể cho ngài nghe rằng đêm qua Chúa mới hiện ra với bà. Để làm bà nản lòng đừng đến nữa, Cha xứ bảo : “Lần sau, nếu Chúa có hiện ra, bà hãy hỏi Ngài ‘Cha xứ con có tội gì nặng nhất ?’, sau đó tới nói cho tôi nghe”. Mấy ngày sau, bà cụ không đến nữa. Cha xứ mừng thầm vì bà đã trúng kế của ngài. Nhưng một tuần sau đó, bà cụ trở lại.

- Thưa Cha, tối hôm qua Chúa lại hiện ra với con.

- Thế bà có hỏi Ngài không ?

- Thưa có chứ.

Cha xứ bắt đầu hồi hộp :

- Bà hỏi thế nào ?

- Thì con hỏi y như Cha đã bảo: “Cha xứ con có tội gì nặng nhất?”

Cha xứ càng hồi hộp thêm :

- Vậy Chúa có trả lời không ?

- Có chứ.

Bây giờ thì cha xứ lo lắng thật sự :

- Chúa nói sao ?

- Chúa nói : “Ta đã quên hết rồi”

Cha xứ thở phào nhẹ nhỏm.

Thiên Chúa “yêu thương là thế đó” ! Ngài không bao giờ nhớ tội của ta. Ngài tha thứ cho ta cả trước khi ta xin lỗi. Ngài đi tìm ta trước khi ta trở về. Ngài yêu thương cả trước khi ta biết Ngài. Đó cũng là nét thứ 3 của lòng nhân hậu yêu thương của Ngài.

- Nét thứ bốn của lòng nhân hậu yêu thương là quảng đại cho đi không tính toán. 

Không chỉ dừng lại ở chổ tha thứ, ông còn cho lại đứa con tất cả: một chiếc áo hàng hiệu mới, một chiếc nhẫn hạt xoàn mới, một đôi giầy Bitis mới, và một bữa tiệc linh đình. Vinh dự còn lớn hơn cả trước khi ra đi. Ông cho đi nhiều đến độ có người muốn đặt tên cho dụ ngôn này là dụ ngôn “người cha phung phí”. Phung phí của cải, nhất là phung phí tình thương và lòng nhân hậu đối với người con đi hoang. Lòng nhân hậu yêu thương ấy không chỉ được thể hiện đối với người con thứ mà còn đối với người con cả và cả đối với người làm công. Và đây chính động lực giúp cho người con thứ hoán cải ăn năn và quyết tâm trở về.

Vâng, người cha ấy không gì khác hơn chính là hình ảnh của Thiên Chúa. Quả vậy, Thiên Chúa đã yêu thương nhân loại chúng ta bằng một tình yêu nhân hậu vô biên. Ngài yêu thương tôn trọng tự do của con người, dẫu biết con người có thể lạm dụng tự do ấy để làm những điều xấu, ngay cả việc chống lại Ngài. Rồi khi con người “đi hoang”, Ngài kiên nhẫn chờ đợi và làm mọi cách để đưa con người lầm lạc trở về, kể cả việc hy sinh chính Con Một của mình, chỉ đơn giản vì : “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối để được sống” (Êd 18, 23). Và rồi một khi con người biết hoán cải trở về, Ngài còn phục hồi cho họ gấp ngàn lần hơn : danh dự, địa vị, phẩm giá, tự do, v,v…

Chúng ta cũng được mời gọi sống như Ngài, nghĩa là biết quảng đại tha thứ cho nhau, và trên cả sự tha thứ là biết vui mừng đón nhận những người lầm lỗi sa ngã trở về. Đồng thời biết yêu thương và sẵn sàng giúp họ hòa nhập, thay vì loại trừ hay xa lánh họ. Có như thế chúng ta mới ngày một trở nên hoàn thiện như Chúa Cha trên trời là Đấng hoàn thiện. Amen.

Lm. Giuse Nguyễn Thành Long

Tác giả: Lm. Nguyễn Thành Long

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!